Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức giữa học kì 1
Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến các bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Công nghệ cơ khí lớp 11 sách Kết nối tri thức mới nhất có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh trước khi bước vào kì thi giữa học kì 1. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 11 môn Công nghệ sách KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ cơ khí KNTT
ĐỀ THI GIỮA KÌ I
Môn: Công nghệ. Lớp: 11
Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1: Cơ khí chế tạo là:
A. là một nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí
B. là ngành sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ đời sống con người.
C. là ngành cung cấp thiết bị, máy móc, công cụ,… phục vụ cho sản xuất và đời sống.
D. là ngành phục vụ cho các ngành khác.
Câu 2: Có thể hiểu cơ khí chế tạo là:
A. là một ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất và đời sống.
B. là một ngành bao gồm các nghề thủ công để tạo ra các công cụ phục vụ cho sản xuất.
C. là ngành công nghiệp xương sống của cả nền sản xuất.
D. là ngành phục vụ cho các ngành công nghiệp khác.
Câu 3: Cơ khí chế tạo đóng vai trò:
A. quan trọng nhất trong sản xuất.
B. nâng cao đời sống vật chất cho con người.
C. cung cấp các thiết bị, máy móc, công cụ,… cho tất cả các ngành nghề khác.
D. chế tạo ra các sản phẩm cơ khí.
Câu 4: Vai trò của cơ khí chế tạo là gì?
A. Đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.
B. Đóng vai trò nâng cao đời sống con người.
C. Đóng vai trò thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển.
D. Chế tạo ra máy móc cơ khí.
Câu 5: Cơ khí chế tạo có đặc điểm:
A. là ngành chế tạo ra các sản phẩm dựa theo các bản vẽ kĩ thuật.
B. là ngành giữ vai trò then chốt để phát triển các ngành công nghiệp khác.
C. là ngành mà vật liệu chế tạo là gang, thép và hợp kim màu.
D. Cả ba câu trên.
Câu 6: Đặc điểm của cơ khí chế tạo là gì?
A. Quá trình chế tạo sản phẩm phải theo một quy trình nhất định.
B. Giữ vai trò nền tảng để phát triển các ngành công nghiệp khác.
C. Là ngành mà vật liệu chế tạo là kim loại và phi kim loại.
D. Quá trình chế tạo phải có bản vẽ, vật liệu chủ yếu là kim loại.
Câu 7: Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí chế tạo là:
A. luyện kim, khai khoáng, thiết kế kĩ thuật cơ khí, gia công cắt gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu,…
B. khai khoáng, thiết kế kĩ thuật cơ khí, gia công cắt gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu, hàn,…
C. thiết kế kĩ thuật cơ khí, gia công cắt gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu, hàn, rèn,… D. gia công cắt gọt kim loại, chế tạo khuôn mẫu, hàn, rèn, nguội,…
Câu 8: Quy trình chế tạo cơ khí bao gồm các bước theo trình tự sau:
A. Lập bản vẽ; Phân tích sản phẩm; Lập kế hoạch chế tạo; Lập kế hoạch lắp ráp; Xác định chi phí và thời gian chế tạo;….
B. Phân tích sản phẩm; Lập kế hoạch chế tạo; Lập kế hoạch lắp ráp; Xác định chi phí và thời gian chế tạo; Đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch;….
C. Lập kế hoạch chế tạo; Lập kế hoạch lắp ráp; Xác định chi phí và thời gian chế tạo; Đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch; Đóng gói;
D. Lập bản vẽ; Lập kế hoạch chế tạo; Lập kế hoạch lắp ráp; Xác định chi phí và thời gian chế tạo; Đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch;….
Câu 9: Vật liệu cơ khí là:
A. các vật liệu được sử dụng trong sản xuất cơ khí.
B. các vật liệu được sử dụng để chế tạo sản phẩm cơ khí.
C. các vật liệu kim loại và phi kim loại.
D. các vật liệu được đề cập ở ba phương án trên.
Câu 10: Nhóm vật liệu nào sau đây thuộc vật liệu cơ khí?
A. sắt, thép, gang, đồng, nhôm, vàng, bạc, thủy tinh, nhựa.
B. sắt, thép, gang, đồng, nhôm, vàng, bạc, compozit, cao su, gỗ.
C. sắt, thép, gang, đồng, nhôm, vàng, bạc, compozit, cao su, nhựa.
D. sắt, thép, gang, đồng, nhôm, vàng, bạc, đá quý, compozit, cao su.
Câu 11: Vật liệu cơ khí được chia ra các loại sau:
A. Kim loại, phi kim loại, polyme, cao su.
B. Kim loại, phi kim loại, compozit, cao su.
C. Kim loại, phi kim loại, ceramic.
D. Kim loại, phi kim loại, compozit.
Câu 12: Gang và thép được xếp vào loại vật liệu:
A. Kim loại đen.
B. Kim loại màu.
C. Kim loại đen và kim loại màu.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 13: Phương pháp gia công cơ khí là:
A. cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí để tạo ra các sản phẩm.
B. cách thức con người làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
C. cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc làm thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất của vật liệu cơ khí để tạo ra các sản phẩm.
D. cách thức con người sử dụng máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu.
Câu 14: Sản phẩm cơ khí có được là nhờ:
A. nhờ có các phương pháp gia công cơ khí.
B. nhờ có các vật liệu cơ khí.
C. nhờ các máy móc, thiết bị, dụng cụ gia công.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 15: Theo yêu cầu chất lượng gia công, có thể phân chia phương pháp gia công cơ khí ra các loại sau:
A. Gia công truyền thống và gia công tiên tiến.
B. Gia công thô, gia công bán tinh, gia công tinh và gia công siêu tinh.
C. Gia công bằng tay và gia công bằng máy.
D. Gia công không phoi và gia công có phoi.
Câu 16: Dựa vào thiết bị gia công, có thể phân chia phương pháp gia công cơ khí ra các loại sau:
A. Gia công truyền thống và gia công tiên tiến.
B. Gia công thô, gia công bán tinh, gia công tinh và gia công siêu tinh.
C. Gia công bằng tay và gia công bằng máy.
D. Gia công không phoi và gia công có phoi.
Câu 17: Nghiên cứu sản phẩm là một bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí, bao gồm các công việc:
A. phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm cần chế tạo.
B. xây dựng bản thiết kế với các thông tin đầy đủ để chế tạo sản phẩm.
C. phân tích sản phẩm nhằm xây dựng bản thiết kế để chế tạo sản phẩm.
D. nghiên cứu sự đáp ứng nhu cầu xã hội của sản phẩm.
Câu 18: Lập phương án chế tạo các bộ phận là một bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí, bao gồm các công việc:
A. phân tích chính xác đặc tính của từng chi tiết cấu thành nên sản phẩm; xây dựng sơ đồ công nghệ chế tạo cho các bộ phận sản phẩm.
B. phân tích chính xác đặc tính của từng chi tiết cấu thành nên sản phẩm; khả năng về thiết bị và chuyên môn của cơ sở sản xuất.
C. phân tích đặc tính của sản phẩm; xây dựng sơ đồ công nghệ chế tạo cho các bộ phận sản phẩm.
D. phân tích các chi tiết, bộ phận của sản phẩm, năng lực của cơ sở sản xuất để xây dựng sơ đồ công nghệ chế tạo các chi tiết, bộ phận sản phẩm.
Câu 19: Xác định chi phí và thời gian chế tạo là một bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí, bao gồm các công việc:
A. tính toán tổng thời gian sản xuất và chi phí sản xuất từ sơ đồ công nghệ chế tạo.
B. tính toán chi phí sản xuất, so sánh với chi phí lập kệ hoạch để tìm biện pháp giảm chi phí.
C. tính toán tổng thời gian sản xuất và chi phí sản xuất; xác định những thuận lợi và khó khăn của quy trình sản xuất.
D. tính toán tổng thời gian sản xuất; so sánh với chi phí lập kệ hoạch để hoàn thiệt quy trình.
Câu 20: Công dụng của vật liệu cơ khí là dùng để:
A. Chế tạo ra các dụng cụ, đồ dùng, máy móc, thiết bị, công trình.
B. Chế tạo ra lưỡi cưa, mũi khoan, tàu hỏa, ô tô, xe máy.
C. Chế tạo ra các máy móc, thiết bị như: máy bơm, máy tiện, tàu thủy,…
D. Chế tạo ra các công trình: cánh cổng, cột điện, cầu thép, bê tông cốt thép,…
Câu 21: Vật liệu cơ khí thường có những tính chất đặc trưng nào?
A. Tính chất vật lí, tính chất hóa học.
B. Tính chất hóa học.
C. Tính chất cơ học, tính chất hóa học.
D. Tính chất vật lí, hóa học, cơ học.
Câu 22: Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là gì?
A. Độ cứng, độ dẫn điện, tính đúc.
B. Độ cứng, độ dẻo, tính hàn.
C. Tính chống ăn mòn, độ bền, tính rèn.
D. Độ cứng, độ dẻo, độ bền.
Câu 23: Độ dẻo biểu thị khả năng gì của vật liệu?
A. Biến dạng bền của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
B. Chống lại biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
C. Biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
D. Chống lại biến dạng dẻo lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng ngoại lực.
Câu 24: Vật liệu kim loại có những tính chất chủ yếu là:
A. dẫn điện tốt, dẫn nhiệt kém, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém, giòn ở nhiệt độ thấp.
B. dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém.
C. dẫn điện kém, dẫn nhiệt tốt, biến dạng dẻo tốt, độ bền cơ học tốt, độ bền hóa học kém.
D. dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, độ bền hóa học kém, giòn ở nhiệt độ thấp, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
Câu 25: Vật liệu hữu cơ - polyme có những tính chất chủ yếu là:
A. dẫn điện và dẫn nhiệt, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ thấp, giòn ở nhiệt độ cao, bền vững hóa học ở nhiệt độ thường.
B. dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ bình thường, bền vững hóa học ở nhiệt độ thấp.
C. dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ bình thường, giòn ở nhiệt độ thấp, bền vững hóa học ở nhiệt độ cao.
D. dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp, bền vững hóa học ở nhiệt độ thường.
Câu 26: Phương pháp gia công cắt gọt bao gồm các công việc chính và có đặc điểm như sau:
A. Gá phôi, gá dao, làm thay đổi hình dạng, đo kiểm,…
B. Nung nóng, làm thay đổi hình dạng, tôi, ram,…
C. Gia nhiệt, giữ nhiệt, làm nguội, không làm thay đổi hình dạng,…
D. Đánh bóng, mạ, sơn, phun cát, không làm thay đổi hình dạng,…
Câu 27: Phương pháp gia công áp lực bao gồm các công việc chính như sau:
A. Gá phôi, gá dao, làm thay đổi hình dạng, đo kiểm,…
B. Nung nóng, làm thay đổi hình dạng, tôi, ram,…
C. Gia nhiệt, giữ nhiệt, làm nguội, không làm thay đổi hình dạng,…
D. Đánh bóng, mạ, sơn, phun cát, không làm thay đổi hình dạng,…
Câu 28: Phương pháp gia công xử lí vật liệu bao gồm các công việc chính như sau:
A. Gá phôi, gá dao, làm thay đổi hình dạng, đo kiểm,…
B. Nung nóng, làm thay đổi hình dạng, tôi, ram,…
C. Gia nhiệt, giữ nhiệt, làm nguội, không làm thay đổi hình dạng,…
D. Đánh bóng, mạ, sơn, phun cát, không làm thay đổi hình dạng,…
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm):
Câu 2.1 (1 điểm): Trình bày phương pháp đơn giản để nhận biết tính chất cơ bản của một số vật liệu phổ biến.
Câu 2.2 (2 điểm): Lập quy trình gia công tiện trục giữa xe đạp.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ cơ khí KNTT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
* Điểm các câu trắc nghiệm làm đúng được tính mỗi câu 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.1. Mô tả phương pháp đơn giản để nhận biết tính chất cơ bản của một số vật liệu phổ biến. (1 đ)
- Quan sát màu sắc vật liệu, mặt gãy của vật liệu. 0,25 đ
- Ước lượng khối lượng của vật liệu. 0,25 đ
- Dùng lực của tay bẻ thanh, tấm vật liệu phù hợp để nhận xét tính cứng, tính dẻo của vật liệu. 0,25 đ
- Dùng búa đập vào vật liệu với lực đập như nhau để xác định tính giòn, khả năng biến dạng của từng vật liệu. 0,25 đ
Câu 2.2. Lập quy trình gia công tiện trục giữa xe đạp
- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết 0,4 đ
- Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công 0,4 đ
- Xác định thứ tự nguyên công 0,4 đ
- Lựa chọn phôi 0,4 đ
- Xác định chế độ cắt 0,4 đ
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Soạn bài Ôn tập trang 55 lớp 11 Chân trời sáng tạo tập 1
Top 5 Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 sách mới (cả 3 bộ) có đáp án
Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
Chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm nào?
Soạn Văn 11 Con đường mùa đông trang 64
Soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 Chân trời sáng tạo siêu ngắn
Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
-
Năm mới chúc nhau đọc hiểu
-
Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết bài Đọc Tiểu Thanh kí
-
Bố cục bài Đồ gốm gia dụng của người Việt
-
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp
-
Năm gian nhà cỏ thấp đọc hiểu
-
Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
-
Ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị
-
Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự lớp 11
-
Đọc hiểu Một bữa no có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 11
Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
Vịnh Khoa thi Hương đọc hiểu (3 đề)
Thực hành tiếng Việt 11 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 23
Hãy trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt