Quyết định phê duyệt đề án đẩy mạnh nội dung công ước quốc tế về quyền dân sự số 452/QĐ-BTP

Quyết định số 452/QĐ-BTP phê duyệt đề án đẩy mạnh nội dung công ước quốc tế về quyền dân sự, được Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành, xét theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, có 60 - 70% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được phổ biến.

Đề án đẩy mạnh nội dung công ước quốc tế về quyền dân sự

Những thông tư, nghị định đi kèm quyết định số 452/QĐ-BTP:

Quyết định số 585/QĐ-TTG

Nghị định 22/2013/NĐ-CP

Nghị quyết 80/NQ-CP

Quyết định số 18/2011/QĐ-TTG về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thông tư số 35/2010/TT-BNNPTNT

BỘ TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 452/QĐ-BTPHà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2015


QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHỔ BIẾN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020”

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 423/VPCP-NC ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 487/QĐ-BTP ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục phổ biến sâu rộng tinh thần, nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (sau đây gọi tắt là Công ước ICCPR), các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, từ đó tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu đến năm 2020, có 60 - 70% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được phổ biến, bồi dưỡng nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để lồng ghép trong quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, giảng dạy pháp luật trong nhà trường;

b) Phấn đấu đến năm 2020, có 70 - 80% cán bộ, công chức, viên chức được phổ biến, nâng cao nhận thức về nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành để vận dụng trong thực thi công vụ;

c) Những nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành được phổ biến sâu rộng đến nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp, giúp nhân dân hiểu và thực hiện quyền, nghĩa vụ về dân sự, chính trị, đồng thời giám sát việc thực hiện những quyền này, phát hiện hành vi vi phạm, qua đó tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN

1. Đối tượng

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên báo chí viết về pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

c) Nhân dân.

2. Nội dung phổ biến

a) Tinh thần, nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR;

b) Các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành.

c) Tình hình thực hiện các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và pháp luật, những thành tựu đạt được của Việt Nam về bảo đảm quyền dân sự, chính trị.

Đánh giá bài viết
1 315
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo