Vốn pháp định là gì? Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn pháp định là gì? Vốn điều lệ là gì? hoatieu.vn mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Khái niệm vốn pháp định và vốn điều lệ
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, tùy ngành, nghề kinh doanh khác nhau mà có quy định về số vốn pháp định không giống nhau.
Ví dụ: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định tối thiểu cần đăng ký là 6 tỷ Việt Nam đồng, dịch vụ bảo vệ là 2 tỷ Việt Nam đồng
Trước đây, Luật doanh nghiệp 2005 quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên đến nay Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Nhưng, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp.
Vốn pháp định có những đặc điểm như sau:
Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể;
Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành;
Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang có chiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề.
Trong suốt quá trình kinh doanh, vốn sở hữu của doanh nghiệp không được thấp hơn số vốn pháp định;
Hiện nay có quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định như: kinh doanh ngân hàng, bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ bảo vệ, kinh doanh bất động sản, dịch vụ đòi nợ thuê,… Các quy định này thể hiện trong pháp luật chuyên ngành. Đối với việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề này thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với kinh doanh ngành nghề đó.
Thực tế, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp rất nhiều người còn mơ hồ về khái niệm vốn điều lệ và vốn pháp định. Theo đó, Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. (Điểm 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014)
Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Một số đặc điểm của vốn điều lệ:
– Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
– Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/ tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
– Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;
– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn
Điểm khác biệt cơ bản giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
Từ trên, có thể hiểu vốn Điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông cam kết góp trong thời gian nhất định để kinh doanh, nhưng nếu mà công ty dự định thành lập có những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (như bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm,…) thì đầu tiên vốn góp vào công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tôi thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đó.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thuế kế toán kiểm toán trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thuế - Kế toán - Kiểm toán
BẢN GHI NHỚ V/v: Hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân
Mẫu số 04-TSCĐ: Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Mẫu 01/VBĐN: Văn bản đề nghị xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của cơ quan quản lý thuế
Phương pháp kế toán đầu tư vốn góp vào đơn vị khác theo Thông tư 133 - TK 228
Mẫu số 13-MST: Văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế
Mẫu sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133, Thông tư 200, Thông tư 107
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến