Quyền im lặng được thực hiện thế nào
Quyền im lặng được thực hiện thế nào từ ngày 1/7/2016
Quyền im lặng là gì? Khi nào được sử dụng quyền im lặng? HoaTieu.vn xin trả lời các câu hỏi trên theo Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.
Quyền này được thể hiện gián tiếp ở nhiều điều luật của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016) khi cho phép người bị bắt không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc nhận có tội.
1. Quyền im lặng là gì?
Quyền im lặng là một quyền hợp pháp được công nhận, một cách rõ ràng hoặc theo quy ước, trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới. Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội.
Quyền im lặng không có nghĩa là không nói gì mà quyền im lặng được hiểu là khi chưa có luật sư thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc.
2. Khi nào được sử dụng quyền im lặng?
Từ 1/7/2016, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với rất nhiều quy định mới có ảnh hưởng và tác động đến việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự sẽ có hiệu lực. Trong đó đáng chú ý là quy định về “quyền im lặng" của bị can, bị cáo. Tuy nhiên quyền này không được ghi nhận trực tiếp mà thể hiện gián tiếp trong một số điều luật. Cụ thể:
Điểm e khoản 1 điều 58 quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận có tội.
Khoản 2 của điều 59/60/61 quy định người bị tạm giữ/bị can/bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Như vậy, có thể hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự chủ khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Đây được coi là một nội dung của "quyền im lặng" nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật.
Ngoài ra, “quyền im lặng” còn được ghi nhận gián tiếp trong một số Điều luật khác. Điểm b khoản 1 Điều 73 quy định người bào chữa có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc, người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
Khoản 3 Điều 309 cho phép tại phiên toà, trong giai đoạn xét hỏi nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Quy định nhiệm vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng là một cách công nhận gián tiếp “quyền im lặng”. Điều 15 bộ luật này nêu rõ người bị buộc tội không buộc phải chứng minh là mình vô tội…
Cần lưu ý quyền im lặng không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội, do đó người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội của bị can, bị cáo luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Quyền im lặng được thực hiện thế nào
184 KB 29/06/2017 3:44:00 CHTải định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Luật thi hành án số 64/2014/QH13
-
Bộ luật tố tụng dân sự 2025 số 92/2015/QH13
-
Luật khiếu nại số 02/2011/QH13
-
Phân biệt Tố tụng hình sự và Tố tụng dân sự
-
Toàn văn Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị
-
Nghị định 68/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
-
Thông tư 04/2018/TT-BTP về biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước
-
Bộ Luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13
-
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định trong giải quyết vụ việc HN&GĐ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tố tụng - Kiện cáo
Thông tư 03/2016/TT-BTTTT quy định về tiếp công dân, xử lỷ và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
Nghị định 28/2019/NĐ-CP
Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm về chức vụ
Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP
Quyết định 149/QĐ-TTg
Quyết định 1379/QĐ-TTg về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác