Cách ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200
Cách ghi sổ kế toán Chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200
Hướng dẫn cách ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực từ năm 2015: Đặc trưng, trình tự ghi sổ, nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 mới nhất
Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết theo Thông tư 200
Cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung theo Thông tư 200
1. Đặc trưng, trình tự ghi sổ của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
a) Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "Chứng từ ghi sổ". Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
b) Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Hàng ngày
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng:
- Phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
2. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
(1) Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02b-DN):
a) Nội dung:
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (Nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối số phát sinh.
b) Kết cấu và phương pháp ghi chép:
Cột A: Ghi số hiệu của Chứng từ ghi sổ.
Cột B: Ghi ngày, tháng lập Chứng từ ghi sổ.
Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ.
Cuối trang sổ phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau.
Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Cuối tháng, cuối năm, kế toán cộng tổng số tiền phát sinh trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với Bảng Cân đối số phát sinh.
(2) Sổ Cái (Mẫu số S02c1-DN và S02c2- DN)
a) Nội dung:
- Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.
- Số liệu ghi trên Sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo Tài chính.
b) Kết cấu và phương pháp ghi Sổ Cái:
Sổ Cái của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.
Sổ Cái có 2 loại: Sổ Cái ít cột và Sổ Cái nhiều cột.
Sổ Cái ít cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.
Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột (Mẫu số S02c1-DN)
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.
Sổ Cái nhiều cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải theo dõi chi tiết có thể kết hợp mở riêng cho một trang sổ trên Sổ Cái và được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.
Kết cấu của Sổ Cái loại nhiều cột (Mẫu số S02c2-DN)
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có của tài khoản này.
- Cột 3 đến cột 10: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ, bên Có của các tài khoản cấp 2.
* Phương pháp ghi Sổ Cái:
- Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.
- Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.
- Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khoá sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:
Trần Thị Dung
- Ngày:
Cách ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200
293 KB 23/02/2016 10:07:00 SACách ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Mẫu số 06 - VT: Bảng kê mua hàng 2025 mới nhất
-
Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu 25/ĐK-TCT
-
Mẫu số 01-TSCĐ: Biên bản giao nhận tài sản cố định
-
Danh mục biểu mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 77/2017/TT-BTC
-
Mẫu số 01/ĐNHT: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà nước
-
Bảng cân đối số phát sinh 2025
-
Mẫu 05-TT, C42-BB - Giấy đề nghị thanh toán 2025 mới nhất
-
Mẫu 01/TNDN: Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn 2025
-
Mẫu Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử 2025
-
Mẫu 03/BĐS-TNCN: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Mẫu giấy đi đường 2025 số C16-HD, 04 LDTL, C06-HD mới nhất
-
Mẫu bảng dự trù kinh phí 2025 chuẩn mới cập nhật
-
Mẫu 09: Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng 2025 mới cập nhật
-
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
-
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
-
Hóa đơn Giá trị gia tăng 2025
-
Mẫu Bìa báo cáo tài chính 2025 mới nhất
-
Văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế - mẫu 01/ĐNHUY 2025 mới nhất
-
Mẫu sổ sách kế toán 2025 theo Thông tư 133, Thông tư 200
-
Mẫu bảng kê nộp thuế - Mẫu 01/BKNT 2025 mới nhất
-
Mẫu phiếu lương 2025
-
Mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN: Bản đăng ký người phụ thuộc 2025 mới nhất

Bài viết hay Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Mẫu báo cáo tồn kho
Bộ sưu tập các biểu mẫu tài chính
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh kiểm toán
Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa 2025
Quyết định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
Thủ tục Khai thuế TNDN dành cho tổ chức kinh doanh khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến