Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Đạo đức

Tải về

Mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Đạo đức là mẫu biên bản nhận xét sách giáo khoa theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT do Tổ chuyên môn các trường họp bàn lựa chọn. Bên cạnh đó, Hoatieu còn chia sẻ thêm file word, File PowerPoint giới thiệu Sách giáo khoa Đạo đức lớp 4, thuyết minh chọn sách qua biên bản họp lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 của tổ chuyên môn. Mời các bạn tham khảo.

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Đạo đức

TRƯỜNG TH: ………………..

TỔ: ……………………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….…

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….…

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: ĐẠO ĐỨC 4 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên) – Đỗ Tất Thiên (Chủ biên) – Nguyễn Chung Hải – Nguyễn Thị Diễm My – Huỳnh Tông Quyền – Nguyễn Thị Hàn Thy

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Đạo đức 4 - Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Đạo đức 4 – Cánh Diều trình bày rõ ràng các chủ đề nội dung, các mạch chủ đề sắp xếp hợp lí. Nội dung kiến thức gần gũi, nhiều hình ảnh trực quan, nội dung sáng tạo, các bài hát, câu thơ, cao dao tục ngữ thân thuộc gắn với cuộc sống hằng ngày; nhiều tình huống, trường hợp hấp dẫn đối với học sinh tiểu học.

Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các bài học trong sách được thiết kế thành 8 chủ đề với 12 bài học. Các chủ đề, bài học trong sách được sắp xếp trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo đi từ dễ đến khó, dễ học, dễ vận dụng vào trong cuộc sống thực tế, chú trọng đến các yếu tố có khả năng mang đến sự hứng thú, khơi gợi cảm xúc đạo đức. Học sinh sẽ tìm hiểu các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật và kĩ năng sống thông qua các hoạt động như: quan sát tranh ảnh; kể chuyện theo tranh; thảo luận

Ví dụ: bài 6: Em tích cực tham gia lao động trong phần Khởi động Nghe hoặc hát bài Cái Bống và trả lời câu hỏi. Học sinh được nghe bài hát trên thấy được việc làm đáng khen gợi của Bống, Bống đã biết giúp mẹ sảy, sàng gạo để mẹ nấu cơm, khi trời mưa Bống đã gánh đỡ mẹ. Việc này giúp học sinh khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống; đồng thời tạo tâm thế tích cực cho các em chuẩn bị tiếp thu bài mới.

Ví dụ: bài 12: Em thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong phần Khám phá 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Học sinh được quan sát các tranh gắn liền với thực tế hằng ngày nói đến quyền của trẻ em. Các hình ảnh sinh động, gần gũi dễ hiểu dẫn dắt học sinh tìm hiểu các quyền của trẻ em.

Ở phần Luyện tập 3 bài 12 tình huống 1: An có năng kiếu và đam mê vẽ tranh nhưng bố mẹ lại đăng kí cho An lớp học đàn. Nếu là An, em sẽ ứng xử như thế nào?

Đây là những hình ảnh, tình huống, câu chuyện rất gần gũi với học sinh ở các địa phương khác nhau.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Khởi động, Khám phá ( quan sát tranh ảnh; kể chuyện theo tranh; thảo luận;... ) Luyện tập và Vận dụng. Các hoạt động của bài học đa dạng với nhiều dạng khác nhau giúp học sinh học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Các hoạt động trong sách thiết thực với học sinh trong mỗi bài học. Bên cạnh các hoạt động khác, hoạt động Khởi động và hoạt động Khám phá giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học được hướng dẫn theo tiến trình nhận thức của học sinh. Để giúp các em biết mình sẽ học cái gì và học như thế nào thì mỗi hoạt động được thể hiện bằng kí hiệu như logo quan sát, logo thực hành, logo luyện tập và logo vận dụng.

Qua những hoạt động yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, đọc thông tin, câu chuyện, xử lí tình huống ở cả 8 chủ đề đã giúp HS hình thành thành phần năng lực, phẩm chất.

Qua các hoạt động Luyện tập và Vận dụng giúp HS Củng cố, rèn luyện để phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống đã được hình thành ở phần Khám phá, hướng dẫn các em thực hiện những chuẩn mực đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống đã học thông qua thực hành một số hoạt động, việc làm cụ thể gắn với cuộc sống thực tiễn.

Cuối bài học là Lời khuyên dưới dạng các câu thơ, cao dao, tục ngữ giúp các em dễ nhớ và dễ thực hiện.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Mỗi bài học đều có bốn bước: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp dạy và học được đề xuất trong SGK Đạo đức 4 đa dạng và dễ áp dụng như: phương pháp kể chuyện, phương pháp dạy học hợp tác (hay còn gọi là phương pháp làm việc theo nhóm), phương pháp dạy học bằng tính huống, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học bằng trò chơi, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp dạy học trực quan.

Với mỗi vấn đề cần tìm hiểu để sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, thậm trí sử dụng cùng một phương pháp nhưng mức độ đòi hỏi HS phải tự lực thực hiện là khác nhau để phù hợp với HS.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ đề nội dung kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau, và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

Ví dụ trong bài 11: Em quý trọng đồng tiền, nội dung kiến thức phong phú, gần gũi gắn liền với cuộc sống hằng ngày của học sinh. Các hoạt động tham gia trò chơi, quan sát tranh, đọc thông tin, bày tỏ ý kiến, xử lí tình huống giúp giáo viên dễ dàng dạy, học sinh hào hứng vì nội dung gắn liền với thực tiễn.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các nhiệm vụ học tập của học sinh từ câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập sau đó vận dụng vào thực tế. Các câu hỏi hình thành kiến thức có nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi đơn giản, đến yêu cầu học sinh làm bảng biểu, vẽ lại, thiết kế, xây dựng bảng nội dung,... Trong hoạt động Luyện tập và Vận dụng ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi mức độ vận dụng của học sinh là khác nhau.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương. Các hình ảnh trong sách thể hiện được văn hoá các vùng miền khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung theo yêu cầu cần đạt.

Các mạch nội dung trong sách có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của nhà trường. Cách tiếp cận nội dung, nội dung học tập có thể linh hoạt với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Có nhiều các phương tiện dạy học môn Đạo đức 4 dễ làm, dễ dạy. Ví dụ như các phương tiện in, vẽ, tranh minh hoạ, các loại phiếu học tập, phiếu giao việc, các phương tiện nghe, nhìn hoặc giáo viên có thể tự làm đồ dùng dạy học môn Đạo đức theo nội dung từng bài.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách Đạo đức 4 có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Đạo đức 4 có nhắc nhở ở lời mở đầu, thiết kế chặt chặt chẽ, hợp lí để học sinh không viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như sách giáo viên, vở bài tập, sách điện tử.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các Website:

https://hoc10.vn/

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Đạo đức 4 – Cánh Diều của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Đỗ Tất Thiên (Chủ biên), Nguyễn Chung Hải, Nguyễn Thị Diễm My, Huỳnh Tông Quyền, Nguyễn Thị Hàn Thy để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

2. Giới thiệu sách giáo khoa Đạo đức lớp 4

Sách giáo khoa Đạo đức lớp 4 được lựa chọn và giới thiệu dưới đây là bộ sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo.

2.1. Về mục tiêu của sách

Giới thiệu sách giáo khoa Đạo đức lớp 4
Giới thiệu sách giáo khoa Đạo đức lớp 4

- Sách giáo khoa (SGK) Đạo đức 4 được biên soạn nhằm đáp ứng mục tiêu góp phần hình thành, phát triển ở học sinh (HS):

+ Các Phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

+ Các Năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Các Năng lực đặc thù của môn Đạo đức như: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

+ Các yêu cầu cần đạt theo từng chủ đề đã được quy định.

2.3. Về cấu trúc sách

- Để đạt được các mục tiêu đề ra, trên cơ sở 8 chủ đề trong Chương trình môn Đạo đức lớp 4, tác giả đã thiết kế thành 12 bài học.

- 12 bài học này thể hiện 4 mạch nội dung của môn Đạo đức ở Tiểu học: Giáo dục Đạo đức; Giáo dục Kĩ năng sống; Giáo dục Pháp luật; Giáo dục Kinh tế; được thực hiện trong 35 tiết/năm học, 1 tiết/tuần.

Mạch nội dung

GD Đạo đức

GD KNS

GD Kinh tế

GD pháp  luật

Ôn tập

Theo quy định

55% (19.25 tiết)

15% (5.25 tiết )

10% (3.5 tiết )

10% (3.5 tiết)

10% (3.5 tiết)

Thực tế thiết kế

51.4% (19 tiết,  Bài 1- 8)

17.14% (6 tiết, Bài 9 – 10)

8.5.7% (3 tiết Bài 11)

8.5.7% (3  tiết, Bài 12)

11.4% (4 tiết)

2.4. Những điểm mới của sách

1. Các bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 4 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Sách có Cấu trúc thống nhất gồm 4 phần/mạch: 

Khởi động: Để bắt đầu bài học nhằm thu hút học sinh, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới, nhằm khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm của HS với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, các mối quan hệ kinh tế - xã hội và kĩ năng sống;

Phần này thường được thực hiện thông qua các hoạt động: tham gia trò chơi đoán nghề qua gợi ý, bịt mắt tìm đồ vật, sóng xô, bắn tên, kể tên các ngày lễ, tết, nghe hoặc hát bài hát; quan sát hình ảnh; đọc bài thơ; chia sẻ cùng bạn...

Khám phá: Nhằm khám phá các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật, kinh tế và kĩ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm như: quan sát tranh ảnh; kể chuyện theo tranh; thảo luận; xử lí tình huống;... phản ánh nội dung bài học,…

Trên cơ sở nội dung bài học, GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS: quan sát, trao đổi, thảo luận, chia sẻ,… với các câu hỏi khai thác nội dung câu chuyện,… từ đó HS cùng nhau xây dựng lên kiến thức bài học. Với cách thiết kế như trên, các bài học trong sách Đạo đức 4 không cung cấp sẵn kiến thức cho HS, mà được thiết kế thành các hoạt động học tập, thông qua đó, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, HS được trải nghiệm để tự khám phá, phát hiện, tự hình thành lên kiến thức bài học cho mình.

VD: Bài 5 “Em yêu lao động”, có câu chuyện “Túi lúa mì”, nói về việc Gà Trống yêu lao động, cần cù, chăm chỉ lao động; còn Crúc và Véc lười làm, ham ăn nên không nhận được thành quả lao động, không được Gà Trống mời ăn bánh

Luyện tập: Gồm các bài tập tự luận, tình huống, trắc nghiệm, sắp xếp quy trình, đưa lời khuyên… nhằm củng cố, rèn luyện học sinh theo các nội dung đã được thực hiện trong phần Khám phá, tạo điều kiện cho học sinh tăng cường rèn luyện, để hình thành, phát triển các năng lực cần thiết theo yêu cầu của mỗi bài học

Hình thành thái độ và cảm xúc với các hành vi CMĐĐ, KNS, CM pháp luật

Vận dụng: Nhằm tạo điều kiện cho HS thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng bài học vào đời sống thực tiễn ở trong giờ học cũng như ngoài giờ học, thông qua các bài tập yêu cầu vận dụng.

VD Bài 10 “Em nuôi dưỡng mối quan hệ với bạn bè” có bài tập vận dụng “Em hãy chọn những bông hoa đẹp để tạo thành bình hoa Tình bạn”, thông qua hoạt động này, các em rèn luyện nhằm duy trì để có mối quan hệ tốt với bạn bè ở trường học, làng xóm, khối phố.

2. Nội dung các bài học trong SGK Đạo đức 4 tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. 

- Các bài học trong SGK Đạo đức 4 sử dụng đa dạng các PPDH và KTDH hiện đại. Có PPDH chính, PPDH bổ trợ. Được thiết kế cụ thể trong bài thành các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: Đọc câu chuyện, kể chuyện theo tranh, quan sát tranh; thảo luận; bày tỏ thái độ;… tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, xóa bỏ cách dạy thuyết lí, áp đặt học sinh.

- Thông qua các hoạt động học tập, HS được trực tiếp tham gia, là chủ thể của các hoạt động; HS sẽ hứng thú, tích cực, chủ động trong học tập, làm cho giờ học Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi động, hấp dẫn.

3. Sách giáo khoa Đạo đức 4 quán triệt xuyên suốt tư tưởng của bộ sách giáo khoa Cánh Diều “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”.

- Toàn bộ nội dung bài học đều được xây dựng từ thực tiễn cuộc sống; phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 4, phù hợp với xã hội Việt Nam hiện nay, với đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, với điều kiện của nhà trường.

- Đồng thời nội dung các bài học lại được thực hành, vận dụng trong cuộc sống, thông qua các các hoạt động Luyện tập và Vận dụng.

4. Các bài học trong sách thể hiện tính đa dạng vùng miền, không mang định kiến giới, định kiến dân tộc.

SGK Đạo đức 4 luôn quán triệt quan điểm không định kiến vùng miền, giới, dân tộc:

- Có hình ảnh, câu chuyện miền Bắc, miền Trung, miền Nam, miền núi, biên giới, hải đảo, đồng bằng, thành phố.

- Các hình ảnh trong sách cũng có hình ảnh người kinh và hình ảnh người dân tộc ít người.

5. Các bài học trong sách thể hiện được yêu cầu về đổi mới đánh giá.

- Nội dung các câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học trong sách Đạo đức 4 được thiết kế theo hướng mở, phù hợp với định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh, cũng như đánh giá được kết quả giáo dục với các mức độ khác nhau; đồng thời giúp GV trong đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình.

- Với hệ thống câu hỏi mở trong sách Đạo đức 4, mục tiêu kiểm tra, đánh giá không nhằm đánh giá kiến thức học sinh, mà nhằm đánh giá khả năng tư duy, năng lực của HS theo các yêu cầu về NL chung và NL đặc thù của môn học và khả năng vận dụng kiến thức của HS vào đời sống thực tiễn; đánh giá thái độ của học sinh trước các hiện tượng, vấn đề đạo đức, pháp luật trong đời sống xã hội xung quanh.

6. Các bài học trong sách thể hiện rõ yêu cầu tích hợp và phân hóa.

Các bài học trong sách Đạo đức 4 thể hiện rõ yêu cầu tích hợp với nhiều môn học khác như: với môn Mĩ thuật, thông qua các hoạt động quan sát tranh; với môn Âm nhạc, thông qua các hoạt động hát hoặc nghe các bài hát ở phần Khởi động; với môn Tiếng việt, thông qua các hoạt động đọc câu chuyện; với môn Lịch sử và Địa lí thông qua hình ảnh về các địa danh như: Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại Nội ở Huế, Trung tâm triển lãm văn hoá – nghệ thuật Việt Nam của Hà Nội, với Hoạt động trải nghiệm thông qua nội dung các bài học.

7. Cách trình bày và hình thức sách giáo khoa

- Sách Đạo đức 4 sử dụng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gần gũi với HS lớp 4; cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, thân thiện với học sinh.

- Sách sử dụng kênh chữ kết hợp với kênh hình. Kênh hình được thiết kế hợp lí, vui tươi, không chỉ là minh hoạ, mà chủ yếu là phản ánh nội dung, từ các biểu hiện hành vi, thái độ, thông qua đó HS khai thác nội dung để trao đổi, thảo luận, chia sẻ, rút ra kết luận, hình thành kiến thức bài học.

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Đạo đức và tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Đạo đức Cánh diều lớp 4 đầy đủ nhất để làm dẫn chứng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
2 6.601
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm