Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất 2024

Tải về

Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất 2024. Hiện nay, chế định thừa kế theo quy định của pháp luật được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015. Có 2 hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Người được thừa hưởng di chúc sẽ phải làm thủ tục để nhận phần di sản đó. Mời bạn đọc tham khảo bài viết của Hoatieu.vn.

1. Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

Những người được hưởng thừa kế theo di chúc và hưởng thừa kế theo pháp luật, khi người để lại di sản qua đời thì sẽ tiến hành các thủ tục để nhận phần thừa kế của mình. Một trong những di sản thừa kế chủ yếu trong chế định thừa kế đó là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với nhất, cụ thể là nhà ở. Có thể thấy rằng, đất đai và nhà ở là tài sản quan trọng và gắn bó suốt cả một đời người, khi họ ra đi, tài sản đất đai và nhà ở sẽ được người thừa kế tiếp tục quản lý và sử dụng.

Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất là văn bản trong đó ghi nhận sự phân chia di sản thừa kế cho người được hưởng thừa kế như di chúc, bản án phân chia thừa kế của Tòa án, biên bản phân chia thừa kế.

2. Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

Sau khi di chúc có hiệu lực, những người được hưởng thừa kế trong di chúc phải tiến hành thủ tục hưởng thừa kế. Tương tự với trường hợp không có di chúc, thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật, những người thuộc hàng thừa kế khi nhận được quyết định, bản án phân chia di sản thì sẽ tiến hành làm thủ tục hưởng quyền thừa kế.

Vậy thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Khi bạn đọc là đối tượng được hưởng quyền sử dụng đất, hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm:

+ Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất.

+ Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất như văn bản thừa kế quyền sử dụng đất (di chúc, biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án).

+ Quyết định giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định của Luật Đất đai.

+ Và một số giấy tờ khác.

+ Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Trong một số trường hợp, nếu người được hưởng thừa kế không thực hiện thủ tục nhận thừa kế, cụ thể là chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như trên để nhận phần thừa kế của mình theo pháp luật và theo di chúc thì có thể xem là người được hưởng thừa kế từ chối nhận di sản. Do vây, người được hưởng thừa kế phải tìm hiểu các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình và đối với phần di sản mà mình được thừa kế.

3. Mẫu di chúc thừa kế đất đai

Khi người để lại di sản muốn lập di chúc phân chia thừa kế đất đai cho người được hưởng thừa kế, trong nội dung di chúc ngoài phải ghi rõ các thông tin của người lập di chúc bao gồm họ và tên, ngày sinh, số giấy tờ pháp lý như CCCD, CMND, địa chỉ trong hộ khẩu thường trú,... thì phải ghi rõ nội dung về thông tin người được hưởng thừa kế, và phần di sản được hưởng.

Dưới đây mà mẫu di chúc phổ biến hiện nay, mời bạn đọc tham khảo nhé:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
DI CHÚC

Tại Phòng Công chứng số............

(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng),

1. Trường hợp một người lập Di chúc:

Tôi là (ghi rõ họ và tên): ......................................................

Sinh ngày:........./......../................

CCCD/CMND số: .................... cấp ngày ......./......./........ tại .........................

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
........................................................................................................................................

2. Trường hợp vợ chồng lập Di chúc:

Tôi là (ghi rõ họ và tên): ......................................................

Sinh ngày:........./......../................

CCCD/CMND số: .................... cấp ngày ......./......./........ tại .........................

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
.........................................................................................................................................

cùng vợ là Bà : ......................................................

Sinh ngày:........./......../................

CCCD/CMND số: .................... cấp ngày ......./......./........ tại .........................

Hộ khẩu thường trú: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
.........................................................................................................................................

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi (chúng tôi) lập di chúc này như sau:

Tôi là người đứng tên sở hữu nhà ở và đất ở theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở số……. do…. Cấp ngày……. Cụ thể như sau: (Ghi rõ nội dung về nhà ở và đất ở theo Giấy chứng nhận)

Sau khi tôi qua đời thì tài sản thuộc quyền sở hữu của tôi trong quyền sở hữu nhà ở và đất ở nêu trên sẽ được để lại cho:

- (Ghi rõ họ tên, năm sinh, CMND, hộ khẩu thường trú của người được hưởng di sản)

- (Ghi rõ: Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản;

3. Trường hợp có chỉ định người thực hiện nghĩa vụ: thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ:

4. Trường hợp Di chúc có người làm chứng:

Để làm chứng cho việc lập Di chúc, tôi (chúng tôi) có mời người làm chứng là :

Ông (Bà): ......................................................

Sinh ngày:........./......../................

CCCD/CMND số: .................... cấp ngày ......./......./........ tại .........................

Hộ khẩu thường trú: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
.........................................................................................................................................

Ông (Bà): ......................................................

Sinh ngày:........./......../................

CCCD/CMND số: .................... cấp ngày ......./......./........ tại .........................

Hộ khẩu thường trú: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
.........................................................................................................................................

Những người làm chứng nêu trên là do tôi (chúng tôi) tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của tôi (chúng tôi), không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và ký vào di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên.

Người làm chứng (nếu có)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người lập di chúc

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Như vậy, trên đây là một số những chia sẻ về vấn đề pháp lý liên quan đến Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất 2024. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác tại mục Biểu mẫu tại trang Hoatieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 807
Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm