Top 3 Đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử năm học 2022-2023 kèm đáp án

Tải về

Đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử năm học 2022-2023 kèm đáp án, bao gồm 3 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kỳ 2 môn Lịch sử lớp 6

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngCấp độ caoCộng
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập

- Nêu được mốc lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử

Trình bày được diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí

- Giải thích được Hai Bà Trưng không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí

- Giải thích được ví trí của căn cứ Dạ Trạch

Lí giải được việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì

Nhận xét được trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

7

1,75

17,5%

1

3

3%

4

1

10%

1

2

20%

1

1

10%

14

8,75

87,5%

2. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X

- Nêu được mốc lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử

Đánh giá được công lao to lớn của Ngô Quyền

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

1

10%

2

1,25

12,5%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ%

9

5

50%

5

3

30%

1

1

10%

1

1

10%

16

10

100%

2. Đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử số 1

UBND HUYỆN …………….
TRƯỜNG THCS…………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2020 - 2021
Môn: Lịch sử 6
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Sắp xếp diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo thứ tự:

A. Mê Linh "Cổ Loa" Luy Lâu
B. Cổ Loa "Luy lâu" Mê Linh
C. Chu Diên "Mê Linh" Cổ Loa
D. Chu Diên "Cổ Loa" Luy Lâu

Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là:

A. Hùng Vương
B. Trưng Vương
C. Vua
D. Đế vương

Câu 3: Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập?

A. Phong chức tước cho những người có công.
B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.
C. Thành lập chính quyền tự chủ.
D. Xá thuế ba năm liền cho dân.

Câu 4. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì?

A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ
B. Đoạt chức Tiết độ sứ
C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu
D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời

Câu 5. Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.
B. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.
C. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.
D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

A. Sự ủng hộ của nhân dân
B. Nhà Lương suy yếu
C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân
D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí

Câu 7. Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?

A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân
B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch
C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử
D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục

Câu 8. Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Lưu Cung
B. Lưu Nham
C. Lưu Ẩn
D. Lưu Hoằng Tháo

Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập?

A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua
B. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua
C. Lý Phật Tử lên ngôi vua
D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua

Câu 10. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung dưới đây:

Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại ...(1)...., nhất là thuế muối,…(2)…, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê……(3)….., đồi mồi để cống nạp cho nhà Hán.

A. (1) sừng trâu, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai
B. (1) thuế, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai
C. (1) thuế sắt, (2) thuế muối, (3) ngọc trai
D. (1) thóc, (2) thuế sắt, (3) sừng trâu

Câu 11: Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về thời gian ở cột (A) và tên cuộc khởi nghĩa ở cột (B)

(A) Thời gian(B) Tên cuộc khởi nghĩa
1. Năm 40a. Phùng Hưng
2. Năm 248b. Lý Bí
3. Năm 542c. Hai Bà Trưng
4. 776-791d. Bà Triệu

A. 1a, 2c, 3b, 4d
B. 1b, 2c,3a, 4d
C. 1d, 2a, 3b, 4c
D. 1c, 2d, 3b, 4a

Câu 12: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

A. Dạ Trạch là vùng kín đáo để bí mật phát triển lực lượng
B. Dạ Trạch gần với doanh trại của quân Lương
C. Đây là quê hương của Triệu Quang Phục
D. Đây là vùng có truyền thống đấu tranh

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13 (3,0 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí?

Câu 14 (2,0 điểm) Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

Câu 15 (1,0 điểm) Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Câu 16 (1,0 điểm) Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai?

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử số 1

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu123456789101112
Đáp ánABDACBADCBDA

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

CâuĐáp ánĐiểm

13

- Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

- Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng 4 - 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân dịch và giành thắng lợi.

- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với hai ban văn võ.

0,25

0,25

0,5

1

1

14

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên:

- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

1

1

15

Nhân dân Cham-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh:

- Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.

- Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.

0,5

0,5

16

- Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm.

0,5

0,25

0,25

3. Đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử số 2

TRƯỜNG .........ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC........
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

* Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu 1: (0,5 điểm) Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà hán đối với nhân dân ta là

a. Đàn áp khủng bố nhân dân ta. b. Thuế khóa nặng nề

c. Cống nạp sản vật quý. d. Đồng hóa nhân dân ta

Câu 2: (0,5 điểm): Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận "Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt". Bà là:

a. Trưng Trắc b. Trưng Nhị

c. Triệu Thị Trinh d. Bùi Thị Xuân.

* Nối cột (A) nhân vật lịch sử với cột (B) sự kiện lịch sử cho phù hợp về các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. (1,0 điểm)

Nhân vật lịch sử (A)Sự kiện lịch sử (B)
1. Khúc Thừa Dụa. Kháng chiến chống quân Nam Hán (930-931)
2. Khúc Hạob. Mở đầu cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ (905)
3. Dương Đình Nghệc. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)
4. Ngô Quyềnd. Tiếp tục đấu tranh giành quyền tự chủ (907)

B. Tự luận: (8,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên để lại cho chúng ta những gì?

Câu 2 (4,0 điểm): Tại sao nói, trận chiến trên sông Bạch Đắng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?.

3.1. Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 số 2

A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm):

Câu123
Đáp án

d

0,5

c

0,5

1- b (0,25)
2- d (0,25)
3- a (0,25)
4- c (0,25)

B. Tự luận: (8,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm) Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

  • Lòng yêu nước.
  • Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
  • Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Câu 2 (4,0 điểm). Chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại vì:

  • Quân Nam Hán không dám đem quân xâm lược nước ta.
  • Đập tan âm mưu xâm lược của bọn phong kiến phương Bắc.
  • Khẳng định nền độc lập của dân tộc sau hơn 10 thế kỉ đấu tranh chống Bắc thuộc, xây dựng một quốc gia tự chủ.

4. Đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử số 3

PHÒNG GD&ĐT ........

TRƯỜNG.......

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM ........

MÔN: LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu 1: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào:

A. Năm 938

B. Năm 939

C. Năm 940

D. Năm 941

Câu 2: Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào?

A. Mùa xuân năm 544

B. Mùa xuân năm 545

C. Mùa xuân năm 546

D. Mùa xuân năm 547

Câu 3: Câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi......đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!" là câu nói của:

A. Bà Trưng Trắc

B. Bà Triệu

C. Bà Trưng Nhị

D. Bà Lê Chân

Câu 4: Năm 679, nhà Đường đổi tên nước ta là gì?

A. Giao châu

B. Vạn Xuân

C. Âu lạc

D. An Nam đô hộ phủ

Câu 5: Hai Bà Trưng đóng đô ở đâu?

A. Hát Môn

B. Long Biên

C. Mê Linh

D. Cổ Loa.

Câu 6: Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt?

A. Vì sắt là kim loại quý

B. Vì họ dùng sắt để chế tạo vũ khí

C. Sợ dân ta chế tạo vũ khí chống lại họ

D. Vì họ muốn chiếm nhiều sắt của ta.

Câu 7: Mai Thúc Loan chọn nơi nào để xây dựng căn cứ?

A. Thái Bình B. Đường Lâm C. Sa Nam D. Luy Lâu

Câu 8: Vì sao Phùng Hưng kêu gọi mọi người khởi nghĩa?

A. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường

B. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán

C. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Ngô

D. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương

B/ PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: (3 điểm): Nêu những thành tựu văn hóa của nhân dân Chăm pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X?

Câu 2: (3 điểm) Trình bày kế hoạch chuẩn bị của Ngô Quyền, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Câu 3: (2 điểm) Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Hà Giang.

4.1. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử số 3

A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

A

B

D

C

C

C

A

B. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

- Tôn giáo: Theo đạo Bàlamôn và đạo Phật (0,5đ)

- Từ thế kỷ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ (0,5đ)

- Tín ngưỡng: Có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau (0,5đ)

- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi….(0,5)

- Người Chăm và cư dân Việt có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời, nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. (0,5đ)

Câu 2 (3,5 điểm)

a. Kế hoạch của Ngô Quyền: (1,5 điểm)

+ Năm 938 được tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào thành Đại La (Tống Bình - HN) giết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.

+ Dự định kế hoạch tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.

+ Ông dùng cọc gỗ đẽo nhọn, đầu bị sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu gần cửa biển, cho quân mai phục hai bên bờ.

b. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: (2 điểm)

*. Diễn biến: (1 điểm)

- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.

- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.

- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.

* Kết quả: (0,5 điểm)

- Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

* Ý nghĩa: (0,5 điểm)

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.

Câu 3. (2 điểm)

a. Đời sống vật chất. (1 điểm)

- Giai đoạn đầu: Biết ghè đẽo hòn cuội để chặt, đào,..bên cạnh có công cụ te, gỗ, nứa,…làm đồ gốm, nấu chín thức ăn.

- Giai đoạn sau biết tạo nhiều công cụ khác nhau

- Nơi cư trú: Hang động, mái đá, ngoài trời.

b. Đời sống tinh thần. (1 điểm)

- Biết làm đồ trang sức, biết vẽ hoa văn trên đồ gốm

- Tục chôn người chết, chôn theo đồ trang sức, công cụ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
31 8.364
Top 3 Đề thi học kì 2 lớp 6 Lịch sử năm học 2022-2023 kèm đáp án
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm