Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?

Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế? Điều ước quốc tế là từ nhiều người quen thuộc nhưng chưa hẳn biết nghĩa của nó. Nhiều nước cùng nhau ký kết điều ước quốc tế để làm gì? Tại sao phải ký kết điều ước quốc tế? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế?

Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý do các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các nước với nhau về một lĩnh vực và mục tiêu chung.

Có thể thấy được điều ước quốc tế là văn bản thỏa thuận đặc thủ của chủ thể rộng lớn là đại diện một quốc gia chứ không phải cá nhân nào. Điều ước quốc tế có dạng song phương và đa phương và có nhiều tên gọi như điều ước, hiệp ước,….

Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?
Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?

2. Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?

Việc ký kết điều ước quốc tế sẽ đem lại sự thống nhất chung về một vấn đề liên quan giữa các nước, vấn đề này đều ảnh hưởng với các nước đó, nên sẽ cùng nhau thực hiện vì mục tiêu chung cùng phát triển, hợp tác hòa bình, tiến bộ.

Những nội dung trong điều ước quốc tế là những nội dung được cùng bàn bạc và thống nhất ý chí và tự nguyện nên các nước sẽ thiện chí hợp tác mà không có sự ép buộc nào, từ đó sẽ cùng nhau đi đến mục tiêu chung cao hơn.

3. Ví dụ về điều ước quốc tế

Để bạn đọc hiểu hơn về điều ước quốc tế thì Hoatieu.vn đưa ra một số ví dụ như sau:

  • Hiệp ước hợp tác sáng chế 1970 (PTC): hiệp ước liên quan đến sự phát triển quan trọng nhất của hợp tác sáng chế trong lĩnh vực sáng chế mà Việt Nam là thành viên.
  • Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV): Các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ công nhận và bảo hộ quyền của nhà tạo giống.
  • Công ước toàn cầu về quyền tác giả 1952 (UCC): Công ước được hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế về quyền bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt là quyền tác giả.
  • Công ước Rome 1961: là công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất ghi âm và tổ chức phát sóng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập chuyên mục Lớp 12 liên quan.

Đánh giá bài viết
3 28
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm