Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử và Địa lý

Sau mỗi đợt góp ý nhận xét sách giáo khoa, các thầy cô giáo tổ chuyên môn phải họp để lựa chọn sách giáo khoa phù hợp nhất với chương trình học của học sinh.

Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử và Địa lý theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Trong bài gồm có File Word, File PowerPoint giới thiệu Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 4, thuyết minh chọn sách qua biên bản họp lựa chọn sách giáo khoa lớp 4 của tổ chuyên môn. Mời các bạn tham khảo.

1. Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử và Địa lý

TRƯỜNG TH: ………………..

TỔ: ……………………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2023 - 2024

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2023

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….…

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….…

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: Lịch sử và Địa lí 4 – Cánh Diều

Tác giả: Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Thị Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Lịch sử và Địa lí 4 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Cấu trúc sách hiện đại

Sách gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần cuối giúp học sinh học tập với sách thuận lợi. SGK Lịch sử và Địa lí 4 gồm 21 bài học, phù hợp với các mạch nội dung đã được xác định trong Chương trình, đó là: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí; Địa phương em; Các vùng của Việt Nam và 2 bài ôn tập: ôn tập học kì 1 và ôn tập cuối năm.

1.2. Thiết kế các bài học theo tiếp cận năng lực

Các bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 4 được thiết kế theo hướng chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học thông qua việc tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động đa dạng, làm việc với kênh chữ và kênh hình về lịch sử, địa lí của địa phương, các vùng miền đất nước.

1.3. Chú trọng yêu cầu tích hợp, phân hoá

Tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Đó là: Tích hợp khá “nhuyễn” giữa các kiến thức, kĩ năng lịch sử và địa lí như Bài 1 và Bài 2; Tích hợp kết hợp giữa các mục nội dung thiên về lịch sử hoặc thiên về địa lí trong một bài như Bài 16, 19, 20; Tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục liên quan (như bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, giáo dục bảo vệ môi trường, một số câu chuyện về các nhân vật lịch sử..).

Phân hoá được thể hiện ở việc học sinh được lựa chọn nội dung học tập hoặc bài tập phù hợp với mức độ nhận thức, phong cách và sở thích của cá nhân. Ở hoạt động Vận dụng cuối nhiều bài học được thiết kế với hai nhiệm vụ để học sinh có cơ hội lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, cụ thể: Với bài 1 học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi ở phần vận dụng để trả lời. Bên cạnh đó, còn có nhiều câu hỏi, bài tập được biên soạn theo hướng mở với mong muốn người học được thể hiện quan điểm, sự sáng tạo,…

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Tạo điều kiện đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Hệ thống kiến thức cơ bản được chọn lọc, tư liệu học tập phong phú, kết hợp với kênh hình đa dạng, chất lượng cao và các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập cụ thể tạo điều kiện cho giáo viên có thể đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học và trình độ học sinh.

Mỗi bài học có 4 giai đoạn học tập: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng với các hoạt động đa dạng nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

2.2. Hỗ trợ việc đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục.

Đối với SGK Lịch sử và Địa lí 4, bên cạnh kênh chữ còn có kênh hình (bản đồ, lược đồ, biểu đổ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh,…) giúp cho giáo viên có thể đổi mới đánh giá. Ngoài việc đánh giá kiến thức, giáo viên còn đánh giá kĩ năng của học sinh thông qua khai thác kênh hình, xử lí và hệ thống hoá thông tin, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể.

Dựa vào các bài học trong SGK, giáo viên có thể đánh giá thông qua đánh giá quá trình (thường xuyên), đánh giá tổng kết (định kì) và đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá (ví dụ như thông qua sản phẩm, bài viết, thuyết trình, quan sát,...).

2.3. Đổi mới về cách trình bày và hình thức SGK

Sách không trình bày nội dung theo từng tiết mà trình bày theo định hướng chủ đề: mỗi bài học từ 2 đến 4 tiết giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương.

Hình thức của SGK có nhiều ưu thế vượt trội so với các SGK hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Mọi hoạt động trong sách Lịch sử và Địa lí 4 đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Điều này thể hiện ở mục Học xong bài này em sẽ mục này nêu rõ yêu cầu cần đạt cụ thể trong mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 – Cánh Diều sáng tạo không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Lịch sử và Địa lí 4 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của NXBGDVN toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều do Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo.

2. Giới thiệu sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 4

Giới thiệu sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 4
Giới thiệu sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 4

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

CẤU TRÚC CỦA SÁCH

Cấu trúc sách gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần cuối giúp học sinh học tập với sách thuận lợi hơn.

Phần đầu: có Kí hiệu dùng trong sách, Lời nói đầu và Mục lục.

Phần thân: gồm 21 bài học, phù hợp với các mạch nội dung đã được xác định trong Chương trình, đó là: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí; Địa phương em; Các vùng của Việt Nam (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ). Ngoài ra, còn có 2 bài ôn tập: ôn tập học kì 1 và ôn tập cuối năm được thiết kế linh hoạt phù hợp với chương trình học của các địa phương, nhà trường khác nhau.

Phần cuối: có Bảng giải thích thuật ngữ, giải nghĩa một số thuật ngữ khó đối với học sinh lớp 4.

CẤU TRÚC BÀI HỌC

Mỗi bài học gồm có:

Tên bài: gồm số thứ tự và tên bài. Ví dụ: Bài 5. Đền Hùng và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Yêu cầu cần đạt: viết dưới dạng “Học xong bài này, em sẽ...”.

Khởi động: nêu vấn đề, kích thích tư duy, tạo hứng thú để kết nối vào bài mới.

Khám phá: là phần trọng tâm của bài học, bao gồm các mục nội dung được thiết kế hướng đến tích hợp các kiến thức, kĩ năng về lịch sử và địa lí và được đánh số thứ tự 1, 2 , 3... Ví dụ: Bài 8, Mục 1. Vị trí và tên gọi khác của sông Hồng.

Trong Khám phá có các hoạt động sau:

+ Hoạt động quan sát, đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Các câu hỏi bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình, giúp học sinh khai thác thông tin trong bài học và thực hiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành kiến thức, kĩ năng mới.

+ Hoạt động tìm hiểu, khám phá tri thức lịch sử và địa lí liên quan đến nội dung của bài học. Hoạt động này nhằm đáp ứng sự phân hoá của học sinh về năng lực và sở thích. Vì vậy, không bắt buộc với mọi học sinh.

Ở nhiều bài học có mục “Em có biết?” giúp học sinh mở rộng hiểu biết về các kiến thức liên quan; tạo hứng thú, động lực học tập cho các em.

Luyện tập: củng cố, hệ thống và khái quát kiến thức, kĩ năng đã học thông qua các câu hỏi, bài tập, trò chơi phong phú. Ví dụ: Bài 18. Trò chơi “Ai nhanh hơn”: Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hãy viết tên các sông của vùng Nam Bộ.

Vận dụng: tạo điều kiện cho học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết tình huống gắn liền với thực tiễn cuộc sống.Ví dụ: Bài 15, Bài tập vận dụng 1. Nếu là học sinh ở vùng Tây Nguyên, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ rừng nơi đây? Hoặc hướng dẫn HS hoàn thành các sản phẩm học tập cụ thể với các hoạt động viết, vẽ, thiết kế, sưu tầm tư liệu. Ví dụ: Bài 9: Viết một đoạn văn thể hiện niềm tự hào của em về truyền thống lịch sử, văn hoá của Thăng Long – Hà Nội; Bài 13: Thiết kế bưu thiếp chủ đề Cố đô Huế;...

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁCH

Điểm mới quan trọng nhất của SGK Lịch sử và Địa lí 4 là chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học

Các bài học trong SGK được thiết kế theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực chung trong Chương trình tổng thể.

Thông qua các kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về lịch sử, địa lí của địa phương, các vùng miền đất nước, cùng với việc sử dụng các tư liệu, hình ảnh cụ thể, học sinh bước đầu hình thành được lòng tự hào dân tộc; tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa dân tộc,... từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã được quy định trong Chương trình tổng thể.

Các bài học trong SGK đã đưa ra các câu hỏi, bài tập cũng như các tình huống yêu cầu HS phải giải quyết. Ví dụ: Bài 11. Em sẽ làm gì để chia sẻ và giúp đỡ người dân ở vùng Duyên hải miền Trung khi họ gặp phải thiên tai?, Bài 19. Việc lấy tên các nhân vật lịch sử (Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Thị Định,...) đặt tên cho đường phố trường học có ý nghĩa như thế nào? để từ đó góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Ngoài ra, việc thiết kế các hoạt động học tập đa dạng, đòi hỏi học sinh phải trao đổi, thảo luận để tạo ra những sản phẩm cụ thể giúp HS phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

Các bài học trong SGK góp phần hình thành và phát triển năng lực đặc thù môn học ở HS.

Theo Chương trình môn học, năng lực đặc thù môn học với ba thành phần: Nhận thức khoa học lịch sử và địa lí, Tìm hiểu lịch sử và địa lí, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Việc hình thành và phát triển năng lực đặc thù môn học là điểm nhấn trung tâm trong SGK và được triển khai nhất quán trong các bài học.

SGK Lịch sử và Địa lí 4 chú trọng yêu cầu tích hợp, phân hoá

Tích hợp là một trong những vấn đề được quan tâm khi biên soạn SGK Lịch sử và Địa lí 4. Tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Đó là:

– Tích hợp khá “nhuyễn” giữa các kiến thức, kĩ năng lịch sử và địa lí như Bài 1 và Bài 2.

– Tích hợp kết hợp giữa các mục nội dung thiên về lịch sử hoặc thiên về địa lí trong một bài như Bài 16, 19, 20,...

– Tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục liên quan (như bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc,...)

Phân hoá trong dạy học là một yêu cầu được chú ý khi thiết kế sách để đảm bảo sự khác biệt của học sinh về trình độ, phong cách, sở thích,...

– Với bài học về thiên nhiên của mỗi vùng miền, HS có thể chọn 1 yếu tố tự nhiên của vùng hay chọn hơn 1 yếu tố tự nhiên để tìm hiểu; Ở hoạt động Vận dụng cuối nhiều bài học thường đưa ra hai nhiệm vụ để học sinh có cơ hội lựa chọn. Ví dụ: Bài 2, có hai nhiệm vụ: 1/ Sưu tầm bài hát, câu thơ, ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, con người ở địa phương em, 2/ Vẽ một bức tranh về phong cảnh nơi em sống.

– Trong những bài có lô gô Tìm hiểu, khám phá tri thức, lịch sử, địa lí liên quan đến nội dung của bài học là hoạt động không bắt buộc với mọi học sinh.

– Trong SGK có nhiều các nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập được biên soạn theo hướng mở để đáp ứng sự khác biệt của HS. Ví dụ: Bài 10: Hãy nêu cảm nghĩ của em về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam sau khi tìm hiểu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bài 13: Đề xuất các ý tưởng để quảng bá hình ảnh của Cố đô Huế đến du khách trong và ngoài nước. Bài 15: Vẽ, viết hoặc sưu tầm thông điệp về bảo vệ rừng và chia sẻ với các bạn, những người xung quanh; Như vậy để thực hiện những nhiệm vụ này, HS có nhiều cách khác nhau để thực hiện phù hợp với trình độ, phong cách của HS.

SGK Lịch sử và Địa lí 4 tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

Hệ thống kiến thức cơ bản được chọn lọc, tư liệu học tập phong phú, kết hợp với kênh hình đa dạng, đẹp và các câu hỏi, bài tập, tình huống học tập cụ thể góp phần tạo điều kiện cho giáo viên có thể đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với nội dung bài học và trình độ học sinh.

Mỗi bài học thường có các câu hỏi, bài tập, tình huống, dẫn dắt học sinh khám phá và luyện tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng mới hoặc nhiệm vụ học tập để học sinh tự tìm kiếm thông tin theo năng lực và sở thích,... nhằm tăng cường tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

SGK Lịch sử và Địa lí 4 hỗ trợ việc đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục

Đối với SGK Lịch sử và Địa lí 4, bên cạnh kênh chữ còn có kênh hình (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, tranh ảnh,...) giúp cho giáo viên có thể đổi mới đánh giá. Ngoài việc đánh giá kiến thức, giáo viên còn đánh giá kĩ năng của học sinh thông qua khai thác kênh hình, xử lí và hệ thống hoá thông tin, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể.

Dựa vào các bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 4, giáo viên có thể đánh giá thông qua đánh giá quá trình (thường xuyên), đánh giá tổng kết (định kì) và đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá (ví dụ như thông qua sản phẩm, bài viết, thuyết trình, quan sát,...).

SGK Lịch sử và Địa lí 4 đổi mới về cách trình bày và hình thức

Sách không trình bày nội dung theo từng tiết mà trình bày theo các bài học với số tiết phù hợp (từ 2 đến 4 tiết), giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương.

Hình thức của SGK có nhiều ưu thế vượt trội so với các SGK hiện hành. Điều này thể hiện rất rõ ở cả kênh chữ, kênh hình và cấu trúc sách.

Trên đây là mẫu Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử và Địa lý và tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý Cánh diều lớp 4 đầy đủ nhất để làm dẫn chứng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
2 7.731
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo