Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục tất cả các môn
Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục tất cả các môn bao gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức và Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm..............theo chương trình SGK mới là tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo nhằm soạn thảo, chuẩn bị các bài dạy hay và sinh động dành cho học sinh.
Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục tất cả các môn năm học 2024-2025
- 1. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- 2. Giáo án Toán lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- 3. Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- 4. Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- 5. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- 6. Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Lưu ý: Do nội dung giáo án quá dài, các thầy cô click vào môn mình cần để xem nội dung. Link tải giáo án đầy đủ và chi tiết dưới đây:
- Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Toán lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
1. Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Giáo án Đạo đức sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC - LỚP 1
Bài 12: YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- Nêu được việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình
- Làm được các việc thể hiện sự gắn kết yêu thương nhau trong gia đình
- Nêu được tình huống và sử lý, biết đóng vai theo các tình huống.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh ảnh về gia đình.
III. Nội dung:
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Khởi động. 2. Hình thành kiến thức mới: HĐ 1: Nêu việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình trong các tranh (T56 ,T57) Trò chơi “Tập tầm vâng” 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Nhận xét việc làm của Tin b. Nhận xét việc làm lời nói của Na 4. Ứng dụng: GV giao phiếu học tập | H: Hát bài “Ba thương con” H: Nêu tình cảm bạn nhỏ yêu thương bố mẹ . H: Giới thiệu, chia sẻ ảnh của gia đình mình trước lớp H: Nghe cô giới thiệu bài H: Quan sát tranh thảo luận nhóm theo nội dung tranh H: Đại diện nhóm nêu nội dung bức tranh 1,2,3,4 H+G: Nhận xét bổ sung H: Nhóm học chọn lời nói việc làm phù hợp gắn phiếu học tập H+G: Nhận xét – Đánh giá. H: Quan sát tranh SGK và thảo luận (cặp đôi) H: Chia sẻ ý kiến bức tranh 1 H: Các nhóm khác nhận xét bổ sung H: Quan sát tranh SGK và thảo luận (Nhóm 4) H: Chia sẻ ý kiến bức tranh 2 H: Các nhóm khác nhận xét bổ sung H: Nhận xét các ứng xử phù hợp với 2 bức tranh trên. H: Hai nhóm lên đóng vai sử lý tình huống H+G: Nhận xét rút ra bài học. H: Nhận phiếu ghi những việc đã làm ở nhà. |
...........................
2. Giáo án Toán lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Giáo án Toán sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
TUẦN 1
TOÁN
Tiết 1: VỊ TRÍ QUANH TA
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận biết được vị trí tương đối giữa hai vật: Trên - dưới; Bên phải bên trái; Phía trước - phía sau. Ở giữa.
- HS có ý thức trong giờ học.
I TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
- Videoo bài hát: Cả tuần đều ngoan của nhạc sĩ Phạm Tuyên ; SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
- Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1.HĐ Khởi động - GV mở video bài hát: Cả tuần đều ngoan. - GVnêu yêu cầu của tiết học 2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hành. 2.1 Nhận biết quan hệ trên - dưới. - GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: - GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. 2.2 Nhận biết quan hệ bên phải - bên trái. - GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: - GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. - GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải - bên trái. 2.3 Nhận biết quan hệ trước - sau, ở giữa - GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét: - GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán. - GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước - sau, ở giữa 3. Hoạt động mở rộng - GV tổng kết nội dung bài học. | - Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, HS hát - HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Lọ hoa ở trên mặt bàn, con mèo ở dưới gầm bàn. Máy bay bay bên trên, em bé đứng dưới đất. - HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. - HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Cửa ra vào ở bên phải cô giáo. Bàn GV ở bên trái cô giáo. Dãy đèn cao áp ở bên phải ô tô đang chạy. Bên trái ô tô là dãy nhà cao tầng. - HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. - HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải - bên trái. - HS quan sát SGK và nêu nhận xét: + Phía trước ba bạn đứng xếp hàng mua kem là chú bán kem; Bạn Hùng đứng trước em Hoa đang cầm thú bông; Chị Mai đứng sau em Hoa; em Hoa đứng giữa bạn Hùng và chị Mai. + Ô tô màu đỏ ở trước ô tô màu vàng, ô tô màu tím ở sau ô tô màu vàng và ô tô màu vàng ở giữa hai ô tô màu đỏ và màu tím. - HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán. - HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước - sau, ở giữa. - HS lấy ví dụ về các vị trí tương đối giữa các đồ vật mà các em vừa học. - HS nhận xét, tuyên dương. |
...........................
3. Giáo án Mỹ thuật lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Giáo án Mỹ thuật sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
CHỦ ĐỀ
MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
*Mục tiêu chung của chủ đề:
HS cần đạt sau chủ đề:
- Quan sát, nhận thức: HS nhận biết được mĩ thuật có ở quanh ta, biết sử dụng các vật liệu và dụng cụ của môn học.
- Sáng tạo và ứng dụng: HS tạo được sản phẩm bằng chấm, nét, hình, màu, khối.
- Phân tích và đánh giá: HS nêu được cảm nhận về chấm, nét, hình, màu, khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
BÀI: MĨ THUẬT QUANH TA
I. MỤC TIÊU:
*HS cần đạt sau bài học:
- Quan sát, nhận thức: HS nhận biết được Mĩ thuật có ở mọi nơi trong cuộc sống.
- Sáng tạo và ứng dụng: HS vẽ được một hình theo ý thích.
- Phân tích và đánh giá: HS chỉ ra được nét đẹp và các hình thức Mĩ thuật có ở xung quanh.
- Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực cảm nhận và hiểu biết về Mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tìm tòi và khám phá kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
- Sách học MT lớp 1.
- Hình ảnh MT có trong thực tế cuộc sống, hình ảnh sản phẩm, tác phẩm MT.
* Học sinh:
- Sách học MT lớp 1.
- Màu, chì, tẩy, giấy vẽ...
2. Phương pháp:
- GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá...
3. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
...........................
4. Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Giáo án môn Tiếng việt sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Bài 1: Làm quen (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nói và đáp lại được lời chào hỏi. Giới thiệu được tên mình với thầy cô giáo, các bạn; nghe, hiểu các hướng dẫn, yêu cầu, quy định của GV
- Gọi tên, phân biệt được đồ dùng, sách vở.
- Ngồi đúng tư thế khi đọc, viết, biết cầm bút đúng cách.
- Tô, viết được nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, xiên phải.
- HS có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng HT
II. Đồ dùng dạy học
1. HS:
- SGK TV1 tập 1, vở BTTV 1 tập 1, vở tập viết, bút, phấn, bảng, giẻ lau.
2. GV:
- Như HS. Tranh minh họa tư thế ngồi viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Khởi động:
- Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo
2. Hoạt động chính:
a. Chào hỏi, làm quen thầy cô và các bạn:
- GV hướng dẫn HS tư thế đứng dậy chào, cách chào: HS làm vài lần.
- GV giới thiệu tên mình: 1 số HS nhắc lại tên cô.
- GV lưu ý HS cách trả lời đầy đủ câu: Thưa cô, cô tên là…ạ!
- GV hỏi tên 1 số bạn. GV lưu ý HS cách trả lời đầy đủ câu: HS trả lời: Thưa cô, e, tên là…ạ!
- GVHDHD làm quen với nhau: 2 HS lên bảng làm mẫu:
HS1: Chào bạn, mình tên là …bạn tên là gì?
HS 2: Mình tên là …
+ HS đổi vai cho nhau
+ HS thực hành trong nhóm.
- GV nhận xét. Lưu ý HS thái độ khi làm quen.
b. Làm quen với đồ dùng, sách vở:
- Gv giới thiệu quyển sách TV 1:
+ Đây là sách gì?
+ Sách TV dùng để làm gì?
- HS lấy sách TV để lên bàn
…dùng để học
- GV giới thiệu qua công dụng của sách TV
- GV giới thiệu tương tự vở BTTV, đồ dùng học môn TV.
+ Để sách vở. đồ dùng học tập được bền đẹp, chúng ta cần phải làm gì?
+ HS trả cá nhân lời theo hiểu biết
- GV nhận xét, GV hướng dẫn ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng HT
c. Giới thiệu tư thế ngồi đọc, viết, cách cầm bút.
- GV giới thiệu tranh tư thế ngồi học đúng
- GV hướng dẫn, làm mẫu tư thế ngồi đọc, viết
- HS quan sát
- GV chỉnh sửa cho HS
- GV hướng dẫn HS cách cầm bút
- HS thực hành
- GV quan sát, chỉnh sửa.
...........................
5. Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Bộ A) cả năm nhé.
TUẦN 1 CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1
TIẾT 1 SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. Mục tiêu:
- Sau bài học học sinh:
+ Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè
+ Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.
+ Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.
- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.
+ Phẩm chất:
* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.
Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.
III. Các hoạt động dạy và học
...........................
6. Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Giáo án TNXH sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TN-XH LỚP 1
Bài 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nói được câu đơn giản để giới thiệu những thông tin về bản thân: Tên, tuổi và sở thích, khả năng của bản thân.
- Sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV: Tranh/ảnh về ngôi nhà
HS: Tranh/ảnh, hình vẽ về ngôi nhà, ảnh chụp của gia đình mình
III. CÁC HĐ DẠY- HỌC:
NỘI DUNG | HĐ CỦA HS |
1. HĐ khởi động: - Bài hát: Ba ngọn nến lung linh 2. HĐ khám phá *HĐ1: Hãy kể về gia đình của em -GV: Mỗi người đều có một gia đình, các thành viên trong gia đình đều có các công việc, sở thích riêng của cá nhân. Chúng ta cùng quan sát tranh SGK để tìm hiểu gia đình của các bạn nhé trong tranh nhé! - GV gợi ý: Thông tin về gia đình thứ bậc, mối quan hệ của mọi người trong gia đình( công việc, sở thích,…) - Gia đình ở H1 có bố, mẹ và 2 con - Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ đang chơi cùng em bé. - Em bé cùng mẹ đang nhìn chị đi xe đạp và reo mừng - Gia đình ở H2 gồm có ông bà, bố mẹ, con trai và con gái. - Mẹ đang chải tóc cho con gái, bà đang đọc truyện cho cháu trai,… *Liên hệ: Nói về một số việc làm thể hiện sự chăm sóc, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình. * GV chốt: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em là những người thân trong gia đình. Mọi người trong gia đình yêu thương và chăm sóc nhau. 3. HĐ luyện tập: Cùng giới thiệu về bản thân: - Giới thiệu một số thông tin về bản thân: họ và tên, thứ bậc trong gia đình, tuổi, sở thích, năng khiếu,… 4. HĐ vận dụng: Cùng giới thiệu về gia đình của mình: | - Cả lớp hát - Thảo luận ND bài hát vào bài mới - Nghe HD-Giao việc - HĐ nhóm 2 - Đại diện nhóm Kể về GĐ mình (2-3 em) - HĐ nhóm 2-Quan sát và khai thác ND hình 1, hình 2 - Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì? - Vẻ mặt và lời nói của bạn gái tỏ ra lo sợ hay vui thích? - Vẻ mặt của bố nghiêm trang hay chăm chú? - Vẻ mặt và lời nói của mẹ tỏ ra lo âu hay vui mừng? - Vẻ mặt và tiếng reo của em bé biểu hiện sự thích thú hay sợ hãi? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung - Tình cảm của các thành viên trong gia đình thế nào? - Chi tiết nào trong hình chứng tỏ cháu trai rất yêu quý, gần gũi với bà?(Tựa và ôm tay bà) - Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện điều gì?(Bố quan tâm, chăm sóc bà) - Việc làm và vẻ mặt của mẹ biểu hiện điều gì?(Mẹ rất yêu thương và chăm sóc con) - Tình cảm của ông…? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung - Các thành viên trong gia đình có tình cảm với nhau,… - Bố mẹ nấu nhiều món ăn ngon cho cả nhà ăn,… - Em yêu gia đình, luôn nghe lời ông bà, bố mẹ,… - Nghe HD - Giao việc - HĐ cặp đôi - Tự giới thiệu và nghe bạn giới thiệu về bản thân. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung - Nghe HD- Giao việc - HĐ nhóm 4- quan sát ảnh, giới thiệu các thành viên trong gia đình mình - Cá nhân kể trước lớp - Nhận xét, đánh giá - Khắc sâu kiến thức - Dặn dò. |
...........................
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn.
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán tiểu học
- 11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Tiếng việt tiểu học
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất tiểu học
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc tiểu học
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên - Xã hội tiểu học
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật tiểu học
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học
- 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân tiểu học
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Môn Toán
- Môn Tiếng Việt
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Cánh Diều
- (Word) Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cùng học
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Vì sự bình đẳng
- (PPT) PowerPoint Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức
- (PPT) PowerPoint Tiếng Việt 1 sách Cánh diều
- Môn Tự nhiên xã hội
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Cánh Diều
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Cùng học
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Vì sự bình đẳng
- (PPT) PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 Cánh Diều
- (PPT) PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Cùng học
- Môn Đạo đức
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Cánh Diều
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Cùng học
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Vì sự bình đẳng (Bộ A)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Vì sự bình đẳng (Bộ A)
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục thể chất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 1
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực kỳ 2
Giáo án Toán lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống học kỳ 2
Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm)
Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Cánh Diều học kỳ 2
Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều học kỳ 2
(Đủ cả năm) Bài giảng điện tử Mĩ thuật Lớp 1 Chân trời sáng tạo