Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát
Phân tích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương
Như biết bao bài thơ viết về mẹ khác, Trong lời mẹ hát của nhà thơ Trương Nam Hương bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của người con về mẹ của mình. Những vẫn thơ giản dị đưa người đọc trở về với thời thơ ấu bên mẹ hiền cũng như những vất vả gian khó mẹ đã hy sinh vì con. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bài văn mẫu phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa cao đẹp của tác phẩm.
Phân tích bài Trong lời mẹ hát
Cuộc đời của mỗi con người không bao giờ lạicó ý nghĩa khi thiếu đi tình mẫu tử. Bởi đó là một tình cảm thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết, nó đem đến cho chúng ta những cái ôm ấm áp mỗi đêm, nó mang lại cho chúng ta dòng sữa mẹ ngọt ngào và tiếng hát ru êm ái vang lên mỗi buổi trưa hè nóng nực, mỗi đêm trời tối đáng sợ. " Tình mẫu tử" - ba từngắn gọn nhưng ý nghĩa thật thiêng liêng biết bao! Có lẽ vì vậy, chủ đề "Tình mẫu tử" luôn xuyên suốt trong văn học và đã được các nhà thơ thể hiện rất thành công, bài thơ " Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương là một bài thơ hay và cảm động.
Đến với bài thơ Trong lời mẹ hát, bài thơ tuy không quá dài nhưng nó mang những ý nghĩa lớn lao khiến bao người con phải cúi đầu suy nghĩ về bản thân của mình.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến xôn xao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Thời gian cứ thế trôi đi hững hờ, không bao giờ quay trở lại. Mái tóc của mẹ theo thời gian dần dần trở nên bạc trắng những lo âu và vất vả khiến phận làm con trông mà xót lòng. Như trong bài thơ "Ngày xưa có mẹ" của Thanh Nguyên có viết:
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ vẫn cứ dành tình yêu cho con bằng cả trái tim mình, không quản ngại bao gian nan, vất vả chỉ để cho con lớn thành người. Sự hi sinh cao cả đó quả thực không thể nói hết bằng lời. Phép nhân hóa và nghệ thuật dùng từ láy điêu luyện đã đưa hồn vào hai câu đầu của bài thơ thật khéo léo và cẩn thận tới từng chi tiết, làm cho rung động trái tim bao đứa con xa mẹ mà nhớ mà thương,...
Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới còn tấm lưng của mẹ thì ngày càng còng đi dần. Ôi! Đã có biết bao khó khăn đè nặng trĩu trên tấm lưng ấy. Nghệ thuật đối lập trong 2 câu thơ còng – cao đã làm nổi bật rõ hơn về hìnhảnh người mẹ “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để sau con có thể trở thànhmột con người hoàn thiện về cả đạo đức và nhân phẩm, thực sự giúp ích cho xãhội. Nhưng dù là thế thì con cũng không thể nào quên đi được những tình yêu mẹ ấp ủ, xây dựng, bồi đắp thêm mà bao thời gian qua đã trao cho con một cách âu yếm, nhẹ nhàng mà thầm kín. Như trong bài “ Thư gửi mẹ” của Êxênin:
Chỉ mẹ là niềm tin, là ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Đứa con đi khắp mọi nẻo để tìm kiếm một tìnhyêu chân thực, mặn mà nhưng đã quên đi, nơi căn nhà nhỏ đầm ấm kia luôn có một tình yêu to lớn, vĩ đại cùng đôi mắt mỏi mòn dõi theo từng bước chân. Còn gì nữa, ngoài tình yêu ấy mẹ dành cho con? Còn chi nữa, ngoài đôi mắt nheo đuôi của mẹ dành cho con? Tất cả, tất cả mọi tình yêu lớn nhất mà ta tìm kiếm bấy lâu nay luôn được giấu kín trong trái tim và lòng vị tha cao cả của mẹ. Thật đáng trách biết bao cho những kẻ không nhận ra nổi được tình yêu ấy:
Có đôi lúc
Mải mê quay với dòng đời ồn ã
Những đô hội thị thành
Những phương trời lạ
Chợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha.
(Bông hồng vàng – Nguyễn Đình Vinh)
Đứa con khi đang mải mê vớinhững nơi xa lạ thì đã chợt quên đi tình mẹ cha ấm êm ở quê nhà. Khi chợt tỉnh giấc mộng nồng say thì đứa con đó mới chợt nhớ ra tình yêu vĩnh hằng, bất biến từ thuở còn non. Quả là một tình cảm thực sự rất thiêng liêng và cao quý.
Lời thơ chùng xuống trong những câu thơ cuối, trong hình ảnh "Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao/ Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao". Hình ảnh mái tóc bạc trắng cùng tấm lưng ngày một còng vì thời gian của mẹ khiến người con nôn nao xúc động, và khiến người đọc cũng ngậm ngùi, xa xót. Bài thơ đã đánh thức những tình cảm thiêng liêng, xúc động trong lòng người đọc về mẹ, đánh thức cả ý thức trách nhiệm của người làm con đối với công ơn sinh thành và tình yêu thương mẹ dành cho chúng ta suốt cuộc đời.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa ...
Khổ thơ cuối đã bộc lộ rõ tình cảm của con dành cho mẹ. Trong những lời hát ru hời hỡi tràn đầy yêu thương của mẹ, pha trong những giấc mơ là cả một cuộc đời trước mắt. Phép nhân hóa chính là biện pháp nghệ thuật hết sức đặc sắc khi cho rằng lời ru “chắp con đôi cánh”. Đó là đôi cánh của một sự động viên, một sự khích lệ như để tiếp sức cho con thêm mạnh mẽ khi bước vào đường đời. Nó như một câu nói nhẹ nhàng của mẹ bên con: “Đi đi con, hãy mang theo đôi cánh này cùng với những ước mơ to lớn nhất mà con từng mơ thấy những đêm say giấc, hãy sử dụng nó làm cho con trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn!” Khi có được đôi cánh ấy, con có thể bay xa tới những nơi tuyệt nhất của cuộc đời để xây nên một cơ nghiệp thật to lớn. Và, đừng quên, lời ru của mẹ năm xưa đã giúp cho đạt được ước mơ ấy. Thật cảm ơn biết bao những câu hát mẹ tặng cho con.
Tình mẫu tử chính là tình cảm thiêng liêng nhất mà bất cứ một con người nào cũng không thể thiếu đi được. Bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương như một dòng suối nguồn trong trẻo về tình mẫu tử thiêng liêng và vẫn sẽ tiếp tục chảy mãi trong lòng người đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
13 bài văn nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình cực hay
Viết bài văn biểu cảm về nhân vật thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích Bạch tuộc
Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng Phương Nam ngắn nhất
Viết đoạn văn 5-7 dòng trình bày suy nghĩ về một văn bản nghị luận đã được học
Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện Chất làm gỉ
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 7 tập 1 Cánh Diều
Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
-
Giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc địa phương em
-
Soạn Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7 Cánh Diều tập 2
-
Nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em tương tự Ca Huế
-
Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) đề xuất cách bảo vệ các loài chim
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 7 Cánh Diều
Em có nhận xét gì về nhân vật tôi trong nhật trình Sol 6?
Tự đánh giá trang 116 Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
58 đề đọc hiểu Ngữ văn 7 ngoài chương trình có đáp án
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường hay
Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Cánh Diều tập 2
Soạn bài Mây và sóng lớp 7 Cánh Diều