Top 3 Đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học năm học 2022 - 2023 kèm đáp án

Top 3 Đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học năm học 2022 - 2023 kèm đáp án, bao gồm 3 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học

Tên Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng
TNKQTNTLTNKQTNTLVận dụng thấpVận dụng cao

1. Quả và hạt

Mô tả được các bộ phận của hạt.

Đặc điểm của quả phù hợp phát tán.

Nêu được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

2.75 điểm

25%

5 câu

1.25 đ

1 câu

1.5 đ

2. Các nhóm thực vật

Đặc điểm của các ngành thực vật.

Giải thích sự tiến hóa của thực vật hạt kín

4.25 điểm

25%

5 câu

1.25 đ

1 câu

2 đ

1 câu

1 đ

3. Vai trò của thực vật

Thực vật góp phần điều hòa khí hậu.

.

0.25 điểm

2.5%

1 câu

0.25 đ

4.Đa dạng sinh học

Nguyên nhân suy giảm.

Khái niệm.

Biện pháp bảo vệ.

2.75 điểm

27.5 %

1 câu

0.25 đ

1 câu

1 câu

1.5đ

Tổng

15 câu (17 ý hỏi)

10 đ

7 câu

1.75 đ

2 câu

2.5 đ

5 câu

1.25 đ

1 câu

2 đ

1 câu

1 đ

1 câu

1.5đ

2. Đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học số 1

Trường THCS ………..

Lớp: 6.....

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Sinh học Khối 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

A. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia quả thành hai nhóm quả chính là:

A. Quả khô và quả nẻ.
B. Quả khô và quả không nẻ.
C. Quả nẻ và quả không nẻ.
D. Quả khô và quả thịt.

Câu 2: Loại quả khô nẻ có ở cây:

A. Đậu xanh
B. Lúa
C. Cà chua
D. Xoài

Câu 3: Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rêu là.

A. Vùng đồi núi.
B. Nơi ẩm ướt.
C. Nơi ngập nước.
D. Vùng khô hạn.

Câu 4: Sự phát tán là gì?

A. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió.
B. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật
C. Hiện tượng quả và hạt được chuyên đi xa chỗ nó sống.
D. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.

Câu 5. Ở cây chò, hình thức phát tán của quả và hạt là:

A. Nhờ động vật
B. Nhờ gió
C. Tự phát tán
D. Phát tán nhờ con người

Câu 6. Các bộ phận của hạt gồm có:

A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
B. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ
C. Vỏ và phôi.
D. Phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 7. Dương xỉ sinh sản bằng:

A. Bào tử.
B. Tiếp hợp.
C. Phân đôi.
D. Quả.

Câu 8: Sinh sản bằng hạt là đặc điểm của ngành:

A. Hạt trần.
B. Hạt kín.
C. Hạt trần và hạt kín.
D. Dương xỉ

Câu 9. Thực vật góp phần điều hoà khí hậu thông qua việc điều hoà các yếu tố trong tự nhiên là:

A. Lượng khí oxi.
B. Lượng khí cacbonic.
C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 10. Cơ thể của tảo có cấu tạo như sau:

A. Tất cả đều đơn bào.
B. Tất cả đều đa bào.
C. Có dạng đơn bào và đa bào.
D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là:

A. Sống trên cạn.
B. Có rễ thân lá.
C. Có sự sinh sản bằng hạt
D. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.

Câu 12. Đâu không phải là nguyên nhân khiến đa dạng thực vật ở việt Nam bị suy giảm?

A. Chặt phá rừng làm rẫy.
B. Khoanh nuôi rừng.
C. Đốt rừng.
D. Chặt phá rừng để buôn bán.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: Nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm? (1,5 điểm)

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Vì sao hạt kín là ngành tiến hoá nhất? (3 điểm)

Câu 3: Đa dạng thực vật là gì? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?(2,5 điểm)

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học số 1

A. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu123456789101112
ý đúngDABCBAABDCDB

B. TỰ LUẬN

CâuĐáp ánĐiểm

Câu 1

Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.

Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chổng hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.

1,5

Câu 2

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng: rễ (rễ cọc, rễ chùm); thân(thân đứng, thân leo, thân bò); lá (lá đơn, lá kép). Bên trong có mạch dẫn phát triển.

- Cơ quan sinh sản: có hoa, quả, hạt. Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau. Môi trường sống đa dạng.

* Hạt kín là ngành tiến hoá nhất vì: hạt nằm trong quả nên được bảo vệ tốt hơn. Đây là 1 ưu thế của hạt kín => Hạt kín là ngành tiến hoá nhất.

1

1

1

Câu 3

- Đa dạng thực vật là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và sự đa dạng về môi trường sống của chúng.

- Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật cần:

+ Ngăn chặn phá rừng bừa bãi để bảo vệ môi trường sống của thực vật và bảo vệ các loài thực vật quý hiếm.

+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tông, bảo vệ các loài thực vật, cấm buôn bán các loài thực vật quý hiếm.

+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

1

0.5

0.5

0.5

3. Đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học số 2

Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 6

Môn: Sinh học 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Trong hình thức thụ phấn nhờ sâu bọ, loài nào sau đây thường giúp hoa thụ phấn?

A. Kiến

B. Châu chấu

C. Bướm

D. Sâu róm

Câu 2: Trong truyện “sự tích dưa hấu” trên đảo hoang, Mai An Tiêm vô tình có được hạt giống dưa hấu do loài chim mang tới, Đây là hình thức phát tán nào?

A.tự phát tán

B.phát tán nhờ động vật

C.phát tán nhờ gió

D.phát tán do con người

Câu 3: Khi bổ dưa hấu, Nam thấy quả có nhiều thịt quả và có thể dễ dàng bổ đôi quả. Dưa hấu là loại?

A. Quả khô nẻ

B.quả mọng

C. Quả hạch

D. Quả khô không nẻ

Câu 4: Cây nào sau đây có hại cho sức khỏe con người?

A. Cây cần sa

B. Cây hà thủ ô

C. Cây đinh lăng

D. Cây nhân sâm

Câu 5: Dựa vào đặc điểm của các loại hoa thụ phấn đã học, em hãy điền dấu “X” vào bảng sao cho phù hợp

Đặc điểmHoa thụ phấn nhờ sâu bọHoa thụ phấn nhờ gió
- có màu sắc sặc sỡ, có Hương thơm, mật ngọt
- hạt phấn to, có gai
- hoa thường tập trung ở ngọn cây
- đầu nhụy có chất dính
- bao hoa thường tiêu giảm
- chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
- hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ
- đầu hoặc vòi nhị dài, có nhiều lông

Phần tự luận

Câu 1: So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và cây dương xỉ

Câu 2: Trong các cây sau đây, cây nào thuộc lớp Một lá mầm, cây nào thuộc lớp Hai lá mầm: cây xoài, cây lúa, cây ổi, cây ngô

Câu 3: Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất, điều đó đúng hay sai? Vì sao?

Câu 4: Tại sao thức ăn lại bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu thì phát làm như thế nào?

3.1. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học số 2

Phần trắc nghiệm

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5:

Đặc điểmHoa thụ phấn nhờ sâu bọHoa thụ phấn nhờ gió
- có màu sắc sặc sỡ, có Hương thơm, mật ngọtx
- hạt phấn to, có gaix
- hoa thường tập trung ở ngọn câyx
- đầu nhụy có chất dínhx
- bao hoa thường tiêu giảmx
- chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳngx
- hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹx
- đầu hoặc vòi nhị dài, có nhiều lôngx

Phần tự luận

Câu 1:

- Cây rêu có: rễ giả; thân không phân nhánh, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn

- Cây dương xỉ: có rễ thật, thân hình trụ nằm ngang, lá già có phiến lá xẻ thùy, lá non cuộn tròn ở đầu, có mạch dẫn

Câu 2:

- Cây một lá mầm: lúa, ngô

- Cây hai lá mầm: xoài, ổi

câu 3:

- Đúng

- Vì:

+ Cây xanh quang hợp tạo chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, tạo oxi cho các sinh vật hô hấp

+ Góp phần điều hòa khí hậu như làm cân bằng lượng khí oxi và cacbonic trong môi trường

+ Bảo vệ đất và nguồn nước , chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán

+ Cung cấp nơi ở , nơi sinh sản cho nhiều loài động vật

Câu 4:

- Thức ăn: rau , quả, thịt, cá…để lâu sẽ bị các laoij vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu

- Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quan thực phẩm như phơi khô, làm lạnh, ướp muối….

4. Đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học số 3

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Thực vật bậc cao gồm những ngành nào ?

A. rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín

B. tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần

C. tảo, rêu, dương xỉ, hạt kín

D. tảo, rêu, hạt trần, hạt kín

Câu 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa: nấm rơm có cấu tạo gồm hai phần: phần….(1)…là cơ quan sinh dưỡng và phần …(2)..là cơ quan sinh sản

A.(1): cuống nấm ;(2): mũ nấm

B. (1): sợi nấm ;(2): cuống nấm

C. (1): sợi nấm ;(2): mũ nấm

D. (1): mũ nấm ;(2):cuống nấm

Câu 3: Nhóm quả nào dưới đây gồm những quả khô?

A. cải, cà chua, nhãn, xà cừ

B. cải, đậu xanh, chi chi, xà cừ

C. ổi, bưởi, bông, chuối

D. cải, thìa là, bông, nho

Câu 4: Nhóm nào dưới đây gồm những quả thịt ?

A.bông, đu đủ, chuối, xà cừ

B.lúa, bưởi, đậu bắp, táo

C.chanh, táo ta, chuối, cà chua

D.nho, thì là, chuối, na

Câu 5: Khi nói về cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm, có bao nhiều phát biểu sau đây đúng ?

(1) hoa của cây một lá mầm thường có 3 hoặc 6 cánh hoa

(2) hoa của cây hai lá mầm thường có 4 hoặc 5 cánh hoa

(3) cây hai lá mầm thường rễ cọc, gân lá hình mạng

(4) cây một lá mầm: rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song

A.1 B.2 C.3 D.4

Phần tự luận

Câu 1: Trình bày các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Câu 2: Nêu vai trog của thực vật đối với động vật

Câu 3: Nêu vai trò của thực vật đối với con người

Câu 4: Em hãy nối ý ở cột A với ý của cột B sao cho phù hợp

Công dụng (A)Công dụng (B)
1. phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơa. một số nấm men
2. sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm mem nở bột mìb. mốc xanh, nấm linh chi
3. làm thức ănc. các nấm hiển vi trong đất
4. làm thuốcd. men bia, các nấm mũ như nấm hương, nấm rơm, nấm sò, nấm gan bò, mộc nhĩ

Trả lời

1234

Câu 5: Nếu em biết trong lớp mình có 1 bạn hút thuốc lá, em sẽ khuyên bạn thế nào để bỏ thuốc?

4.1. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 Sinh học số 3

Phần trắc nghiệm

Câu 1: ACâu 2: CCâu 3: BCâu 4: CCâu 5: D

Phần tự luận

Câu 1:

Các biện pháp là:

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường của thực vật

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài

- Xây dựng vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm

- Cấm buôn bán xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

Câu 2:

- Thực vật cung cấp oxi cho sự hô hấp của động vật và con người

- Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật

- Thực vật cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật (và bản thân những động vật này lại là nguồn thức ăn cho những động vật khác và cho con người)

Như vậy, thực vật tham gia vào dây truyền thức ăn trong tự nhiên

Câu 3:

- Cung cấp thức ăn trực tiếp (cây lương thực, cây ăn quả, thực phẩm…)

- Là nguồn thức ăn gián tiếp thông qua động vật (trong dây truyền thức ăn)

- Cung cấp các loại sản phẩm khác cần cho sinh hoạt và sản xuất: các loại cây làm thuốc, cây lấy gỗ, củi, cây cho sợi để dệt, đan lát, cây để nhuộm, cây để làm cảnh…

- Bên cạnh đại đa số cây có ích thì có một số cây có hại nếu được sử dụng không đúng (cây thuốc lá, cây thuốc phiện, cây cần sa…)

Câu 4:

1.c2.a3.d4.b

Câu 5:

- Nếu em biết trong lớp có bạn hút thuốc lá, em sẽ nói với bạn ấy về tác hại của thuốc lá và khuyên bạn nên bỏ thuốc

- Thuốc lá không chỉ gây hại cho người đang hút mà còn làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người đã bỏ thuốc hơn 15 năm hoặc những người thân trực tiếp hít phải khói thuốc lá

- 7000 chất hóa học , 69 chất gây ung thư từ khói thuốc lá thải vào môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
36 7.626
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi