Đề cương ôn tập Vật lí 10 Kết nối tri thức giữa kì 1 có đáp án

Tài liệu ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 KNTT

Đề cương ôn tập Vật lí 10 Kết nối tri thức giữa kì 1 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm giữa kì 1 môn Vật lí lớp 10 cùng với các bài tập tự luận theo đúng mạch kiến thức Vật lí 10 sách Kết nối tri thức có gợi ý đáp án chi tiết sẽ giúp các em ôn thi giữa kì 1 môn Vật lí 10 hiệu quả hơn. Sau đây là nội dung chi tiết tài liệu ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Vật lí 10 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 1 Vật lí 10 KNTT

1. Mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí (Chọn 12 câu)

* Nhận biết (Chọn 7 câu)

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí. (Chọn 2 câu)

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là

A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

B. các dạng vận động của sinh vật và năng lượng.

C. cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.

D. vật lí nguyên tử và hạt nhân, vật lí lượng tử.

Câu 2. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?

A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.

B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.

C. Nghiên cứu về các dạng vận động và các dạng năng lượng khác nhau.

D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Câu 3. Mục tiêu của Vật lí là

A. tìm hiểu quy luật vận động của vật chất.

B. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.

C. tìm hiểu quy luật vận động của năng lượng.

D. tìm hiểu quy luật vận động của con người.

Câu 4. Chọn phát biểu sai. Việc học tập môn Vật lí ở trường phổ thông giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính sau đây:

A. Có được những kiến thức cơ bản về vật lí.

B. Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá và giải quyết các vấn đề thực tiễn vừa sức mình.

C. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thận, định hướng nghề nghiệp.

D. Mô tả được quy luật vận động của thế giới vật chất quanh ta.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau. (Chọn 2 câu)

Câu 5. Các ứng dụng của vật lí nào sau đây không dùng trong y học?

A. Chụp CT (cắt lớp) bằng tia X.

B. Chế tạo laser.

C. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư.

D. Định vị toàn cầu (GPS).

Câu 6. Phát biểu về ứng dụng của tri thức vật lí nào sau đây sai?

A. Nhờ hiểu biết về tia lửa điện mà người ta có thể chế tạo ra bugi đánh lửa của động cơ xăng.

B. Nhờ hiểu biết về sóng điện từ mà người ta có thể chế tạo lò vi sóng.

C. Nhờ hiểu biết về tia laser mà người ta có thể chế tạo dao mổ laser.

D. Nhờ hiểu biết về chất bán dẫn mà người ta có thể chế tạo ra pin khô.

Câu 7. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.

B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.

C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.

D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.

Câu 8. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.

B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.

C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.

D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.

- Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết). (Chọn 3 câu)

Câu 9. Hai phương pháp chính thường được sử dụng trong nghiên cứu Vật lí là

A. phương pháp lí thuyết, phương pháp điều tra, khảo sát.

B. phương pháp thực nghiệm, phương pháp lí thuyết (phương pháp mô hình).

C. phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát, suy luận.

D. phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra, khảo sát.

Câu 10. Ví dụ nào sau đây không minh họa cho phương pháp thực nghiệm?

A. Galileo thả rơi hai vật có khối lượng khác nhau (cùng hình dạng) từ đỉnh tháp nghiêng Pisa và thấy hai vật rơi chạm đất cùng lúc.

B. Acsimet ngâm mình trong bồn nước rồi dựa vào hiện tượng nước trong bồn tắm tràn ra ngoài để tìm ra lời giải đáp cho việc chiếc vương miện của nhà vua có được làm hoàn toàn từ vàng hay không.

C. Để kiểm chứng giả thuyết của J. J. Thomson về mô hình cấu tạo nguyên tử, E. Rutherford đã sử dụng tia alpha gồm các hạt mang điện dương bắn vào các nguyên tử kim loại vàng. Kết quả của thí nghiệm đã bác bỏ giả thuyết của J. J. Thomson, đồng thời đã giúp khám phá ra hạt nhân nguyên tử.

D. Công trình dự đoán sự tồn tại của Hải Vương tinh trong hệ Mặt Trời vào thế kỉ XIX.

.............

Nội dung chi tiết mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.899
0 Bình luận
Sắp xếp theo