Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Toán

Sau mỗi đợt góp ý nhận xét sách giáo khoa, các thầy cô giáo tổ chuyên môn phải họp để lựa chọn sách giáo khoa phù hợp nhất với chương trình học của học sinh.

Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Toán theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Trong bài gồm có File Word, File PowerPoint giới thiệu Sách giáo khoa Toán lớp 4, thuyết minh chọn sách qua biên bản họp lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 của tổ chuyên môn. Mời các bạn tham khảo.

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Toán

TRƯỜNG TH: ………………..

TỔ: ……………………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….…

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….…

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TOÁN 4 - CÁNH DIỀU

Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) - Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) - Nguyễn Hoài Anh - Trần Thuý Ngà - Nguyễn Thị Thanh Sơn

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Toán 4 - Cánh diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Toán 4 - Cánh diều được biên soạn theo một cấu trúc hài hoà, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu Chủ đề là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát ý nghĩa của mỗi Chủ đề, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Sách bao gồm 4 chủ đề: Số tự nhiên; Các phép tính với số tự nhiên; Phân số; Các phép tính với phân số.

Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Mỗi bài học được tổ chức theo tiến trình hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng những kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 4. Cuối mỗi chủ đề học sinh được tham gia hoạt động thực hành và trải nghiệm thông qua bài “Em vui học Toán”.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Mỗi bài học trong sách Toán 4 thường bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Thực hành; Vận dụng và trải nghiệm. Các câu hỏi/nhiệm vụ trong phần mở đầu được thiết kế dựa trên mục tiêu bài học và vốn kiến thức đã có của học sinh, sẽ tạo ra một kênh dẫn nhập giúp học sinh hứng thú học tập, khám phá, tìm hiểu kiến thức mới. Sau đó, học sinh sẽ được củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội và huy động, liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề trong phần Luyện tập, thực hành. Cuối cùng, học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học vào giải quyết các vấn đề có tính chất thực tiễn.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Toán 4 đều hướng đến hình thành năng lực toán học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Hầu hết các bài học trong SGK Toán 4 đều được thiết kế theo hướng kết nối giữa các hoạt động học lí thuyết với các hoạt động thực hành, luyện tập, ôn tập. Điều này giúp giáo viên chủ động hơn trong việc bố trí thời gian thực hiện bài học cũng như lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn Toán học với cuộc sống và Toán học với các môn học khác giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Chẳng hạn: Hiểu thêm về thế giới tự nhiên; Hiểu thêm văn hoá và nghệ thuật, kiến trúc, thể thao và du lịch; Hiểu biết đầy đủ hơn về đời sống thực tế, về quê hương, đất nước; Giáo dục tài chính.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Các dụng cụ học tập được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản dễ làm, dễ dạy. Chẳng hạn: băng giấy, hộp giấy, mảnh bìa, v.v… có thể dùng để làm dụng cụ học tập.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Mọi hoạt động trong sách Toán 4 đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Toán 4 được thiết kế để tránh cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các Website:

https://hoc10.vn

https://chuongtrinhmoi.com

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Toán 4 đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, chống loá mắt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của sách Cánh Diều toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

- Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Toán 4 (thuộc bộ sách Cánh Diều) của các tác giả Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) - Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) - Nguyễn Hoài Anh - Trần Thuý Ngà - Nguyễn Thị Thanh Sơn để thực hiện trong năm học 2023 - 2024 và các năm tiếp theo.

Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Toán
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Toán

2. Giới thiệu sách giáo khoa Toán lớp 4

Sách giáo khoa Toán lớp 4 được lựa chọn và giới thiệu dưới đây là bộ sách Cánh diều. Mời các bạn tham khảo.

THÔNG TIN CHUNG

Sách Toán 4 là sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 4, được biên soạn trên cơ sở bám sát chương trình môn Toán quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh cấp Tiểu học. Sách bao gồm 4 chủ đề: Số tự nhiên; Các phép tính với số tự nhiên; Phân số; Các phép tính với phân số.

Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Mỗi bài học được tổ chức theo tiến trình hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng những kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 4. Cấu trúc mỗi bài học thường bao gồm các phần cơ bản: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng. Cuối mỗi chủ đề học sinh được tham gia hoạt động thực hành và trải nghiệm thông qua bài “Em vui học toán”.

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG CẤU TRÚC NỘI DUNG

1. Về số và phép tính

a. Số tự nhiên và Các phép tính với số tự nhiên

− Hình thành số; Đọc, viết, nhận biết cấu tạo thập phân của một số và giá trị theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số; So sánh và làm tròn số; Giới thiệu khái quát một vài nét về số tự nhiên, dãy số tự nhiên.

− Hoàn thiện kĩ thuật thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên (có nhiều chữ số).

− Hình thành và rèn luyện kĩ thuật tính nhân (chia) với (cho) số có hai chữ số theo tiến trình phát triển kĩ năng của học sinh.

− Thực hành tính nhẩm, ước lượng tính và giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.

b. Phân số và Các phép tính với phân số

− Giới thiệu khái niệm ban đầu về phân số; Tính chất cơ bản của phân số; Rút gọn phân số; Quy đồng mẫu số, So sánh hai phân số có cùng mẫu số hoặc có một mẫu số chia hết cho các mẫu số còn lại.

− Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số và Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính với phân số.

2. Về hình học và đo lường

− Thực hành nhận dạng, mô tả đặc điểm của một số hình đơn giản như: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt; Hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; Hình bình hành, hình thoi.

− Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình nói trên.

− Hình thành biểu tượng về đại lượng, đơn vị đo đại lượng (yến, tạ, tấn; giây, thế kỉ; độ (o); mét vuông, đề-xi-mét vuông, mi-li-mét vuông)

− Thực hành đo, tính toán và ước lượng với các số đo của các đại lượng.

3. Về yếu tố thống kê và xác suất

− Dãy số liệu thống kê và đọc mô tả số liệu thống kê trên các bảng, biểu đồ cột.

− Phân tích, nhận xét về các số liệu thống kê.

− Kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện.

4. Các kiểu bài học

- Bài mới: Hình thành kiến thức, kĩ năng hoặc thuật toán, quy tắc mới.

- Bài Thực hành - Luyện tập (bao gồm các dạng bài: Luyện tập, Luyện tập chung, Ôn tập, Em ôn lại những gì đã học): nhằm rèn luyện kĩ năng hoặc ôn luyện, củng cố, vận dụng và phát triển những kiến thức, kĩ năng đã học.

- Em vui học Toán: đây là dạng bài được tổ chức thông qua các hoạt động Thực hành-Trải nghiệm nhằm ôn tập, củng cố, thực hành vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn.

ĐIỂM MỚI TRONG HÌNH THỨC TRÌNH BÀY SÁCH TOÁN 4

Cùng với các bài học, tranh ảnh, hình vẽ minh họa được chọn lọc sẽ giúp học sinh có được những trải nghiệm, hiểu biết đầy đủ hơn về đời sống thực tế. Đó cũng là cơ hội để giáo dục phẩm chất nhân cách tốt đẹp, nhen nhóm sự tò mò khát khao hiểu biết cho học sinh.

Sách là sản phẩm tâm huyết của tập thể tác giả - những nhà giáo, nhà khoa học có kiến thức sâu sắc, giàu kinh nghiệm trong giáo dục tiểu học. Tổng Chủ biên là GS. TSKH Đỗ Đức Thái và Chủ biên là PGS. TS Đỗ Tiến Đạt.

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Toán và tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Toán Cánh diều lớp 4 đầy đủ nhất để làm dẫn chứng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
5 9.319
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo