Quyền im lặng là gì?

Quyền im lặng được hiểu như thế nào? Việt Nam có áp dụng quyền im lặng hay không? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Khái niệm quyền im lặng

Quyền im lặng được hiểu là một người được phép giữ im lặng và từ chối trả lời các câu hỏi, quyền này được thừa nhận ở nhiều nước như Đức, Nhật… chứ không chỉ riêng Mỹ

Quyền im lặng

Quyền im lăng tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Trước đây pháp luật Việt Nam chưa có quy định về quyền im lặng nhưng kể từ bộ luật tố tụng hình sự 2015 quyền im lặng của bị can, bị cáo lần đầu tiên đã được ghi nhận, tuy nhiên vì lý do nào đó trong các quy định lại không ghi nhận trực tiếp mà được ghi nhận gián tiếp trong một số điều luật của bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

Điều 60. Bị can

2. Bị can có quyền:

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

Điều 61. Bị cáo

2. Bị cáo có quyền:

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

Theo các quy định trên, cả bị can, bị cáo đều không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc thừa nhận mình có tội. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng theo điều 15 bộ luật tố tụng dân sự 2015

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 154
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi