Hãy lập sơ đồ để hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Hãy lập sơ đồ để hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp việc tổ chức liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp lại với nhau trong một khu vực lãnh thổ. Việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có nhiều hình thức khác nhau, có đặc điểm khác nhau. Mời bạn đọc tham khảo các mẫu sơ đồ hệ thống hoá hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp dưới đây.

Sơ đồ để hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Để lập được sơ đồ hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ta cần tìm hiểu cụ thể các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp để lên mẫu sơ đồ phù hợp. Việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sẽ có 3 hình thức tổ chức là trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp.

Việc làm sơ đồ có nhiều cách vẽ khác nhau nhưng cốt yếu vẫn là thể hiện được sự liên kết giữa các nội dung và đâu là nội dung gốc, đâu là nội dung nhánh.

Dưới đây là một số mẫu sơ đồ gửi đến bạn đọc:

Hãy lập sơ đồ để hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Mẫu sơ đồ số 1
Hãy lập sơ đồ để hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Mẫu sơ đồ số 2
Hãy lập sơ đồ để hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Mẫu sơ đồ số 3

Như vậy qua các mẫu sơ đồ trên có thể thấy mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lại thể hiệp cho các cấp tổ chức khác nhau, trong đó trang trại là có quy mô nhỏ nhất thường có quy hoạch bởi một tổ chức, cá nhân điều hành hoạt động. Thứ hai là thể tổng hợp nông nghiệp, ở hình thức này thì ngành nông nghiệp được quy hoạch theo nhóm và liên kết với nhau tạo thành chuỗi đáp ứng cho nhau, diện tích khá lớn nhưng ranh giới lại không rõ ràng. Còn ở vùng nông nghiệp thì có diện tích lớn ranh giới rõ ràng, được nhà nước quan tâm định hướng phát triển nông nghiệp thế mạnh.

Ví dụ để dễ hiểu hơn như sau:

  • Trang trại: Trạng trại thì ở nhiều địa phương có sử dụng mô hình này để canh tác như vườn - ao - chuồng, được các gia đình cá nhân làm việc hoặc thuê người lao động.
  • Thể tổng hợp nông nghiệp: Hình thức này chỉ tập trung ở khu vực xung quanh những thành phố lớn, tạo nên chuỗi nông sản cung ứng cho người tiêu dùng như thể tổng hợp nông nghiệp ở khu vực ngoài thành của Thành phố Hà Nội.
  • Vùng nông nghiệp: Được phân chia về mặt địa lí rõ ràng, ở nước ta có 7 vùng nông nghiệp lớn như Vùng đồng bằng sông Hồng hoặc vùng đồng bằng sông Cửu Long,...

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Hãy lập sơ đồ để hệ thống hoá đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 10 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 658
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi