Trình bày vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế

Từ khi thành lập, Quốc tế thứ nhất đã đóng vai trò trung tâm thúc trong việc thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. Vậy cụ thể thì những vai trò đó là gì? Hãy cùng Hoatieu xem bài viết Trình bày vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế nhé.

1. Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ nhất

- Giữa thế kỷ XIX, đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.

- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.

- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

=> Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

- Ngày 28 - 9 - 1864, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.

- Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C. Mác.

- Ngày 28 - 9 - 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C. Mác.

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)

+ Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.

+ Thông qua những nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.

3. Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất đến phong trào công nhân quốc tế

+ Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.

+ Giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động ở Pa-ri (1871).

4. Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế

Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế là:

Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. Qua các kì đại hội được tổ chức hằng năm, Quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại những tư tưởng phi vô sản, chủ nghĩa cơ hội.

  • Thông qua các hoạt động của mình, Quốc tế thứ nhất đã truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
  • Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.

Trên đây là các thông tin về Quốc tế thứ nhất và Vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
1 1.105
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi