Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm)
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Trọn bộ giáo án TNXT lớp 1 bộ Chân trời sáng tạo đầy đủ 35 tuần học (cả năm học) được biên soạn bám sát chương trình GDPT mới của Bộ, đảm bảo rằng các nội dung giảng dạy đáp ứng đầy đủ về chất lượng, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh lớp 1. Mời thầy cô tải file Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội CTST tại bài viết.
Giáo án TNXH lớp 1 theo chương trình mới
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
GIA ĐÌNH CỦA EM (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Sau bài học, các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình
- Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình
3. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
4. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình mình và tình cảm trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
- Bài giảng điện tử.
- Tranh ảnh minh hoạ
- Các tình huống và vật dụng cho tình huống.
- Học sinh:
- Sách TNXH
- Vở bài tập TNXH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động: (3 phút) a. Mục tiêu: - Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. - Tạo tình huống dẫn vào bài. b. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Xin chào” - GV phổ biến luật chơi: Nếu GV chỉ tay vào mình, các em sẽ nói “Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “Chào bạn” - GV làm động tác cho HS chơi trò chơi - GV nhận xét: Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp. - Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé. * Qua hoạt động 1: - Thông qua việc tích cực tham chơi trò chơi, HS được phát triển năng lực tự chủ và tự học cũng như phẩm chất trung thực khi thực hiện đúng các động tác. | - HS lắng nghe luật chơi - HS thực hiện chơi thừ - HS chơi trò chơi - HS vỗ tay - HS lắng nghe. * Dự kiến sản phẩm: - Các em tham gia trò chơi đầy đủ * Tiêu chí đánh giá: - Thực hiện đúng các động tác trò chơi. |
2. Hoạt động khám phá bản thân: (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tình huống cho HS tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản - Tạo tình huống dẫn vào bài. b. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở thích của bản thân - Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại. - GV nhận xét: Chúng ta đã biết tên và và sở thích của bạn bên cạnh cũng như một số bạn trong lớp rồi. Như vậy là các em đã them một số bạn mới rồi đó. Cô muốn các em sẽ mở rộng tình bạn của mình ra rộng hơn bằng việc sẽ tự làm quen, giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp nhé vào những giờ ra chơi các em nhé. - Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TN&XH. Đó là Nam và bạn An. * Qua hoạt động 2 - Thông qua việc thảo luận nhóm và giới thiệu về bản thân, HS được phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. | - HS thực hiện theo nhóm đôi. - HS thực hiện theo nhóm đôi. - HS lắng nghe - HS chào bạn An và bạn Nam - HS lắng nghe * Dự kiến sản phẩm: - Các câu tự giới thiệu của HS * Tiêu chí đánh giá: - Giới thiệu tròn câu và đúng ý |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (8 phút) a. Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An. b. Cách tiến hành: - GV chuyển ý: Hôm nay An và Nam sẽ có điều gì bất ngờ giới thiệu cho các bạn không? - GV giới thiệu tranh gia đình An ở trang 8/ SGK . + Gia đình bạn An gồm những ai? Chỉ và gọi tên từng người trong hình + Mọi người trong gia đình đang làm gì? + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào? - GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến. - GV chốt ý: Qua hình vẽ, có 4 người đó là ba, mẹ, An và chị gái. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An. * Qua hoạt động 3 - Thông qua việc thảo luận nhóm, HS được rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. - Thông qua quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi về những người trong gia đình bạn An, HS được rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức khoa học. | - HS quan sát và thảo luận nhóm đôi + Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái + Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An + Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/ … Dự kiến sản phẩm: - Các câu trả lời về gia đình bạn An. - Nêu được đúng các thành viên trong gia đình bạn An. * Tiêu chí đánh giá: - Trả lời đúng, đủ ý |
NGHỈ GIỮA TIẾT | |
3. Hoạt động luyện tập: (8 phút) a. Mục tiêu: - Giúp HS tự nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn Nam. - Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình. b. Cách tiến hành: - GV chuyển ý: Các em đã biết được những thành viên trong gia đình bạn An rồi, bây giờ chúng sẽ cùng xem tiếp gia đình bạn Nam có giống với gia đình bạn An hay không nhé? - Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, GV cho HS điểm số từ 1 đến 4 - GV chia HS theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam trang 9/ SGK . + Mọi người trong gia đình đang làm gì? - GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến. - Lần lượt với các câu hỏi sau: + Chỉ và gọi tên từng người trong hình + Gia đình bạn Nam có gì giống và khác với gia đình bạn An? - GV chốt ý: Gia đình bạn Nam có ông, bà, mẹ và bạn Nam. Những người này cô gọi là những thành viên trong gia đình bạn Nam. * Qua hoạt động 3 - Thông qua việc tham gia thảo luận nhóm, HS được rèn luyện và phát triển phẩm chất chăm chỉ. - Thông qua việc trao đổi khi thảo luận nhóm, HS tiếp tục được rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. - Thông qua quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi về những người trong gia đình bạn Nam, HS được phát triển năng lực nhận thức khoa học. | - HS lắng nghe - HS lần lượt điểm số 1 đến 4 - HS quan sát và thảo luận nhóm 4 theo từng câu hỏi + Gia đình bạn Nam đang cùng nhau làm vườn./ trồng cây. + Gia đình bạn Nam gồm có ông, bà, mẹ và bạn Nam - HS nêu điểm giống – khác theo sự quan sát của các em. - HS lắng nghe và nhắc lại * Dự kiến sản phẩm: - Các câu trả lời về gia đình bạn An. - Nêu được đúng các thành viên trong gia đình bạn An. * Tiêu chí đánh giá: - Trả lời đúng, đủ ý |
4. Hoạt động vận dụng: (8 phút) a. Mục tiêu: - HS nêu ra được các thành viên trong gia đình mình b. Cách tiến hành: - GV chuyển ý: Những người sống và sinh hoạt trong cùng một cùng một nhà thì cô gọi là gì. - Các em đã biết về gia đình bạn An và bạn Nam rồi, bây giờ các em hãy tự giới thiệu về gia đình mình cho các bạn nghe đi nào. - GV yêu cầu HS tiếp tục nói cho các bạn trong nhóm mình nghe trong vòng 2 – 3 phút. - GV cho hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu HS đó trả lời phỏng vấn của cô + Giới thiệu về bản thân của mình nhé + Gia đình em gồm những ai? - GV thực hiện lại với một số bạn. - Tiết học hôm nay các em đã được tìm hiểu về điều gì vậy các em? - Đó cũng là tựa đề bài học hôm nay của các em. Bài GIA ĐÌNH CỦA EM – GV ghi tên tựa bài, - GV chốt ý: Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, ba, mẹ, anh chị em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình. * Qua hoạt động 4: - Thông qua việc tham gia thảo luận nhóm, HS tiếp tục phát triển phẩm chất chăm chỉ. - Thông qua việc trao đổi khi thảo luận nhóm, HS tiếp tục được rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. - Thông qua việc trình bày trước lớp, HS được rèn luyện sự tự tin khi trình bày trước đám đông. | - HS trả lời: Cô gọi là gia đình. - HS lần lượt giới thiệu về gia đình mình cho các bạn trong nhóm. Nhóm nào hoàn thành xong thì báo cho GV. - HS cùng tham gia trò chơi. - HS trả lời: Tìm hiểu về gia đình của em. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS lắng nghe và nhắc lại. * Dự kiến sản phẩm: - Phần trình bày trong nhóm. - Phần trình bày trước lớp * Tiêu chí đánh giá: - Tham gia tốt các hoạt động thảo luận nhóm. - Tự tin trả lời trước lớp đúng, đủ ý |
5. Hoạt động sáng tạo: (8 phút) a. Mục tiêu: - Nói được tình cảm trong gia đình. b. Cách tiến hành: - GV chuyển ý: Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm thấy như thế nào? - Như vậy theo con thì gia đình sẽ là gì của con? Chúng ta cùng chơi trò chơi “Ai nói hay hơn” nhé - GV đưa câu mẫu: Gia đình là nơi….. và làm mẫu: Gia đình là nơi tôi yêu nhất. - GV cho có thể chọn câu hay để ghi nhanh lên bảng và làm phần chốt ý cuối tiết. - GV nhận xét. - GV chốt ý: Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau. * Qua hoạt động 3 - Thông qua việc trình bày, HS tiếp tục được rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp. - Thông qua việc nói được các câu nhận định về gia đình, HS được rèn luyện và phát triển phẩm chất nhân ái về tình cảm gia đình, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. | - HS lắng nghe và trả lời theo cảm giác của mình - HS sáng tạo để tìm câu trả lời + Gia đình là nơi con được yêu thương. + Gia đình là nơi con được quan tâm. + Gia đình là nơi có ba mẹ và con sống hạnh phúc. + ……. - HS lắng nghe và nhắc lại. * Dự kiến sản phẩm: - Các câu mà HS nói được. * Tiêu chí đánh giá: - Tự tin, tích cực tham gia - Nói câu đúng ý. |
Dặn dò: (2 phút) - Các em đã biết được các thành viên trong gia đình của mình rồi, bây giờ các em hãy về nhà và quan sát xem những thành viên trong gia đình của mình thường sẽ đối xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm sóc nhau như thế nào nhé. - Cô muốn nghe phần trình bày của các em vào tiết học Gia đình của em (tiết 2) |
Nhận xét sau tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………
Lưu ý: Đã cập nhập Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm), mời các thầy cô tải file về để xem đầy đủ nội dung.
Trong quá trình tải file, nếu có vấn đề hay thắc mắc gì, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của HoaTieu.vn để được giải đáp nhanh nhất có thể.
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên - Xã hội tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân tiểu học
11 câu Phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Cấp tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy - Tất cả các môn
- Môn Toán
- Môn Tiếng Việt
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Cánh Diều
- (Word) Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cùng học
- (Word) Giáo án Tiếng Việt 1 Vì sự bình đẳng
- (PPT) PowerPoint Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức
- (PPT) PowerPoint Tiếng Việt 1 sách Cánh diều
- Môn Tự nhiên xã hội
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Cánh Diều
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Cùng học
- (Word) Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Vì sự bình đẳng
- (PPT) PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 Cánh Diều
- (PPT) PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Cùng học
- Môn Đạo đức
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Cánh Diều
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 Cùng học
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Vì sự bình đẳng (Bộ A)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Vì sự bình đẳng (Bộ A)
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục thể chất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 1
Giáo án PowerPoint Mĩ thuật lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
Giáo án Toán lớp 1 sách Chân trời sáng tạo học kỳ 2
PowerPoint STEM Dụng cụ tính cộng, tính trừ
(Cả năm 35 Tuần) Giáo án kĩ năng sống lớp 1 năm học 2024-2025
Giáo án Âm nhạc lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Trọn bộ cả năm)
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống học kỳ 2