Đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân năm học 2022 - 2023 kèm đáp án
Đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân năm học 2022 - 2023 kèm đáp án, bao gồm 3 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo.
Đề thi học kì II Giáo dục công dân lớp 6
1. Ma trận đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân
Cấp độ Tên chủ đề (nội dung) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số câu – Tổng số điểm | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Thực hiện trật tự an toàn giao thông | 0,5 đ | 2 đ | 1 đ | ||||||
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em | 1 đ | 1 đ | |||||||
Quyền và nghĩa vụ học tập | 0,5 đ | 1 đ | 1 đ | ||||||
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | 0,5 đ | ||||||||
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. | 0,5 đ | 0,5 đ | |||||||
Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín | 0,5 đ | ||||||||
Tổng số câu Tổng số điểm | 2 1đ | 2 1 đ | ½ +1/2 3đ | 1 0,5 đ | ½ +½ + ½ 3 đ | ½ 0,5 đ | 1 1đ | 9 10 |
2. Đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân số 1
PHÒNG GD-ĐT……. TRƯỜNG……. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 (Không kể thời gian phát đề) |
I. Trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu 1: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?
A. Công an.
B. Viện Kiểm sát.
C. Những người mà pháp luật cho phép.
D. Bất kỳ người nào.
Câu 2: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào?
A. Biển báo cấm
B. Biển hiệu lệnh
C. Biển báo nguy hiểm
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Bắt và giam giữ hai người cãi nhau ngoài đường.
B. Thuê côn đồ chặn đường đánh ghen.
C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
D. Gọi chị đến đánh bạn cùng lớp do nghi ngờ bạn lấy trộm tiền.
Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự công bằng trong giáo dục?
A. Học sinh dân tộc thiểu số không được đi học.
B. Giàu hay nghèo đều được đi học.
C. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học.
D. Trẻ em lang thang không được đi học.
Câu 5: Hành vi xem trộm điện thoại đã vi phạm quyền nào trong những quyền sau?
A. Quyền được học tập của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được quy định tại điều mấy Hiến pháp 2013?
A. Điều 22
B. Điều 21
C. Điều 20
D. Điều 23
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 7 (3 điểm):
a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?
b) Là học sinh em hãy kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ?
Câu 8 (2 điểm):
a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?
b) Em hãy kể một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển?
III. Bài tập tình huống (2 điểm)
Câu 9: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà Nam rất khó khăn, sau Nam còn có hai em sinh đôi. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và chăm sóc em.
a) Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?
b) Em và các bạn trong lớp sẽ làm gì để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học?
2.1. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân số 1
I. Phần trắc nghiệm:
1 B | 2 B | 3 C |
4 B | 5D | 6 A |
II. Phần tự luận:
Câu 7 (3 đ)
- a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội (2 điểm):
- Giữ an toàn cho bản thân, yên tâm cho gia đình và người thân. Tránh được việc phải nộp phạt những hành vi vi phạm giao thông không đáng có.
- Giúp giao thông được thông thoáng, tránh ắc tắc, đi lại thuận lợi. Góp phần tạo nên văn hóa giao thông lành mạnh và văn minh.
b) HS kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông (1 điểm)
Câu 8:
a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy 4 nhóm quyền, đó là những nhóm quyền sau: quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển toàn diện, quyền tham gia. (1 điểm)
b) HS kể đúng một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển (1đ)
Phần III. Bài tập tình huống.
Câu 9:
a) Một số biện pháp có thể áp dụng (1 điểm)
- Sắp xếp một thời gian biểu hợp lí để vừa học được vừa giúp bố trông em và làm việc nhà.
- Bàn với bố nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của họ hàng người thân
- Trình bày với cô giáo chủ nhiệm để cô cùng các bạn trong lớp, ban phụ huynh lớp, nhà trường hiểu rõ hoàn cảnh để có biện pháp giúp đỡ chia sẻ: giảm học phí, trao học bổng vượt khó, hỗ trợ sách vở...
b) Em và các bạn trong lớp có thể để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học bằng cách: (1 điểm)
- Động viên khích lệ bạn vượt qua khó khăn.
- Quyên góp ủng hộ bạn sách vở, đồ dùng học tập.
- Đến chơi nhà thăm bố ốm, chơi với em, đưa đón em giúp bạn.
- Tìm kiếm sự ủng hộ của những nhà tài trợ hảo tâm để giúp đỡ gia đình bạn.
3. Đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân số 2
Câu 1: Đến nay, Công ước về quyền trẻ em có bao nhiêu thành viên ?
A. 194.
B. 195.
C. 196.
D. 197.
Câu 2: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
A. 1989.
B. 1998.
C. 1986
D. 1987.
Câu 3: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
Câu 4: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền phát triển.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 5: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 6: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm: 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 7: Người công dân Việt Nam tối đa được mang mấy quốc tịch?
A. Nhiều quốc tịch.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Điều 19, Luật Quốc tịch 2008 quy định những người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ trường hợp nào?
A. Chủ tịch nước cho phép.
B. Có lợi cho nhà nước CHXHCN Việt Nam.
C. Có công lao đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Cả A,B, C.
Câu 9: Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?
A. Giấy khai sinh.
B. Hộ chiếu.
C. Chứng minh thư.
D. Cả A,B, C.
Câu 10: Các tội liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia như: gián điệp, phản bội tổ quốc, khủng bố…bị tước quyền công dân bao nhiêu lâu?
A. 1 - 5 năm.
B. 2 - 3 năm .
C. 3 - 4 năm.
D. Cả đời.
Câu 11: Hình tròn viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 12: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 13: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 14: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 15: Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50cm3?
A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 16: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào?
A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ.
B. Đường hàng không, đường bộ.
C. Đường thủy, đường hàng không.
D. Cả A và B.
Câu 17: Thành ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?
A. Vai trò của tự học.
B. Vai trò của tự nhận thức.
C. Vai trò của việc học.
D. Vai trò của cá nhân.
Câu 18: Luật giáo dục do cơ quan nào ban hành?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
D. Tổng Bí thư.
Câu 19: Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục thể hiện tính chất gì?
A. Tính nhân đạo.
B. Tính nhân văn.
C. Tính bình đẳng.
D. Cả A và B.
Câu 20: Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào ?
A. Giáo dục mầm non.
B. Giáo dục tiểu học.
C. Giáo dục THCS.
D. Cả A,B, C.
Câu 21: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.
B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.
C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
D. Bắt giữ người do nghi ngờ.
Câu 22: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.
C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.
Câu 23: Công dân bị bắt khi có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước nào?
A. Tòa án.
B. Viện Kiểm sát.
C. Công an tỉnh.
D. Cả A, B.
Câu 24: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?
A. Công an.
B. Những người mà pháp luật cho phép.
C. Bất kỳ người nào.
D. Viện Kiểm sát.
Câu 25: Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?
A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Nam không vi phạm quyền nào.
C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 26: Ông C là Chủ tịch huyện X, do bị tố cáo trong việc sai phạm sử dụn đất nên ông C đã bị đi tù. Điều đó nói đến điều gì của pháp luật?
A. Tính bình đẳng.
B. Không bình đẳng.
C. Tính dân chủ.
D. Tính công khai.
Câu 27: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Cả A và B.
Câu 28: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.
B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.
C. Bắt người theo quy định của Tòa án.
D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.
Câu 29: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt hình thức nào ?
A. Phạt cảnh cáo.
B. Cải tạo không giao giữ.
C. Phạt tù.
D. Cả A,B, C.
Câu 30: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động đó vi phạm quyền nào sau đây?
A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 31: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép nói đến quyền nào của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 32: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
A. Từ 3 tháng đến 1 năm.
B. Từ 2 tháng đến 1 năm.
C. Từ 5 tháng đến 2 năm.
D. Từ 7 tháng đến 2 năm.
Câu 33: Nghi ngờ nhà ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T đã rình nhà ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra lấy bằng chứng. Biết được điều đó vợ ông T đã ngăn cản ông nhưng ông T vẫn cố tình làm. Trong tình huống này ai là người không vi phạm pháp luật?
A. Ông Q và vợ ông T.
B. Ông T.
C. Vợ ông T.
D. Ông T và vợ ông T.
Câu 34: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác được quy định tại điều nào, hiến pháp năm nào?
A. Điều 19, Hiến pháp 2011.
B. Điều 20, Hiến pháp 2011.
C. Điều 21, Hiến pháp 2013.
D. Điều 22, Hiến pháp 2013.
Câu 35: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ý nghĩa là?
A. Bảo vệ chỗ ở của công dân.
B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà..
C. Tôn trọng chỗ ở của người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 36: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 37: Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị phạt bao nhiêu ?
A. 01 - 1,5 triệu đồng.
B. 01 - 2 triệu đồng.
C. 500 - 1 triệu đồng.
D. Không bị phạt.
Câu 38: Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu?
A. 03 năm tù.
B. 01 năm tù.
C. Cảnh cáo.
D. Trung thân.
Câu 39: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào ?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền tự do cơ bản.
Câu 40: Được xem thư tín, điện thoại, điện tín của người khác khi nào?
A. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Người đó cho phép.
C. Đọc giùm người bị khiếm thị.
D. Cả A, B, C.
3.1. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân số 2
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | D | 11 | A | 21 | C | 31 | B |
2 | A | 12 | B | 22 | D | 31 | A |
3 | A | 13 | C | 23 | D | 33 | A |
4 | B | 14 | D | 24 | C | 34 | D |
5 | C | 15 | A | 25 | D | 35 | D |
6 | A | 16 | D | 26 | A | 36 | D |
7 | A | 17 | C | 27 | D | 37 | A |
8 | D | 18 | A | 28 | D | 38 | A |
9 | D | 19 | A | 29 | D | 39 | D |
10 | A | 20 | D | 30 | B | 40 | D |
4. Đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân số 3
Đề kiểm tra GDCD lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là
A. Không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
B. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.
C. Không ai có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
D. Không tổ chức nào có quyền can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân. .
Câu 2: Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?
A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.
B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.
C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân.
Câu 3 : Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận.
C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.
D. Bóc xem các thư bị gửi nhầm.
Câu 4 : Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 5: Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị phạt bao nhiêu ?
A. 01 - 1,5 triệu đồng.
B. 01 - 2 triệu đồng.
C. 500 - 1 triệu đồng.
D. Không bị phạt.
Câu 6: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép nói đến quyền nào của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 7: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
A. Từ 3 tháng đến 1 năm.
B. Từ 2 tháng đến 1 năm.
C. Từ 5 tháng đến 2 năm.
D. Từ 7 tháng đến 2 năm.
Câu 8: Nghi ngờ nhà ông Q ăn trộm xe đạp nhà mình nên ông T đã rình nhà ông Q đi vắng để lẻn vào nhà kiểm tra lấy bằng chứng. Biết được điều đó vợ ông T đã ngăn cản ông nhưng ông T vẫn cố tình làm. Trong tình huống này ai là người không vi phạm pháp luật?
A. Ông Q và vợ ông T.
B. Ông T.
C. Vợ ông T.
D. Ông T và vợ ông T.
Câu 9: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác được quy định tại điều nào, hiến pháp năm nào?
A. Điều 19, Hiến pháp 2011.
B. Điều 20, Hiến pháp 2011.
C. Điều 21, Hiến pháp 2013.
D. Điều 22, Hiến pháp 2013.
Câu 10: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ý nghĩa là?
A. Bảo vệ chỗ ở của công dân.
B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà..
C. Tôn trọng chỗ ở của người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 11: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.
B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.
C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
D. Bắt giữ người do nghi ngờ.
Câu 12: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.
C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.
Câu 13 : Công dân bị bắt khi có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước nào?
A. Tòa án.
B. Viện Kiểm sát.
C. Công an tỉnh.
D. Cả A, B.
Câu 14 : Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?
A. Công an.
B. Những người mà pháp luật cho phép.
C. Bất kỳ người nào.
D. Viện Kiểm sát.
Câu 15: Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?
A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Nam không vi phạm quyền nào.
C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.
D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 16: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?
A. Bình đẳng.
B. Không bình đẳng.
C. Dân chủ.
D. Công khai.
Câu 17: Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?
A. Vai trò của tự học.
B. Vai trò của tự nhận thức.
C. Vai trò của việc học.
D. Vai trò của cá nhân.
Câu 18: Luật giáo dục do cơ quan nào ban hành?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
D. Tổng Bí thư.
Câu 19: Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục thể hiện tính chất gì?
A. Tính nhân đạo.
B. Tính nhân văn.
C. Tính bình đẳng.
D. Cả A và B.
Câu 20: Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào ?
A. Giáo dục mầm non.
B. Giáo dục tiểu học.
C. Giáo dục THCS.
D. Cả A,B, C.
Câu 21: Hình tròn viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 22: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 23 : Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 24 : Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 25: Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50cm3?
A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 26: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Câu 27: Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành vào năm nào?
A. 1985.
B. 1986.
C. 1987.
D. 1988.
Câu 28: Người công dân Việt Nam tối đa được mang mấy quốc tịch?
A. Nhiều quốc tịch.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 29: Điều 19, Luật Quốc tịch 2008 quy định những người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ trường hợp nào?
A. Chủ tịch nước cho phép.
B. Có lợi cho nhà nước CHXHCN Việt Nam.
C. Có công lao đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Cả A,B, C.
Câu 30: Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?
A. Giấy khai sinh.
B. Hộ chiếu.
C. Chứng minh thư.
D. Cả A,B, C.
Câu 31: Các tội liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia như: gián điệp, phản bội tổ quốc, khủng bố…bị tước quyền công dân bao nhiêu lâu?
A. 1 - 5 năm.
B. 2 - 3 năm .
C. 3 - 4 năm.
D. Cả đời.
Câu 32: Đến nay, Công ước về quyền trẻ em có bao nhiêu thành viên ?
A. 194.
B. 195.
C. 196.
D. 197.
Câu 33: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
A. 1989.
B. 1998.
C. 1986
D. 1987.
Câu 34 : Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền : sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền : sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền : sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
Câu 35 : Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền phát triển.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 36: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 37: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm : 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 38: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 39: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có bao nhiêu điều và bao nhiêu quyền?
A. 54 điều, 29 quyền.
B. 53 điều, 25 quyền.
C. 52 điều, 27 quyền.
D. 51 điều, 23 quyền.
Câu 40 : An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ?
A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học.
B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học.
C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật.
D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học.
4.1. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân số 3
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | B | 11 | C | 21 | A | 31 | A |
2 | A | 12 | D | 22 | B | 31 | D |
3 | D | 13 | D | 23 | C | 33 | A |
4 | D | 14 | C | 24 | D | 34 | A |
5 | A | 15 | D | 25 | A | 35 | B |
6 | B | 16 | A | 26 | A | 36 | C |
7 | A | 17 | C | 27 | D | 37 | A |
8 | A | 18 | A | 28 | A | 38 | D |
9 | D | 19 | A | 29 | D | 39 | A |
10 | D | 20 | D | 30 | D | 40 | C |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
Bộ Đề thi học kì 2 Tiếng Anh lớp 6 năm 2024 kèm đáp án
Top 3 Đề thi học kì 2 lớp 6 Vật lý năm học 2022 - 2023 kèm đáp án
Top 20 Đề thi Lịch Sử Địa lý cuối kì 2 năm 2024 Có đáp án
Top 3 Đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học năm học 2022 - 2023 kèm đáp án
Top 3 Đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử năm học 2022-2023 kèm đáp án
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Đề thi học kì 2 lớp 6 Giáo dục công dân PDF
279,4 KB 28/04/2021 10:03:33 SA
Gợi ý cho bạn
-
Thống kê các văn bản đã thi vào 10 Hà Nội 2024
-
Nói và nghe: Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm
-
(2024-2025) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Thừa Thiên Huế
-
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
-
Đề thi chuyên Hóa vào lớp 10 2023
-
Ví dụ ở địa phương em về tác động của con người đến sự phát triển và phân bố của thực vật, động vật
-
Phân tích 1 đoạn lời thoại để làm rõ mẫu thuận giằng xé của nhân vật Xúy Vân
-
(Mới) Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Thừa Thiên Huế
-
Viết một câu nêu hoạt động của em trong mùa xuân siêu hay
-
Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
(Mới nhất) Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội 2024
Viết một đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Hà Giang 2024
Trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích Huyện đường
Qua bài thơ Ông đồ em hiểu gì về tục xin chữ mỗi dịp Tết đến xuân về
(Mới nhất) Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh Hải Dương năm 2024