Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Giáo án môn Tiếng Việt theo chương trình mới
I. Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tuần 1
BÀI 1 A, a
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nhận biết và đọc đúng âm a.
- Viết đúng chữ a. Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua các tình huống reo vui “a”, tình huống cấn nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).
3. Thái độ
- Thêm yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất). - Nấm vững cấu tạo, cách viết chữ a.
- Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên,..). - Cần biết, các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở của miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói "a... a.".
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS ôn lại các nét "cong kín", “nét móc xuôi" những nét cấu tạo nên chữ a kiểu chữ thường. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét cong kín, nét móc xuôi. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai? Nam và Hà đang làm gi? Hai bạn và cả lớp có vui không? Vì sao em biết? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. - GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lấn: Nam và Hà ca hát)''. Lưu ý, nói chung, HS không tự đọc được những câu nhận biết này; vi vậy, GV cần đọc chậm rãi với tốc độ phù hợp để HS có thể bắt chước. - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm a và giới thiệu chữ a (GV: Chú ý trong câu vừa đọc, có các tiếng Nam, và, Hà, ca, hát. Các tiếng này đếu chứa chữ a, âm a (được tô màu đỏ). Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm a. - GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm a lên bảng. 3. Đọc HS luyện đọc âm a - GV đưa chữ a lên bảng để HS nhận biết chữ này trong bài học. - GV đọc mẫu âm a. Gv yêu cầu Hs đọc lại. - GV sửa lỗi phát âm của HS (nếu cần thiết). - GV có thể kể câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và cá sấu để thấy rõ đặc điểm phát âm của âm a, Tóm tắt câu chuyện như sau Thỏ và cá sấu vốn chẳng ưa gì nhau. Cá sấu luôn tìm cách hại thỏ nhưng lấn nào cũng bị bại lộ. Một ngày nọ, khi đang đứng chơi ở bờ sông, thỏ đã bị cá sấu tóm gọn. Trước khi ăn thịt thỏ, cá sấu ngậm thỏ trong miệng rói rít lên qua kẽ răng: Hu! Hu! Hu! Thỏ liền nghĩ ra một kế. Thỏ nói với cá sấu: “Anh kêu “hu hu hu", tôi chẳng sợ dâu. Anh phải kêu “ha ha ha" thi tôi mới sợ cơ” Cá sấu tưởng thật, kêu to “Ha! Ha! Ha!", thế là thỏ nhảy tót khỏi miệng cá sấu và chạy thoát. Thỏ thoát chết nhờ những tiếng có âm a ở cuối miệng mở rất rộng. Nếu cá sấu kêu "Ha! Ha! Ha!", miệng cá sấu sẽ mở rộng và thỏ mới dễ bể chạy thoát. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát - GV viết mẫu, vừa viết vừa nếu quy trình và cách viết chữ a. -GV yêu cầu Hs viết bảng | - Hs chơi - Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn. - Nam và Hà đang ca hát. - Các bạn trong lớp rất vui. - Các bạn đang tươi cười, vỗ tay tán thưởng, tặng hoa,..) - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc - HS đọc - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Hs quan sát - Một số (4 5) HS đọc âm a, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe và quan sát - Hs lắng nghe - HS viết chữ a thường (cỡ vừa) vào bảng con, Chú ý liên kết các nét trong chữ a. |
TIẾT 2
5. Viết vở - GV hướng dẫn HS tô chữ a HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ a. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - GV yêu cầu HS đọc thầm a. - GV đọc mẫu a. - GV cho HS đọc thành tiếng a (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. (Chú ý đọc với ngũ diệu vui tươi, cao và dài giọng.) -GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Tranh 1 Nam và các bạn đang chơi trò chơi gi? Vì sao các bạn vỗ tay reo a"? Tranh 2 Hai bố con đang vui chơi ở đâu? Họ reo to "a" vì điều gì? - GV và HS thống nhất câu trả lời. (Gợi ý: Nam và các bạn đang chơi thả diều. Các bạn thích thú vỗ tay reo "a" khi thấy diều của Nam bay lên cao (tranh 1). Hai bố con đang vui chơi trong một công viên nước: Họ reo to "a" vì trò chơi rất thú vị phao tới điểm cuối của cầu trượt, nước bắn lên tung toé (tranh 2). 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. - GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Tranh 1 Tranh vẽ cảnh ở đâu? Những người trong tranh đang làm gì? Theo em, khi vào lớp Nam sẽ nói gi với bố? Theo em, bạn ấy sẽ chào bố như thế nào? Tranh 2 Khi vào lớp học, Nam nhìn thấy ai đứng ở cửa lớp? Nhìn thấy cô giáo, Nam chào cô như thế nào? - GV và HS thống nhất câu trả lời. (Gợi ý: Tranh vẽ cảnh trường học. Bố chở Nam đến trường học và đang chuẩn bị rời khỏi trường. Nam chào tạm biệt bố để vào lớp. Nam có thể nói: “Con chào bố ạ!", "Con chão bó, con vào lớp ạ!", "Bó ơi, tạm biệt ből", "Bố ơi, bố về nhé!", .(tranh 1). Nam nhìn thấy cô giáo. Nam có thể chào cô: "Em chào cô ạ!” “Thưa cô, em vào lớp!"..(tranh 2). - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên (lưu ý thể hiện ngữ điệu và cử chỉ, nét mặt phù hợp). - Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm a. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. | - HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - HS viết - HS nhận xét - HS đọc thẩm a. - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS thực hiện - HS đóng vai, nhận xét - Hs lắng nghe |
BÀI 2 B, b
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng âm b; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu có âm b, thanh huyền; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng chữ b, dấu huyền; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ bị dấu huyền.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm b và thanh huyền có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Gia đình được gợi ý trong tranh.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết những thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tinh yêu thương giữa ông bà và cháu; tình yêu thương giữa con cái với cha mẹ; cảnh gia đình sum họp, đám ẩm...).
3.Thái độ
- Thêm yêu thích môn học
- Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm b: phụ âm môi mói.
- GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm b.
- Hiểu về một số sự vật:
+ Búp bê: đó chơi thân thiết của trẻ em (nhất là với trẻ em gái), thường được mô phỏng theo hình dáng của bé gái. Búp bê có thể làm từ vài, bông, nhựa..
+ Ba ba: con vật sống ở các vùng nước ngọt, có hình dáng giống rủa nhưng mềm, dẹt, phủ da, không vẩy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS ôn lại chữ a. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ a. - HS viết chữ a 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai? Bà cho bé dó chơi gi? Theo em, nhận được quà của bà, bé có vui không? Vì sao? - GV và HS thống nhất cầu trả lời. - GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bà cho bé búp bê. GV giúp HS nhận biết tiếng có âm b và giới thiệu chữ ghi âm b. 3. Đọc HS luyện đọc âm b a. Đọc âm - GV đưa chữ b lên bảng để giúp HS nhận biết chữ b trong bài học. - GV đọc mẫu âm b (lưu ý: hai môi mim lại rồi đột ngột mở ra). - GV yêu cầu HS đọc. - GV có thể giới thiệu bài hát Búp bê bằng bông của tác giả Lê Quốc Thắng (các tiếng đều mở đầu bằng phụ âm b). b. Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS) ba, bà. + GV yêu cầu HS đánh vẫn tiếng mẫu ba, bà (bờ a ba; bờ a ba huyền bà). Cả lớp đồng thanh đọc + Một số (4-5) HS đọc trơn Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa b tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. + GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ba, bà, ba ba. -Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ba (số 3), GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. - GV cho từ ba xuất hiện dưới tranh. - Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ba, đọc trơn từ ba. - GV thực hiện các bước tương tự đối với bà, ba ba. - HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ b và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ b. - HS viết chữ b, ba, bà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ , giữa chữ b và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị tri dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ba khi viết bà. - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. | - Hs chơi - HS viết - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc -Hs quan sát -Hs lắng nghe - Một số (4 5) HS đọc âm b, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - HS đọc - HS đọc - HS đọc - HS đọc - HS đọc - HS quan sát - HS nói - HS quan sát - HS phân tích và đánh vần - HS đọc - HS đọc -Hs lắng nghe và quan sát - Hs lắng nghe - HS viết -HS nhận xét -Hs lắng nghe |
TIẾT 2
5. Viết vở - GV hướng dẫn HS tô chữ b HS tô chữ b (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - HS đọc thầm của "A, bà”, - Tìm tiếng có âm b, thanh huyền. -GV đọc mẫu “A, bà.” (ngữ điệu reo vui). - HS đọc thành tiếng câu “A, bà." (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Bà đến thăm mang theo quà gi? Ai chạy ra đón bà? Cô bé có vui không? Vì sao ta biết? Tình cảm giữa bà và bạn Hà như thế nào? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 7. Nói theo tranh - HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào lúc nào? Gia đình có mấy người? Gồm những ai? Khung cảnh gia đình như thế nào? Vì sao em biết? - GV và HS thống nhất câu trả lới. (Gợi ý: Tranh vẽ cảnh gia đình, vào buổi tối, mọi người trong nhà dang nghi ngơi, quây quần bên nhau. Gia đình có 6 người: ông bà, bố mẹ và 2 con (một con gái, một con trai). Khung cảnh gia đình rất đầm ấm. Gương mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui; ông bà thư thái ngói ở ghế, mẹ bê đĩa hoa quả ra để cả nhà ăn, bố rót nước mời ông bà; bé gái chơi với gấu bông, bé trai chơi trò lái máy bay,.) - Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh, giới thiệu về gia đình bạn nhỏ. - Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét. - HS liên hệ, kể về gia đình mình. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm b. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. | - HS tô chữ b (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - HS viết - HS nhận xét - HS đọc thẩm. - Hs tìm - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. -HS thực hiện -HS thể hiện, nhận xét -HS kể -Hs lắng nghe |
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT A, B
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về đọc viết các âm A, b đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn đọc: - GV ghi bảng. a,b,ba bà - GV nhận xét, sửa phát âm. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. a,b,ba bà. Mỗi chữ 3 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV chấm vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà. | - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS viết vở ô ly. - Dãy bàn 1 nộp vở. |
BÀI 3 C, c
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng ảm c; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu có âm c, thanh sắc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng chữ c, dấu sắc; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ c, dấu sắc.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm c và thanh sắc có trong bài học.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật Nam, nhân vật Hà trong mối quan hệ với bố, bà; suy đoán nội dung tranh minh hoạ: “Nam và bố cấu cá”, “A, cá, và tranh “Chào hỏi" .
3. Thái độ
- Thêm yêu thích môn học
- Cảm nhận được tình cảm gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm c; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ , dấu sắc; nghĩa của các từ ngữ ca, cà, cá trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS ôn lại chữ b. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ b. - HS viết chữ b 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam và bối cầu cá. - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm c, thanh sắc giới thiệu chữ ghi âm c, dấu sắc. 3. Đọc HS luyện đọc âm c a. Đọc âm c - GV đưa chữ c lên bảng để giúp HS nhận biết chữ c trong bài học. - GV đọc mẫu âm c. -GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. b. Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): ca, cá. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mỏ hình và đọc thành tiếng ca, cá. + GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu ca, cả (cờ - a ca; cờ a - ca sắc - cá). - Lớp đánh văn đồng thanh tiếng mẫu. + GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Ghép chữ cái tạo tiếng: HS tự tạo các tiếng có chứa c - GV yêu cầu HS tìm chữ a thêm với chữ c để tạo tiếng ca. - GV yêu cầu HS tìm chữ và dấu huyền ghép với chữ c để tạo tiếng cà. - GV yêu cầu HS tim chữ a và dấu sắc ghép với chữ c để tạo tiếng cả. - GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng. 2 3 HS nêu lại cách ghép. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ca, cà, cả. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ca - GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ ca xuất hiện dưới tranh - GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ca, đọc trơn tử ca. GV thực hiện các bước tương tự đối với cả, cá. - GV yêu cầu HS đọc trơn nổi tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp doc đóng thanh một số lắn. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ c và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ c. - HS viết chữ c, ca, cà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ , giữa chữ c và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị tri dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ca khi viết cà. - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. | - Hs chơi - HS viết - Hs trả lời - Hs trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc - Hs lắng nghe - Hs quan sát - Hs lắng nghe - Một số (4 5) HS đọc âm c, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu ca, cá (cờ - a ca; cờ a - ca sắc - cá). - HS đánh vần - Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - HS tự tạo - HS tìm - HS tìm - HS tìm - HS phân tích - HS quan sát - HS nói - HS quan sát - HS phân tích và đánh vần - HS đọc - HS đọc - Hs lắng nghe và quan sát - Hs lắng nghe - HS viết - HS nhận xét - Hs lắng nghe |
Để xem toàn bộ nội dung giáo án Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy - Tất cả các môn
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên - Xã hội tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán tiểu học
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án PowerPoint Đạo Đức lớp 1 sách Cánh Diều
-
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm)
-
Giáo án Toán lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo (Trọn bộ cả năm)
-
(Word) Giáo án Toán lớp 1 buổi 2 sách Cánh Diều Cả năm 2024-2025
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm)
-
Giáo án Mĩ thuật 1 Cùng học để phát triển năng lực mới nhất 2024
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều (Trọn bộ cả năm)
-
(Tải Free) Giáo án PowerPoint Mĩ thuật lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
-
Giáo án PowerPoint Tự nhiên xã hội lớp 1 Cánh Diều (Cả năm)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án lớp 1
(Word) Giáo án Toán lớp 1 buổi 2 sách Cánh Diều Cả năm 2024-2025
Giáo án Giáo dục thể chất lớp 1 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)
Giáo án Tiếng việt lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Trọn bộ cả năm)
Giáo án PowerPoint Tự nhiên và xã hội lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống học kỳ 2
Giáo án Sinh hoạt dưới cờ lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống