Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Việt Nam là đất nước yêu hòa bình, trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống quân giặc xâm lược để bảo vệ nền hòa bình, độc lập dân tộc. Cũng chính vì thế mà những hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của dân tộc ta, đất nước ta đã trở thành những bài học lịch sử, được mọi người công nhận và cảm phục. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu những hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân ta nhé.

1. Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Xung quanh ta có rất nhiều hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan, đơn vị nhà nước, trường, lớp tổ chức. Ở lứa tuổi học sinh, em rất mong muốn được tham gia các hoạt động phù hợp với độ tuổi của mình, từ đó góp phần nhỏ vào tuyên truyền chống chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình thế giới.

Dưới đây là một số hoạt động thể hiện tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình mà em biết hoặc từng tham gia:

1.1 Hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do trường, lớp tiến hành

Trong khuôn khổ trường, lớp, các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh được thể hiện qua các phong trào thi đua, các cuộc thi phù hợp với tính chất giáo dục và lứa tuổi học sinh. Ví dụ như:

- Cuộc thi vẽ với chủ đề "Em yêu hòa bình": Thông qua cuộc thi, học sinh được tự do thể hiện quan điểm, ý kiến của mình qua nét vẽ (tranh vẽ cánh chim hòa bình, chiến sỹ hải quân bảo vệ chủ quyền biển đảo, lực lượng bộ đội hòa bình Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế...)

- Chương trình giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế: Qua chương trình, không chỉ giúp chúng em trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, hiểu biết hơn về văn hóa các dân tộc, mà còn là cơ hội để chúng em quảng bá văn hóa Việt Nam, thể hiện sự mến khách của nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế, tuyên truyền về tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới chống lại chiến tranh, nạn phân biệt chủng tộc, đấu tranh vì nền hòa bình cho mọi quốc gia.

- Cuộc thi viết thư về chủ đề "Hòa bình và hợp tác phát triển": Mục đích với mong muốn gửi đến bạn bè quốc tế hiểu hơn về cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam, kêu gọi bạn bè các quốc gia cùng đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình và sự bình yên trên toàn thế giới.

- Cuộc thi Tìm hiểu về đất nước Cuba, Tìm hiểu về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Lào: Thông qua đó, giúp chúng em hiểu thêm về tình hữu nghị giữa Việt Nam với Cuba và Việt Nam với Lào, tình cảm ấy đã được xây đắp trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc trong quá khứ cho đến thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước hiện tại.

1.2 Hành động của Việt Nam trong việc bảo vệ hòa bình thế giới

- Trong thời kỳ chiến tranh, mỗi người dân Việt Nam đều là những chiến sĩ trên những mặt trận khác nhau. Nhân dân tại các địa phương hợp lại thành các lực lượng bảo vệ chính địa phương mình và cũng là một bộ phận trong cuộc chiến tranh Nhân dân của nước ta.

Ví dụ:

Tại Nghệ An: Tháng 9/1930, phong trào của công - nông phát triển tới đỉnh cao. Ngày 1/9, cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra ở Thanh Chương (Nghệ An), có sự tham gia của các đội tự vệ đỏ canh gác để cô lập huyện đường Thanh Chương với các xã và tự vệ các tổng Xuân Lâm, Đại Đồng… bao vây, trấn áp tổng lý ở các làng để cắt đứt liên lạc của địch từ Vinh lên, từ Đô Lương xuống. Cũng ngày này, hơn hai nghìn nông dân có tự vệ hỗ trợ đã biểu tình, giương cao các biểu ngữ yêu cầu thả những công nhân Bến Thủy đã bị bắt, giải tán Hội đồng đề hình, đòi được lập hội…; đồng thời, kéo về bao vây huyện lỵ, thiêu hủy huyện đường và truy bắt tri huyện, phá nhà lao… dẫn đến sự tan rã của chính quyền thực dân ở các làng, xã trong huyện. Khi đó, các Ban Chấp hành Nông hội đỏ (xã bộ nông) đã đứng lên nắm quyền cai quản nông thôn.

- Ngày 18/4/1955, Hội nghị Á - Phi được khai mạc tại Bandung (Indonesia), có sự tham dự của đại biểu đến từ 29 quốc gia, đại diện cho 1,44 tỷ dân châu Á và châu Phi (trong đó có đoàn đại biểu Việt Nam). Trong bài viết chúc mừng Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập”. Trải qua hơn thế kỷ đấu tranh giành độc lập, ngày nay, ở thời bình, Việt Nam chúng ta vẫn luôn thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa bình và hợp tác quốc tế cùng phát triển. Tiêu biểu với các hoạt động như:

+ Việt Nam cử các cán bộ, chiến sĩ quân y sang một số nước châu Phi đang có nội chiến, cùng nhiều thiết bị, nhu yếu phẩm y tế để thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

+ Ủy ban hòa bình Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã đăng cai tổ chức thành công Đại hội lần thứ XXII Hội đồng hòa bình thế giới (Đại hội) tại Việt Nam với sự tham gia của 93 đại biểu đến từ 45 quốc gia và 56 tổ chức nhân dân. Đại hội là sự kiện vô cùng quan trọng, đóng góp tích cực cho các hoạt động của Hội đồng Hòa bình thế giới nói riêng và phong trào hoà bình thế giới nói chung. Bên cạnh đó, sự kiện còn góp phần nâng cao vai trò, uy tín của Việt Nam nói chung, VUFO và UBHB Việt Nam nói riêng, cũng như tuyên truyền, quảng bá về Việt Nam, thể hiện hình ảnh của một đất nước yêu chuộng hòa bình; là bạn, là đối tác đáng tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

+ Việt Nam nhiều lần bày tỏ tại các hội nghị của Liên hợp quốc về bãi bỏ cấm vận đối với đất nước Cuba.

+ Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban hòa bình tổ chức mít tinh phản đối chiến tranh xâm lược Iraq...

=> Có thể thấy, ngày nay, Việt Nam luôn tham gia tích cực các phong trào đấu tranh vì hòa bình. Việt Nam tham gia giữ gìn hòa bình thế giới không chỉ ở việc phản đối, ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh hạt nhân, chống lại chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, mà còn thể hiện tình yêu hòa bình thông qua các hoạt động vid môi trường, bảo vệ quyền con người, công lý và lẽ phải. Điều này đòi hỏi thế hệ trẻ tương lai cần tiếp tục học tập, rèn luyện phấn đấu, hướng tới xây dựng đất nước lớn mạnh, góp phần đưa Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu" như lời Bác Hồ dạy và có tiếng nói hơn trên trường quốc tế, để Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào việc gìn giữ hòa bình bền vững trên trái đất này.

2. Ví dụ về bảo vệ hòa bình

 Ví dụ về bảo vệ hòa bình

Việc bảo vệ hòa bình không chỉ diễn ra với phạm vi quốc gia mà còn lan rộng ra quốc tế với các tổ chức bảo vệ hòa bình quốc tế như Lực lượng Bảo an Liên hợp quốc, lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế,...

Không chỉ bảo vệ hòa bình trong nước, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn tham gia vào các lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới. Từ tháng 6/2014 đến nay, Việt Nam đã cử 53 lượt sĩ quan quân đội (theo hình thức cá nhân) và 126 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 (BVDC2.1) và BVDC2.2 (theo hình thức đơn vị) đi làm nhiệm vụ giữ gìn hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc tại Phái bộ GGHB Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Nam Xu-đăng.

Qua đó, thể hiện: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên của Liên hợp quốc, góp phần bảo vệ hòa bình, duy trì ổn định, phát triển thịnh vượng ở trong khu vực và tại các điểm nóng trên thế giới;

Ngoài ra còn nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế của quốc gia nói chung và của lực lượng QĐND Việt Nam nói riêng, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Ngoài ra ví dụ về bảo vệ hòa bình còn được thể hiện ở những hành động khác: Tuân thủ đúng quy định pháp luật, công ước quốc tế, không thực hiện những hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của dân tộc khác.

3. Ca dao tục ngữ về bảo vệ hòa bình

Quyết tâm gìn giữ chủ quyền dân tộc, bảo vệ hòa bình của nhân dân ta đã được thể hiện rõ trong những bài ca dao, tục ngữ về bảo vệ hòa bình sau:

1. Đứng trên cầu Cấm em thề

Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương

2. Ðeo hoa chỉ tổ nặng tai

Ðeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng

Làm thân một nước vẻ vang

Ðem vàng giúp nước giàu sang nào tầy

Ðổi vàng lấy súng cối say

Bắn tan giặc Pháp dựng ngày vinh quang

3. Hỡi thuyền đưa khách sang sông,

Chở chông, chở súng, chở chồng em sang.

Chồng em du kích giữ làng,

Giữ yên bến nước đò ngang sớm chiều.

4. Tay bắt tay, chung lòng chung sức

Quyết diệt thù cứu quốc bạn ơi

Lòng em khôn tỏ hết lời

Kìa gương phấn dũng rạng ngời nước non.

5. Tấc đất tấc vàng,

Một góc giang san,

Một dòng máu đỏ.

Quyết tâm không bỏ

Một mảnh đất hoang,

Trồng bắp, trồng lang,

Tăng nguồn lương thực

6. Mù u ba thứ mù u

Lính ta thì tình nguyện chớ tình thù ta chẳng đi

Chị em đã quyết chẳng chùn

Hai vai áo ướt chân bùn đường trơn

Đường trơn thì mặt đường trơn

Em gánh thóc thuế chẳng sờn hai vai

Trời mưa cho ướt lá khoai

Thóc em không ướt vì ngoài lá che

Đường xa, chân bước, tai nghe

Tin vui chiến thắng đưa về khắp nơi

7. Dấu chân trên cát quen quen

Thoạt nhìn đã biết chân em đi tuần

Xôn xao bãi cát trắng ngần

Đếm sao hết được mấy lần em qua

Mắt nhìn như ánh sao sa

Ngày đêm em giữ quê nhà yên bình

Đẹp thay! Bãi cát êm êm

In bàn chân nhỏ của em đi tuần

8. Ngọn núi Truồi vừa cao, vừa dựng

Lòng người Thừa Thiên vừa cứng, vừa dai

Dù cho nắng sớm mưa mai

Sóng đồn gió dập, vẫn tranh đấu cho Nam Bắc trong

ngoài gặp nhau

Bắc Nam là con một nhà.

Là gà một mẹ, là hoa một cành

Nguyện cùng biển thẳm non xanh

Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền

9. Ăn trái khổ qua, ai nhả ra cho đặng

Dầu cay, dầu đắng cũng ráng nuốt trôi

Căm thù cay đắng mấy mươi

Ta phải ngậm suốt ba chục năm trời mới diệt hết xâm lăng

10. Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ múc nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng

Tục ngữ về lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc hay nhất:

Thà rằng uống nước hố bom,

Còn hơn theo giặc, lưng khom, chân quỳ

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc một số hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của nhân dân ta và những câu ca dao, tục ngữ về gìn giữ hòa bình.

Hòa bình ngày hôm nay không dễ gì mà có, đã có được rồi thì hãy cố mà gìn giữ.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ hòa bình thế giới

Tham khảo bài viết: Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
16 8.507
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm