Soạn Thực hành tìm hiểu về Lào và Campuchia

Soạn Thực hành tìm hiểu về Lào và Campuchia. Đây là một bài học trong môn địa lí 8 mà các em cần chuẩn bị. Nội dung dưới đây hoatieu.vn sẽ trả lời các câu hỏi liên quan trong bài học để các em nắm được những thông tin cần thiết về Lào và Campuchia.

Lào và Campuchia là hai đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á. Hai đất nước này đều nằm sâu trong đất liền so với vùng biển của Việt Nam. Cả hai nước đều có thuận lợi về kinh tế và có sự khác biệt về các điều kiện xã hội riêng biệt. Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Vị trí địa lí

- Vị trí địa lí của Lào

  • Thuộc khu vực Đông Nam Á
  • Phía đông giáp Việt Nam
  • Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma
  • Phía tây giáp Thái Lan
  • Phía nam giáp Cam-pu-chia.

Từ vị trí địa lí trên thì Lào giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng đường bộ, đường sông và thông qua cảng biển của miền Trung Việt Nam.

- Vị trí địa lí của Cam-pu-chia

  • Thuộc khu vực Đông Nam Á
  • Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan
  • Phía đông bắc giáp Lào
  • Phía đông và đông nam giáp Việt Nam
  • Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan

Từ vị trí địa lí trên thì Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.

Như vậy có thể thấy Campuchia có vị trí địa lí thuận lợi hơn Lào nhờ có cảng biển và vịnh biển. Điều này cũng thuận lợi hơn để phát triển kinh tế.

Soạn Thực hành tìm hiểu về Lào và Campuchia

2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của hai nước được nêu cụ thể trong bảng dưới đây:

Campuchia

Lào

Địa hình

Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.

Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.

Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia chỉ có 2 mùa khô, mưa.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:

Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.

Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.

Sông hồ

Sông Mê – Công, sông Tông Lê Sáp và Biển Hồ

Sông Mê - công

Khó khăn và thuận lợi

Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công cung cấp nước và phát triển thủy sản.

Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

Thuận lợi: Khí hậu ấm áp quanh năm nên phát triển đa dạng cây trồng.

Sông Mê công: là nguồn cung cấp nước, thủy lợi, thủy sản…

Đồng bằng màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.

Khó khăn: Diện tích đất nông nghiệp ít, mùa khô thiếu nước mùa mưa thường có lũ lụt.

Có thể thấy hai đất nước có điều kiện tự nhiên khác biệt nhất là ở khí hậu, khi Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng mùa khô lại chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Còn Campuchia chỉ mang hai mùa mưa và khô nhưng mùa khô không lạnh như Lào.

3. Điều kiện xã hội, dân cư

Campuchia

Lào

Dân cư

Số dân: 12,3 triệu người năm 2002.

Gia tăng dân số: 1,7%

Mật độ dân số: 67 người/km2

Người Khơ me chiếm 90%

Ngôn ngữ phổ biến là khơ me

Số dân: 5,5 triệu người năm 2002.

Gia tăng dân số: 2,3%

Mật độ dân số: 22 người/km2

Người Lào chiếm 90%

Ngôn ngữ phổ biến là Lào

Xã hội

Tôn giáo 95% theo đạo phật

35% dân số biết chữ

GDP/ người: 280USD

20% dân số ở thành thị.

Thiếu lao động có trình độ tay nghề

Trình độ văn hóa còn thấp.

Tôn giáo 60% theo đạo phật

56% dân số biết chữ

GDP/người: 317 USD

22% dân số ở thành thị.

Thiếu lao động cả về chất lượng và số lượng

Trình độ văn hóa chưa cao.

Từ bảng trên có thể thấy Campuchia đông dân hơn Lào nhưng trình độ văn hoá và học thức của Campuchia thấp hơn hẳn so với Lào.

4. Kinh tế

Campuchia

Lào

Điều kiện phát triển

Biển Hồ rộng lớn, khí hậu nóng ẩm

Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

Tài nguyên thiên nhiên: đá vôi, sắt, mangan…

Nguồn nước dồi dào

Đất rừng nhiều

Tài nguyên thiên nhiên: thủy năng, kim loại màu, kim loại quý…

Các ngành sản xuất

Trồng lúa gạo, ngô, cao su ở đồng bằng, cao nguyên thấp

Đánh cá nước ngọt phát triển ở vùng biển Hồ.

Sản xuất xi măng, khai khoáng.

Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cao su.

Nguồn kinh tế chính là sản xuất ven sông Mê công, trồng cà phê, sa nhân trên cao nguyên.

Công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là sản xuất điện, khai thác chế biến gỗ, khai khoáng.

Cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp: 37.1%

Công nghiệp: 20,5%

Dịch vụ: 42,4%

=>Phát triển cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp: 52,9%

Công nghiệp: 22,8%

Dịch vụ: 24,3%

=>Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.

Về phát triển kinh tế thì Campuchia lại có chuyển biển tốt hơn và tập trung vào công nghiệp và dịch cụ còn Lào vẫn có ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Soạn Thực hành tìm hiểu về Lào và Campuchia. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
3 1.809
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm