Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất

Tải về

Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy nhằm theo dõi nhằm thống kê, báo cáo về phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại các cơ quan đơn vị. Mẫu bao gồm: Thông tin cơ sở, địa chỉ, số điện thoại, bảng tổng hợp phương tiện PCCC...

Phòng cháy chữa cháy là một phương pháp tổng hợp các biện pháp, các giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa, mức thấp nhất các nguy cơ xảy ra cháy, nổ đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi để phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy là một mẫu số rất cần thiết cho các cơ quan, đơn vị, Hoatieu.vn mời các bạn tham khảo dưới đây.

Mẫu sổ theo dõi phương tiện pccc mới nhất

1. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy là gì?

Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC) là sổ ghi kết quả kiểm tra phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo định kỳ quy định.

Mẫu sổ theo dõi phương tiện PCCC mới nhất 2025 hiện nay được quy định tại Phụ lục A trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890 : 2009.

2. Nội dung trong sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy

Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm những nội dung chính sau đây:

  • Quốc hiệu tiêu ngữ
  • Sổ theo dõi phương tiện PCCC
  • Thông tin tên cơ sở, địa chỉ; điện thoại; ngày lập sổ, người lập sổ, người phụ trách công tác PCCC của cơ sở ...
  • Bảng tổng hợp phương tiện PCCC: ngày kiểm tra, loại phương tiện, hệ thống PCCC, ký hiệu, số lượng, tình trạng kỹ thuật
  • Bảng theo dõi tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC: hạng mục công trình, phương tiện PCCC hoặc hệ thống PCCC, loại, vị trí, mã phương tiện, ngày kiểm tra, nội dung và kết quả kiểm tra, phương pháp kiểm tra, kết luận, người kiểm tra, ký tên, ghi chú,...

3. Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo mẫu sổ theo dõi phương tiện PCCC theo TCVN 3890 2009. Các bạn có thể tải về miễn phí file PDF/Word chuẩn hoặc sử dụng mẫu sổ bằng cách chỉnh sửa trực tiếp trên trang tại đây:

Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỔ THEO DÕI
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Tên cơ sở:....................................................................

Địa chỉ:.........................................................................

Số điện thoại:……………………….. …….Fax:...........

Lập sổ, ngày ............ tháng .............. năm ..........….

Người lập sổ:...............................................................

Người phụ trách công tác PCCC của cơ sở:...............

Bảng tổng hợp phương tiện PCCC

Số TT

Ngày, tháng, năm (kiểm tra hoặc đưa vào sử dụng)

Loại phương tiện,hệ thống PCCC

Ký mã hiệu

Số lượng

Đơn vị tính

Tình trạng kỹ thuật

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

1
2
3
4
5
6
...

Bảng theo dõi
tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC

Hạng mục công trình:.................................................... .

Phương tiện PCCC (hoặc hệ thống PCCC) loại:.. ở vị trí số: ............(hoặc mã số phương tiện do cơ sở quản lý quy định)……..……

Số TT

Ngày, tháng kiểm tra

Nội dung và kết quả kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Kết luận

Người,cơ quan kiểm tra

Ký tên

Ghi chú

1
2
3
4
5
6
...

4. Cách ghi sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy

Cách viết mẫu sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy cần lưu ý một vài điểm dưới đây. Hoatieu.vn mời bạn cùng tham khảo:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Tên mẫu sổ:

SỔ THEO DÕI
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

- Phần Mở đầu: Thông tin cơ sở/đơn vị ghi sổ theo dõi (địa chị, số điện thoại liên lạc, số Fax), ghi rõ ngày tháng lập sổ, người lập sổ và họ tên người phụ trách công tác PCCC của cơ sở.

- Phần Nội dung:

  • Bảng tổng hợp phương tiện PCCC: Ghi rõ STT phương tiện PCCC, thời gian kiểm tra hoặc đưa vào sử dụng, loại phương tiện,hệ thống PCCC (Mời các bạn xem thêm các Mục 6 trong bài để biết thêm chi tiết về các loại phương tiện PCCC), ký mã hiệu, số lượng, đơn vị tính, tình trạng kỹ thuật (Đạt/Không đạt).
  • Bảng theo dõi tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC: Ghi rõ hạng mục công trình, loại phương tiện PCCC (hoặc hệ thống PCCC), vị trí (hoặc mã số phương tiện do cơ sở quản lý quy định). Ngoài ra trong bảng ghi rõ STT, thời gian kiểm tra, nội dung và kết quả kiểm tra, phương pháp kiểm tra, kết luận, thông tin người hoặc cơ quan kiểm tra, ký tên, ghi chú (nếu có).

5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy

5.1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư do người đứng đầu cơ sở, khu dân cư lập, lưu giữ. Hồ sơ gồm:

  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về PCCC;
  • Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC (nếu có);
  • Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở. Sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
  • Quyết định thành lập đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát PCCC; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác PCCC; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về PCCC (nếu có);
  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và hoạt động của đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện PCCC;
  • Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

5.2. Đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ

Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ.

Hồ sơ gồm:

  • Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
  • Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

6. Bảng tổng hợp phương tiện phòng cháy chữa cháy

Hiện nay, các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục VI Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo bảng tổng hợp phương tiện PCCC tại đây:

STTQuy định
1Phương tiện chữa cháy cơ giới

- Xe chữa cháy: Xe chữa cháy có xitec, xe chữa cháy không có xitec, xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất (bột, chất tạo bọt, khí), xe chữa cháy đường hầm, xe chữa cháy đường sắt, xe chữa cháy lưỡng cư;

- Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang; xe nâng; xe chỉ huy; xe trung tâm thông tin chỉ huy; xe khám nghiệm hiện trường cháy; xe chiếu sáng chữa cháy; xe trạm bơm; xe chở nước; xe chở phương tiện; xe chở quân; xe chở hóa chất; xe cứu nạn, cứu hộ; xe hút khói; xe sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật; xe hậu cần; xe cẩu; xe xử lý hóa chất độc hại, sinh học và hạt nhân; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe chở vòi chữa cháy; xe tiếp nhiên liệu; xe cứu thương; mô tô chữa cháy;

- Máy bay chữa cháy; tàu chữa cháy; xuồng chữa cháy; ca nô chữa cháy; các cấu trúc nổi chữa cháy khác có động cơ;

- Các loại máy bơm chữa cháy;

- Các loại phương tiện cơ giới khác: Máy nạp khí sạch; thiết bị cưa, cắt, khoan, đục, đập, tời, kéo, banh, kích, nâng (có sử dụng động cơ) thiết bị xử lý thực bì (máy cắt thực bì, máy cắt cỏ); quạt thổi khói; quạt hút khói; máy phát điện; máy thổi gió; bình chữa cháy đeo vai có động cơ.

2Phương tiện chữa cháy thông dụng

- Vòi, ống hút chữa cháy;

- Lăng chữa cháy;

- Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ;

- Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy;

- Thang chữa cháy;

- Bình chữa cháy các loại: Bột, bọt, khí, gốc nước.

3Chất chữa cháy các loại:Chất chữa cháy bao gồm: Hóa chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy.
4Chất hoặc vật liệu chống cháy; vật liệu ngăn cháy, cửa ngăn cháy, kính ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy; màn, rèm ngăn cháy.
5Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn.
6Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt): Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy (họng chờ), đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.
7Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.
8Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân

- Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy, thắt lưng, kính, khẩu trang chữa cháy; quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy cách nhiệt; ủng, găng tay cách điện; thiết bị chiếu sáng cá nhân;

- Mặt nạ lọc độc; mặt nạ phòng độc cách ly; thiết bị hỗ trợ thở cá nhân dùng trong chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

9Phương tiện cứu người: Dây cứu người; đai cứu hộ; đệm cứu người; thang cứu người; ống tụt cứu người; thiết bị dò tìm người; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ trên cao; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ dưới nước; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ trong không gian hạn chế; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ sự cố hóa chất, phóng xạ; thiết bị phục vụ sơ cấp cứu người bị nạn.
10Phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ: Kìm, cưa, búa, rìu, cuốc, xẻng, xà beng, dụng cụ phá dỡ đa năng, câu liêm, dao phát, cào, bàn dập.
11Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

- Bàn chỉ huy, lều chỉ huy, cờ chỉ huy, băng chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

- Hệ thống thông tin hữu tuyến;

- Hệ thống thông tin vô tuyến, các thiết bị giám sát phục vụ chỉ huy chữa cháy rừng, trên không, định vụ cầm tay GPS.

12Phương tiện, thiết bị kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Trên đây là Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
11 64.894
Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy chữa cháy 2025 mới nhất
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm