Nghị luận bàn về vấn đề Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người

Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người

Viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người. Đây là một trong những dạng bài các em có thể gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 9 khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. Sau đây là mẫu dàn ý nghị luận về vvề vấn đề Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người kèm theo bài văn mẫu, mời các bạn cùng tham khảo.

Dàn ý nghị luận Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người

* Mở bài: Giới thiệu và nêu tầm quan trọng của vấn đề cần giải quyết: Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người đang là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

* Thân bài:

- Giải thích vấn đề

Văn hóa giao thông là việc tuân thủ đúng quy định của luật giao thông và có lối ứng xử đẹp trong cách tham gia giao thông.

- Luận điểm 1: Phân tích các khía cạnh của vấn đề

+ Thực trạng của vấn đề

+) Tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, tai nạn giao thông t gia tăng. Nhiều con đường, nhiều cây cầu đã xuống cấp, hư hại ở mức độ báo động song vẫn được khai thác sử dụng.

Không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy. Không thắt dây an toàn khi đi xe.

+) Một bộ phận không nhỏ người dân tham gia giao thông có ý thức kém ô tô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe không đúng quy định...

+ Nguyên nhân của vấn đề

+) Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của người dân, người tham gia giao thông còn thấp.

+) Sự yếu kém trong công tác quy hoạch; khâu quản lý.

+) Cơ sở hạ tầng giao thông, tuy đã được nâng cấp, đầu tư nhiều tiền của nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, không bắt kịp với đòi hỏi của thực tế.

+ Hậu quả (kết quả) của vấn đề

Cách cư xử có văn hóa này sẽ tạo nên môi trường tham gia giao thông lành mạnh và an toàn, hạn chế được sự quá tải cũng như tai nạn giao thông.

(Sử dụng lý lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề)

- Luận điểm 2: Giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề

- Ban hành những quy định cũng như thắt chặt giao thông.

- Cần có sự phối hợp ăn ý và có văn hóa giữa người tham gia giao thông và những người quản lý giao thông.

- Cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông nói riêng và người dân nói chung về an toàn giao thông.

- Rà soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp liên quan đến an toàn giao thông để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. - Phê phán, lên án những hành vi thiếu đạo đức, thiếu văn hoá gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

- Xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động).

- Mỗi người dân, nếu biết đồng lòng hành động đúng đắn và suy nghĩ thiết thực về văn hóa giao thông thì vấn đề giao thông an toàn sẽ rất dễ dàng.

Nghị luận về Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người

Muốn có hòa bình và hạnh phúc khắp mọi nơi trên thế giới, con người vẫn luôn theo đuổi lối sống văn hóa, văn minh. Vấn đề ứng xử văn hóa trong giao thông hiện nay cũng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Nhưng “văn hóa giao thông” là gì và tại sao cần có văn hóa giao thông trong cuộc sống? Hiểu một cách đơn giản, văn hóa giao thông là việc tuân thủ đúng quy định của luật giao thông và có lối ứng xử đẹp trong cách tham gia giao thông. Văn hóa giao thông cần phải có sự phối hợp giữa người tham gia giao thông và người quản lý giao thông.

Mọi người tham gia giao thông có văn hóa tức là đi đúng làn đường của mình, không vượt đèn đỏ, không lạng lách đánh võng, nhường đường cho xe ưu tiên, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Có thái độ tôn trọng luật giao thông một cách đúng mực. Ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,...Cách cư xử có văn hóa này sẽ tạo nên môi trường tham gia giao thông lành mạnh và an toàn, hạn chế được sự quá tải cũng như tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, thực trạng văn hóa giao thông hiện nay rất đáng báo động. Tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, tai nạn giao thông gia tăng. Nhiều con đường, nhiều cây cầu đã xuống cấp, hư hại ở mức độ báo động ; vẫn được khai thác sử dụng. Sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông. Nhiều phương tiện giao thông cũ nát, không đảm bảo chất lượng, quá hạn sử dụng, không đảm bảo hệ số an toàn kỹ thuật vẫn được tham gia lưu thông trên đường. Sự bùng nổ các phương tiện giao thông, nhất là xe máy cá nhân.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người dân tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động như: Không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy. Không thắt dây an toàn khi đi xe ôtô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe không đúng quy định. Phóng nhanh vượt ẩu, đi vào làn ngược chiều. Uống rượu bia trước khi tham gia giao thông...

Đặc biệt, ở nước ta còn tồn tại rất nhiều hành vi gây cản trở giao thông: Họp chợ, buôn bán trái phép, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Mang vật liệu cồng kềnh quá giới hạn cho phép, gây cản trở tầm nhìn... Đi bộ sai đường không đúng vạch quy định. Tự mở đường ngang qua đường sắt.

Nguyên nhân của thực trạng văn hóa giao thông hiện nay là do: Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của người dân, người tham gia giao thông còn thấp.sự yếu kém trong công tác quy hoạch; khâu quản lý điều hành giao thông chưa tốt hoặc còn nhiều điều bất hợp lý, chưa năng động, sáng tạo, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn. Cơ sở hạ tầng giao thông, tuy đã được nâng cấp, đầu tư nhiều tiền của nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, không bắt kịp với đòi hỏi của thực tế.

Từ thực trạng trên, cần đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa giao thông. Việc ban hành những quy định cũng như thắt chặt giao thông cũng cần phải khiến cho dân phục và làm theo một cách tự giác. Cần có sự phối hợp ăn ý và có văn hóa giữa người tham gia giao thông và những người quản lý giao thông. Cần xây dựng văn hóa xe bus sao cho lành mạnh để mọi người có thể hạn chế sự ách tắc và tai nạn giao thông hiện nay. Cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông nói riêng và người dân nói chung về an toàn giao thông. Rà soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp liên quan đến an toàn giao thông để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Nghiên cứu xây dựng giải pháp văn hóa giao thông phù hợp, cụ thể với từng địa phương, địa bàn. Phê phán, lên án những hành vi thiếu đạo đức, thiếu văn hoá gây ra những hậu quả nghiêm trọng... Tích cực và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, thoái hoá của một bộ phận công chức, viên chức tham gia điều hành, quản lý hệ thống giao thông. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

An toàn giao thông sẽ mang lại hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Mỗi người dẫn, nếu biết đồng lòng hành động đúng đắn và suy nghĩ thiết thực về văn hóa giao thông thì vấn đề giao thông an toàn sẽ rất dễ dàng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 2.369
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm