Cách tính vốn lưu động
Cách để tính vốn lưu động
hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết cách để tính vốn lưu động để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về cách tính vốn lưu động nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
- Mẫu quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Mẫu đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hướng dẫn cách tính vốn lưu động
Vốn lưu động là thước đo tiền mặt và lượng tài sản lưu động hiện có, phục vụ nhu cầu hoạt động hàng ngày của công ty. Nắm vững thông tin này sẽ hỗ trợ công tác quản lý doanh nghiệp và giúp bạn có được những quyết định đầu tư đúng đắn. Bằng cách tính vốn lưu động, bạn có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và đồng thời, cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Với ít hoặc không có vốn lưu động, có lẽ tương lai của doanh nghiệp sẽ không mấy tốt đẹp. Vốn lưu động cũng hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp. Công thức tính vốn lưu động là:
Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Phần 1 Thực hiện tính toán đơn giản
1. Tính tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm. Chúng bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác. Ví dụ: các khoản phải thu, chi phí trả trước và tồn kho.
Thông thường, bạn có thể tìm thấy thông tin trên trong bảng cân đối kế toán của công ty - tài liệu này nên có mục tổng tài sản ngắn hạn.
Nếu bảng cân đối kế toán không bao gồm tổng tài sản ngắn hạn, hãy kiểm tra từng dòng của bảng cân đối. Cộng tất cả tài khoản đáp ứng định nghĩa tài sản ngắn hạn để có được tổng cần tìm. Ví dụ, bạn sẽ cộng các thông số "khoản phải thu", "tồn kho", "tiền mặt và các khoản tương đương".
2. Tính nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản cần thanh toán trong thời hạn một năm. Chúng bao gồm khoản phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.
Bảng cân đối kế toán nên thể hiện tổng nợ ngắn hạn. Nếu không có, hãy sử dụng thông tin có trong bảng cân đối để tìm tổng này bằng cách cộng dồn các tài khoản nợ ngắn hạn được liệt kê. Ví dụ, chúng có thể gồm "khoản phải trả và dự phòng", "thuế phải trả" và "nợ ngắn hạn".
3. Tính vốn lưu động. Đây chỉ là phép trừ cơ bản. Lấy tổng tài sản ngắn hạn trừ tổng nợ ngắn hạn.
Ví dụ, giả sử một công ty có tài sản ngắn hạn là 1 tỷ đồng và nợ ngắn hạn là 480 triệu đồng. Vốn lưu động của công ty sẽ là 620 triệu đồng. Với tài sản ngắn hạn hiện có, công ty có thể thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn và đồng thời, còn tiền mặt để phục vụ những mục tiêu khác. Công ty có thể dùng tiền mặt cho các hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán nợ dài hạn. Nó cũng có thể được dùng để trả lợi tức cho cổ đông.
Nếu nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, kết quả cho thấy vốn lưu động bị thiếu hụt. Thiếu hụt vốn lưu động là dấu hiệu cảnh báo công ty đang có nguy cơ vỡ nợ. Trong tình huống này, công ty có thể sẽ cần đến những nguồn tài chính dài hạn khác. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp rắc rối và có lẽ, không là lựa chọn đầu tư tốt.
Ví dụ, giả sử công ty có 2 tỷ đồng tài sản ngắn hạn và 2,4 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Vốn lưu động của công ty bị thiết hụt 400 (hay - 400) triệu đồng. Nói cách khác, công ty sẽ không thể đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn và phải bán lượng tài sản dài hạn tương đương 400 triệu đồng hoặc tìm những nguồn tài chính khác.
Phần 2 Hiểu và quản lý vốn lưu động
1. Tính hệ số thanh toán ngắn hạn. Để có cái nhìn sâu hơn, nhiều nhà phân tích sử dụng "hệ số thanh toán ngắn hạn" - chỉ số thể hiện sức mạnh tài chính của một công ty. Cũng dùng những số liệu được sử dụng ở hai bước đầu tiên trong phần 1, thay vì giá trị đo lường bằng đơn vị tiền tệ, công thức hệ số thanh toán ngắn hạn cho ta một tỉ số so sánh.
Tỉ số là cách so sánh hai giá trị, mối tương quan giữa chúng. Tính tỉ số thường chỉ là bài toán chia đơn giản.
Để tính hệ số thanh toán ngắn hạn, lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn = tài sản ngắn hạn ÷ nợ ngắn hạn.
Tiếp tục với ví dụ ở phần 1, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 1.000.000.000 ÷ 480.000.000 = 2,08. Nghĩa là công ty có tài sản ngắn hạn gấp 2,08 lần nợ ngắn hạn.
2 Hiểu ý nghĩa của hệ số. Hệ số thanh toán ngắn hạn là cách đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn của một công ty. Nói một cách đơn giản, nó cho biết khả năng thanh toán hóa đơn của công ty đó. Nên dùng hệ số thanh toán ngắn hạn khi cần so sánh hai công ty hay ngành khác nhau.
Hệ số thanh toán ngắn hạn lý tưởng là khoảng 2,0. Hệ số thấp hay dưới 2,0 có thể cho thấy nguy cơ vỡ nợ lớn hơn. Mặt khác, hệ số vượt quá 2,0 có thể là dấu hiệu cho thấy quản lý đang ở mức quá an toàn và chưa sẵn sàng tận dụng những cơ hội hiện có.
Với ví dụ trên, hệ số thanh toán ngắn hạn 2,08 có lẽ là một chỉ số lành mạnh. Bạn có thể hiểu chỉ số này cho thấy tài sản ngắn hạn có thể tài trợ cho những khoản nợ ngắn hạn của nhỉnh hơn hai năm. Dĩ nhiên, ở đây chúng ta ngầm thừa nhận nợ ngắn hạn được duy trì ở mức hiện tại.
Các ngành khác nhau có hệ số thanh toán ngắn hạn được chấp nhận khác nhau. Một số ngành chiếm dụng vốn và có thể cần vay nợ để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Ví dụ, công ty sản xuất thường có hệ số thanh toán ngắn hạn cao.
2. Quản lý vốn lưu động của bạn. Nhà quản lý doanh nghiệp phải theo dõi mọi thành phần nhằm duy trì vốn lưu động ở mức phù hợp. Chúng bao gồm tồn kho, khoản phải thu và khoản phải trả. Quản lý phải đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro có thể phát sinh với quá ít hoặc quá nhiều vốn lưu động.
Ví dụ, một công ty với quá ít vốn lưu động có rủi ro không thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Dù vậy, giữ quá nhiều vốn lưu động cũng có thể không tốt. Công ty với nhiều vốn lưu động có thể đầu tư cải thiện năng suất dài hạn. Ví dụ, thặng dư vốn lưu động có thể được dùng đầu tư vào cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng bán lẻ. Những loại đầu tư này có thể gia tăng doanh thu trong tương lai.
Khi vốn lưu động quá cao hoặc quá thấp, hãy nhắc những lời khuyên dưới đây để có một vài ý tưởng trong việc cải thiện hệ số thanh toán ngắn hạn.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thuế kế toán kiểm toán trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp Mẫu 04/TNDN 2024
Mẫu bảng tính kinh phí quản lý dự án
Mẫu hệ thống thang lương - bảng lương 2024
Mẫu báo cáo thu và chi lãi đầu tư tài chính
Mẫu số 01/KTTT: Thông báo về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu
Mẫu 03/TNDN: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2024
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến