Mẫu từ điển năng lực 2023

Từ điển năng lực là tập hợp tất cả các năng lực (bao gồm kiến thức, thái độ, kỹ năng) được chuẩn hóa và áp dụng cho các chức danh công việc tại tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây là Mẫu từ điển năng lực 2023 mới nhất để cho các doanh nghiệp, công ty tham khảo để xây dựng bộ từ điển cho đơn vị mình.

1. Từ điển năng lực là gì?

“Từ điển năng lực” là tập hợp tất cả các định nghĩa và thước đo năng lực được chuẩn hóa để đánh giá mọi vị trí chức danh trong một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một bộ “từ điển năng lực” đặc trưng, được xây dựng trên cơ sở phù hợp với chiến lược kinh doanh, văn hóa và giá trị cốt lõi của của doanh nghiệp đó.

2. Kết cấu từ điển năng lực

Những bộ từ điển năng lực được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đều có kết cấu được xây dựng theo mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp ASK, gồm 3 yếu tố chính:

  • Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Có thể kể đến như kiến thức chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ,…
  • Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. Chẳng hạn kỹ năng tạo ảnh hưởng, kỹ năng quản trị rủi ro,…
  • Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Ví dụ: trung thực, tinh thần cầu tiến, dấn thân,…

Mỗi yếu tố trên là một nhóm yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra cho cá nhân để hoàn thành xuất sắc vị trí công việc cụ thể. Sau đó, với mỗi vị trí công việc đặc thù, doanh nghiệp sẽ xác định và lựa chọn các mức độ kiến thức – kỹ năng – thái độ liên quan nhất để xây dựng từ điển năng lực cụ thể.

3. Lợi ích to lớn của từ điển năng lực

Việc xác định và xây dựng một bộ từ điển năng lực để đánh giá các vị trí chức danh, chuyên môn khác nhau là hết sức quan trọng.

Đối với doanh nghiệp:

  • Từ điển năng lực chính là phương thức để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu chung dễ dàng hơn: Nhờ kết nối năng lực toàn bộ đội ngũ của công ty với mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
  • Khuyến khích, nâng cao hiệu suất làm việc: Từ điển năng lực truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên qua cái nhìn sâu sắc về tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty.
  • Hoạch định và quản trị nhân sự hiệu quả hơn: Trên cơ sở năng lực tiêu chuẩn, đánh giá cơ cấu chất lượng nhân sự hiện tại và xác định mục tiêu, kế hoạch phát triển – nâng cao năng lực cho đội ngũ thời gian kế tiếp.
  • Căn cứ tuyển dụng đúng người: Xác định rõ tiêu chuẩn năng lực làm cơ sở đưa ra tiêu chí tuyển dụng. Đảm bảo chọn được những ứng viên sở hữu các năng lực mà công việc yêu cầu.
  • Cơ sở đánh giá: Từ điển năng lực lượng hóa các tiêu chí để đánh giá khách quan, trung thực về năng lực của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra một mức lương tưởng thưởng xứng đáng cho nhân viên – một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp giữ đúng đối tượng.

Đối với người lao động:

  • Từ điển năng lực giúp họ chủ động hơn: Khuyến khích khả năng tự học hỏi và tập trung phát triển những kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp.
  • Giúp nhân viên quyết định tốt hơn: Thiết lập kỹ vọng rõ ràng cho nhân viên, làm cơ sở cho họ tự đưa ra các quyết định vươn lên mức độ năng lực cao hơn.
  • Giao tiếp ứng xử hiệu quả hơn: Tránh hiểu lầm do truyền thông nội bộ chưa rõ ràng về kỳ vọng năng lực trong doanh nghiệp. Làm rõ hơn lộ trình phát triển của nhân viên.

Để xây dựng một từ điển năng lực đòi hỏi người làm nhân sự phải có một nền tảng kiến thức nhất định về quản trị và công nghệ trong kỷ nguyên 4.0. Đồng thời hiểu rõ tâm lý, hành vi của ứng viên cũng như có kinh nghiệm áp dụng các chuẩn năng lực.

Quy trình này không hề dễ dàng, nhưng nếu có thể xây dựng thành công một bộ từ điển năng lực riêng cho doanh nghiệp, chắc chắn hiệu quả thu về sẽ vô cùng to lớn và xứng đáng.

4. Mẫu từ điển năng lực 2023

STTTiêu chí
Màu đỏ là năng lực lõi ai cũng phải có
Định nghĩa
Từ điển năng lực là bộ tập hợp các năng lực được chuẩn hóa và áp dụng chung cho tất cả chức danh tại doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa và đặc thù tính chất công việc.
Mức độ I - Mức độ kém
Thể hiện được năng lực trong những tình huống đơn giản. Cần chỉ dẫn liên tục và theo dõi sát sao
Mức độ II - Mức độ cơ bản
Thể hiện được năng lực trong những tình huống tương đối khó khăn. Cần chỉ dẫn thường xuyên
Mức độ III - Mức độ khá
Thể hiện được năng lực trong những tình huống khó khăn. Đôi khi cần đến chỉ dẫn
Mức độ IV - Mức độ tốt
Thể hiện được năng lực trong những tình huống rất khó khăn. Hầu như không cần đến chỉ dẫn
Mức độ V - Mức độ xuất sắc
Thể hiện được năng lực kể cả trong những tình huống đặc biệt khó khăn. Đủ uy tín để giúp đỡ và chỉ dẫn người khác về năng lực đó
Knowledge - Kiến thức
Thuộc về năng lực tư duy
1Knowledge - Hiểu về chuyên môn nghiệp vụSự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ là khả năng một người thấu hiểu các khái niệm, quy trình làm việc, công cụ và kỹ thuật của vị trí nhằm phục vụ cho việc hoàn thành các yêu cầu của công việc*Chủ động tìm hiểu và ghi nhớ các lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ*Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa được một số lượng lớn các lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ, chủ động cập nhật các kiến thức mới về nghiệp vụ để nâng cao trình độ.*Có khả năng vận dụng được các kiến thức và lý thuyết về chuyên môn vào công việc, thực hiện công việc một cách có định hướng.* Đánh giá được hiệu quả công việc của những người khác cùng chuyên môn nghiệp vụ
* Phân tích được những tình huống phát sinh trong trong công việc
* Có khả năng đào tạo cho những người mới về chuyên môn nghiệp vụ
* Đúc rút được những phương pháp, kĩ thuật mới để thực hiện công việc hiệu quả hơn
* Có khả năng xử lí hiệu quả được mọi tình huống có thể phát sinh trong công việc
2Knowledge - Hiểu biết về ngành và sản phẩmKhả năng nhận biết, thấu hiểu và ứng dụng các khái niệm, quy luật và xu hướng trong ngành và sản phẩm*Hiểu về các khái niệm và quy luật trong ngành và sản phẩm*Hiểu về các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong ngành và sản phẩm*Hiểu về cách thức vận hành của ngành*Cập nhật được hiện trạng và xu hướng phát triển ngành, hiểu được tác động của các chính sách xu thế chung hiện tại và tương lại có khả năng ảnh hưởng đến ngành*Biết cách kết hợp, ứng dụng kiến thức và tin tức để phân tích, đánh giá về ngành/sản phẩm; từ đó xác định được cơ hội trong ngành/sản phẩm
*Đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành/sản phẩm tương tự
3Knowledge - Chuyên môn về salesKhả năng nhận biết, thấu hiểu các khái niệm, quy trình trong sales; khả năng sử dụng công cụ và áp dụng kĩ thuật liên quan đến sales
*Hiểu các khái niệm và quy trình làm việc của sales
*Thành thạo sử dụng các công cụ, kỹ thuật trong sales
*Nhận biết được các cơ hội kinh doanh
*Có khả năng vận dụng được các kiến thức và lý thuyết về sales để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh* Đánh giá được hiệu quả công việc của những người khác trong lĩnh vực sales
* Phân tích và xử lý được những tình huống phát sinh trong quá trình làm việc với khách hàng
* Có khả năng đào tạo cho nhân viên mới về chuyên môn nghiệp vụ bán hàng
* Đúc rút được những phương pháp, kĩ thuật sales mới để việc tư vấn và bán hàng hiệu quả hơn
* Có khả năng xử lí hiệu quả được mọi tình huống có thể phát sinh trong quá trình làm việc với khách hàng
4Knowledge - Chuyên môn về marketingKhả năng nhận biết, thấu hiểu các khái niệm, quy trình trong marketing; khả năng sử dụng công cụ và áp dụng kĩ thuật liên quan đến marketing*Hiểu các khái niệm và quy trình làm việc của marketing*Thành thạo sử dụng các công cụ, kỹ thuật trong marketing
*Nhận biết được các phương thức marketing
*Có khả năng vận dụng được các kiến thức và lý thuyết về marketing để hoàn thành các mục tiêu* Đánh giá được hiệu quả công việc của những người khác trong lĩnh vực marketing
* Phân tích và xử lý được những tình huống phát sinh khi thực hiện chiến dịch marketing
* Có khả năng đào tạo cho nhân viên mới về chuyên môn marketing
* Đúc rút được những phương pháp, kĩ thuật mới để việc marketing được hiệu quả hơn
* Có khả năng xử lí hiệu quả được mọi tình huống có thể phát sinh trong quá trình thực hiện chiến dịch marketing
5Knowledge - Chuyên môn về lập trìnhKhả năng nhận biết, thấu hiểu các khái niệm, quy trình trong lập trình phần mềm; khả năng sử dụng công cụ và áp dụng kĩ thuật liên quan đến lập trình*Hiểu các khái niệm và quy trình làm việc của lập trình viên
*Thành thạo sử dụng các công cụ, kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình
*Có khả năng vận dụng được các kiến thức và lý thuyết lập trình để hoàn thành dự án và sản phẩm đơn giản*Có khả năng vận dụng được các kiến thức và lý thuyết lập trình để hoàn thành dự án và sản phẩm phức tạp*Có khả năng vận dụng được các kiến thức và lý thuyết lập trình để hoàn thành dự án và sản phẩm rất phức tạp
* Đúc rút được những phương pháp, kĩ thuật mới để việc lập trình được hiệu quả hơn
* Có khả năng đào tạo cho nhân viên mới về kỹ thuật lập trình
* Có thể tự tạo ra các công cụ, framework, sản phẩm mới để việc lập trình được hiệu quả hơn
* Có khả năng xử lí hiệu quả được mọi tình huống có thể phát sinh trong quá trình lập trình dự án, sản phẩm
6Knowledge - Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)Khả năng sử dụng ngôn ngữ (tiếng Anh) được chia thành 6 mức độ theo chuẩn quốc tế như sau.BEGINNER - (TOEFL 0 - 31 | IELTS 0 - 3.5 | TOEIC 0-400)
Ở cấp độ tiếng Anh này, bạn chỉ có thể nói và hiểu được tiếng Anh một cách rất giới hạn trong các cuộc hội thoại cơ bản hằng ngày nếu đối phương nói tiếng Anh chậm và rõ.
ELEMENTARY (TOEFL 32 - 45 | IELTS 3.5 - 4.0 | TOEIC 405 - 600)
Đạt được cấp độ tiếng Anh này, bạn có thể giao tiếp tiếng Anh trong những tình huống đơn giản, quen thuộc nhưng vốn từ vựng và ngữ pháp bị hạn chế nhiều. Gần như không thể giao tiếp trong các tình huống mới.
INTERMEDIATE (TOEFL 46 - 59 | IELTS 4.0 - 5.0 | TOEIC 785 - 900)
Bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ trong các tình huống quen thuộc,nhưng gặp khó khăn trong những tình huống mới.
UPPER INTERMEDIATE (TOEFL 60 - 78 | IELTS 5.5 - 6.0 | TOEIC 705 - 780)
Bạn có thể giao tiếp và hiểu người bản xứ trong các tình huống xảy ra hàng ngày. Giáo viên đôi khi không hiểu ý bạn và mức độ mắc lỗi ngữ pháp, câu… ở mức trung bình.
ADVANCED (TOEFL 79 - 93 | IELTS 6.5 - 7.5 | TOEIC 785 - 900)
Bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong phần lớn các tình huống với độ chính xác cao về mặt ngữ pháp và sử dụng từ vựng phong phú.
Skills - Kỹ năng
Kỹ năng thao tác
7Skill - Kỹ năng giao tiếpKỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.* Có khả năng diễn đạt được ý kiến của mình, dù không phải lúc nào cũng mạch lạc và chính xác
* Chủ động lắng nghe, nhưng không biết cách khơi gợi được phản hồi của đối phượng
* Có khả năng diễn đạt rành mạch tới nhiều đối tượng, tuy nhiên ngôn ngữ và giọng điệu trong nhiều trường hợp không chính xác
* Có ý thức khơi gợi giao tiếp hai chiều, dù đôi khi không thực sự khéo léo
* Chủ động lắng nghe, thể hiện được thái độ quan tâm tới đối phương
* Có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng các nội dung cơ bản tới nhiều đối tượng khác nhau
* Thường vận dụng được đúng giọng điệu và ngôn ngữ trong các trường hợp giao tiếp
* Thường xuyên lắng nghe, quan tâm tới đối phương và biết khơi gợi giao tiếp hai chiều một cách khéo léo
* Có khả năng thuyết trình rành mạch các khái niệm phức tạp tới nhiều đối tượng khác nhau
* Xử lí khéo léo được các tình huống phát sinh trong giao tiếp, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu
* Nắm rõ những gì mình cần truyền đạt đến người nghe
* Biết lắng nghe và thường chấp nhận những phản hồi mà người khác dành cho mình
* Tự tin trình bày các vấn đề phức tạp và nhạy cảm tới mọi đối tượng (từ các đối tượng lãnh đạo cấp cao, người ngang hàng hoặc các đối tượng yếu thế hơn)
* Luôn tạo được ấn tượng là một người biết lắng nghe và sẵn sàng chấp nhận phản hồi mà người khác dành cho mình
* Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có sức thuyết phục và gây được ảnh hưởng lên người khác
* Có chiến lược rõ ràng trong giao tiếp
8Skill - Kỹ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết địnhKỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết định là khả năng phát hiện ra vấn đề, phân tích và liên hệ các thông tin để thấu hiểu toàn diện vấn đề; đồng thời đưa ra được các phương án, đánh giá được các phương án và quyết định được hướng giải quyết.* Áp dụng đúng quy trình để xử lí tình huống mà không có khả năng xử lí tình huống bất ngờ, không cân nhắc các mặt của quy trình
* Chỉ có khả năng quyết định các vấn đề nhỏ lẻ, không để lại hậu quả nghiêm trọng
* Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống quen thuộc và không quá nghiêm trọng, tuy nhiên sẽ bối rối nếu có tình huống ngoại lệ bất ngờ xảy ra
* Có ý thức đánh giá các phương án xử lí tình huống
* Phải nhờ trợ giúp trong tình huống thiếu dữ kiện để ra quyết định
* Có ý thức nhìn nhận vấn đề khách quan nhưng còn hành động theo chủ quan
* Có khả năng phân tích một tình huống phức tạp, nhìn nhận được mối quan hệ giữa các yếu tố trong tình huống
* Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống có độ khó trung bình
* Đưa ra được giải pháp hiệu quả, kịp thời trong một tình huống chưa có tiền lệ
* Chủ động thu thập thêm dữ liệu và xử lí một hệ thống thông tin lớn, phức tạp trong thời gian ngắn, đưa ra được dự đoán về xu hướng và các hệ quả có khả năng xảy ra
* Luôn nhìn nhận vấn đề trung lập, khách quan ở nhiều góc độ
* Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa thông tin phức tạp
* Nhìn nhận được vấn đề ở quy mô lớn (mang tầm chiến lược) và đề xuất được những phương án sáng tạo có tính đột phá
* Tiên liệu được các tình huống và đưa ra được một hệ thống giải pháp hiệu quả, kịp thời trong những tình huống phức tạp, mơ hồ, thiếu thông tin
9Skill - Kỹ năng đàm phán và thuyết phụcKỹ năng đàm phán - thuyết phục là khả năng đưa ra phương án thống nhất trong tình huống mâu thuẫn, giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các bên để đạt được kết quả tốt nhất và giữ vững mối quan hệ hợp tác.*Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
*Biết kiểm soát thái độ của bản thân khi gặp phản đối nhưng còn lúng túng khi suy nghĩ phương án
Có khả năng diễn đạt rành mạch ý kiến cá nhân nhưng không tạo được sự thuyết phục
* Chủ động lắng nghe nguyện vọng của đối phương, trình bày rành mạch phương án đề xuất dù không thực sự thuyết phục* Tạo dựng được sự tin tưởng của một tập thể theo đề xuất của cá nhân
* Biết hướng xử lí đúng khi bị phản đối
* Luôn đặt mình vào tình thế của đối phương, nhưng phương án đề xuất chưa thực sự thuyết phục
* Thuyết phục được đội ngũ cấp cao theo các đề xuất của cá nhân
* Biết xử lí khôn khéo khi bị phản đối
* Luôn đặt mình vào tình thế của đối phương và đưa ra được những phương án đề xuất hợp lí
* Diễn đạt rành mạch, rõ ràng, có tính thuyết phục cao
* Thuyết phục được đội ngũ quản lý cấp cao đồng ý với các thay đổi lớn, có tầm ảnh hưởng rộng
* Biết điều chỉnh thái độ của bản thân linh hoạt theo tình huống
* Thấu hiểu được chính xác nhu cầu của đối phương, đưa ra được phương án khéo léo khiến đối phương hài lòng
* Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có tính thuyết phục cao và tạo được ảnh hưởng lên đối phương
10Skill - Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gianKỹ năng tổ chức và quản lý thời gian là khả năng sắp xếp và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực và thời gian giới hạn để đảm bảo hoàn thành công việc.* Chưa biết cách đặt thứ tự ưu tiên cho công việc
* Sẽ không hoàn thành được công việc theo đúng deadline nếu như khối lượng công việc lớn
* Có kế hoạch công việc cho bản thân
* Hoàn thành được các công việc của bản thân theo đúng deadline với khối lượng công việc lớn
* Chưa có khả năng tổ chức công việc cho đội nhóm
* Có khả năng lên kế hoạch công việc cho nhóm
* Biết cách đặt thứ tự ưu tiên ưu tiên cho công việc
* Có khả năng hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhưng dễ mất kiểm soát trong những tình huống căng thẳng và nhạy cảm
* Có khả năng lên kế hoạch hành động chi tiết theo từng giai đoạn để hoàn thành mục tiêu cho công ty, sẵn sàng ứng phó với nhiều tình huống
* Phân phối nguồn lực chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên
* Có khả năng hoàn thành khối lượng công việc lớn trong cả những tình huống áp lực
* Sắp xếp được hệ thống công việc ở quy mô chiến lược
* Phân phối một nguồn lực lớn một cách chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên chính xác
* Bao quát được hiệu quả sử dụng nguồn lực
* Luôn giữ được mọi việc trong tầm kiểm soát
11Skill - Kỹ năng tư duy chiến lượcTư duy chiến lược là khả năng xác định được các mục tiêu và ưu tiên quan trọng, từ đó có kế hoạch hành động đảm bảo nhất quán được với lợi ích và giá trị lâu dài của tổ chức.* Đặt ra được mục tiêu cá nhân phù hợp với chiến lược hành động của đội/nhóm và các giá trị của doanh nghiệp* Điều phối được hoạt động của đội/nhóm phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp
* Hình dung được hệ quả của vấn đề
* Xây dựng được mục tiêu và các kế hoạch hành động cho đội/nhóm dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp
* Điều phối được hoạt động của đội/nhóm phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp
* Đánh giá chính xác nguyên nhân, hệ quả của vấn đề đặt trong sự tương quan giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
* Có khả năng truyền đạt được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của tổ chức tới nhiều đối tượng cá nhân
* Xác định được các cơ hội và nguy cơ có thể xảy đến tổ chức và có phương án hành động phù hợp với giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp
* Thường xuyên quan sát, đánh giá, tổng hợp và hành động dựa trên mối tương quan trong và ngoài doanh nghiệp
* Xác định được thứ tự ưu tiên các mục tiêu của tổ chức
* Định hình được hoặc có định hướng phát triển giá trị tổ chức
* Có khả năng truyền đạt được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của tổ chức tới nhiều đối tượng cá nhân
* Phát triển xây dựng được kế hoạch hành động phù hợp với mục đích và giá trị của tổ chức
* Dẫn dắt tổ chức đi theo chiến lược
12Skill - Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với các thành viên khác để hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu chung.* Có trách nhiệm với công việc chung, tuân theo các chỉ dẫn của lãnh đạo
* Hòa đồng, sẵn sàng san sè và giúp đỡ các thành viên trong nhóm
* Chủ động chia sẻ và giúp đỡ các thành viên trong nhóm
* Nắm được vai trò của từng thành viên trong nhóm
* Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong và ngoài nhóm
* Nắm được năng lực và vai trò của từng thành viên trong nhóm
* Tạo dựng và cổ vũ tinh thần hợp tác trong nhóm
* Khơi dậy tinh thần hợp tác giữa các nhóm bằng cách cổ vũ các thành viên cùng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau
* Cổ vũ, tạo động lực cho các thành viên trong nhóm cùng đạt được mục tiêu chung
* Xây dựng được một môi trường làm việc trong nhóm cởi mở, thân thiện
* Tổ chức được phân công công việc trong nhóm hiệu quả dựa trên năng lực của từng thành viên
* Xây dựng và thúc đẩy tinh thần hợp tác giữa các nhóm để cùng đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp
* Tạo dựng một tập thể vững mạnh nhờ khai thác hiệu quả năng lực của từng nhóm và kết nối các nhóm bằng mục tiêu, giá trị và tầm nhìn chung
* Tạo dựng văn hóa làm việc nhóm trong tổ chức
13Skill - Kỹ năng quản trị mối quan hệKỹ năng xây dựng mối quan hệ (networking) là khả năng xây dựng và chủ động duy trì các mối quan hệ cộng tác công việc nhằm phục vụ cho mục tiêu tương lai của doanh nghiệp.* Có khả năng kết nối và duy trì các mối quan hệ cá nhân
* Chưa có khả năng phân loại và đặt ưu tiên cho các mối quan hệ
* Có khả năng tạo dựng network trong các sự kiện, các cơ hội gặp mặt mà mình tham dự
* Giữ được mối quan hệ tốt đẹp với các key contacts
* Khai thác hiệu quả các mối quan hệ xung quanh và tận dụng để mở rộng network khi có cơ hội
* Xây dựng được network tương đối đa dạng và phục vụ được cho mục đích chung của công việc
* Chủ động tìm kiếm các cơ hội networking ở nhiều lĩnh vực, không ngừng mở rộng network
* Xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với nhiều đối tượng, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao.
* Tự xây dựng và điều phối một cộng đồng để qua đó có mạng lưới đối tác cùng khách hàng tiềm năng
* Có khả năng xác định những mối quan hệ nào là quan trọng, và có phương án hành động trong từng mối quan hệ
* Xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với cả những lãnh đạo cấp cao
14Skill - Kỹ năng quản lý xung độtKỹ năng quản trị xung đột là khả năng phát hiện, giải quyết, ngăn chặn hoặc tận dụng xung đột* Nhận định được xung đột giữa các cá nhân và đội nhóm
* Cổ vũ mọi người hòa giải xung đột
* Chủ động tiếp nhận những quan điểm khác nhau, đề xuất được phương án hòa giải xung đột trong đội nhóm
* Cổ vũ mọi người hạn chế những xung đột cá nhân không cần thiết
* Dự đoán được những xung đột có thể xảy ra, có có biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của xung đột
* Cổ vũ mọi người hạn chế những xung đột cá nhân không cần thiết
* Dự đoán và xây dựng được chiến lược ngăn chặn và giải quyết xung đột ở quy mô tổ chức* Có khả năng thúc đẩy những căng thẳng và tranh luận có lợi cho tổ chức; giữ mức độ căng thẳng trong tầm kiểm soát
* Dự đoán được những xung đột có thể xảy ra ở quy mô tổ chức, có phương án định hướng, ngăn chặn và giải quyết xung đột bằng thái độ mang tính xây dựng
15Skill - Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhómKỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm là khả năng tạo lập nền tảng, dẫn dắt và hỗ trợ một nhóm để đạt được hiệu quả công việc.* Đảm bảo rằng các thành viên có các thông tin cần thiết để hoạt động
* Chưa chủ động quan tâm tới sự tương tác giữa các thành viên
* Đáp ứng được các nhu cầu thiết thực của nhóm và các thành viên
* Đảm bảo rằng các nhiệm vụ của nhóm được hoàn thành
* Chỉ định công việc dựa trên cấp độ kỹ năng của thành viên nhóm và lĩnh vực quan tâm
* Biết cách đánh giá nhân viên và đưa ra các đề xuất, phản hồi kịp thời
* Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho kết quả làm việc của nhóm
* Biết cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong nhóm
* Biết cách xây định hướng phát triển cho nhân viên dựa trên năng lực, sở thích nghề nghiệp và nhu cầu công việc
* Biết lập kế hoạch cho việc đào tạo và trau dồi kỹ năng cho các thành viên
* Xác định được vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm và thiết lập mục tiêu tổng thể
* Tạo được sự gắn kết, tích cực giúp đỡ nhau giữa các thành viên
* Chủ động tạo ra cơ hội thăng tiến cho tất cả thành viên trong nhóm
* Thiết lập được uy tín của nhóm với các bên liên quan khác
* Tạo ra được môi trường hiệu quả, giúp các thành viên cải thiện hiệu suất và năng suất làm việc
* Thiết lập được mục tiêu chiến lược dài hạn của nhóm đi đôi với mục tiêu của cả tổ chức
16Skill - Kỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết địnhKỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết định là khả năng phát hiện ra vấn đề, phân tích và liên hệ các thông tin để thấu hiểu toàn diện vấn đề; đồng thời đưa ra được các phương án, đánh giá được các phương án và quyết định được hướng giải quyết.* Áp dụng đúng quy trình để xử lí tình huống mà không có khả năng xử lí tình huống bất ngờ, không cân nhắc các mặt của quy trình
* Chỉ có khả năng quyết định các vấn đề nhỏ lẻ, không để lại hậu quả nghiêm trọng
* Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống quen thuộc và không quá nghiêm trọng, tuy nhiên sẽ bối rối nếu có tình huống ngoại lệ bất ngờ xảy ra
* Có ý thức đánh giá các phương án xử lí tình huống
* Phải nhờ trợ giúp trong tình huống thiếu dữ kiện để ra quyết định
* Có ý thức nhìn nhận vấn đề khách quan nhưng còn hành động theo chủ quan
* Có khả năng phân tích một tình huống phức tạp, nhìn nhận được mối quan hệ giữa các yếu tố trong tình huống
* Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống có độ khó trung bình
* Đưa ra được giải pháp hiệu quả, kịp thời trong một tình huống chưa có tiền lệ
* Chủ động thu thập thêm dữ liệu và xử lí một hệ thống thông tin lớn, phức tạp trong thời gian ngắn, đưa ra được dự đoán về xu hướng và các hệ quả có khả năng xảy ra
* Luôn nhìn nhận vấn đề trung lập, khách quan ở nhiều góc độ
* Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa thông tin phức tạp
* Nhìn nhận được vấn đề ở quy mô lớn (mang tầm chiến lược) và đề xuất được những phương án sáng tạo có tính đột phá
* Tiên liệu được các tình huống và đưa ra được một hệ thống giải pháp hiệu quả, kịp thời trong những tình huống phức tạp, mơ hồ, thiếu thông tin
17Skill - Năng lực giải trìnhNăng lực giải trình là khả năng đạt hiệu quả cao trong việc cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cá nhân khi được yêu cầu* Biết biện minh cho hành động của mình trong quá khứ hoặc tương lai
Chỉ biết áp dụng những mẫu văn bản giải trình có sẵn
* Nhận thức được trách nhiệm giải trình và tự giác thực hiện
* Chỉ có khả năng giải trình bằng văn bản, còn lúng túng khi giải trình bằng lời nói
* Hiểu được trách nhiệm giải trình và quyền từ chối giải trình của mình
* Thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải trình
* Khả năng giải trình bằng lời nói còn hạn chế
* Dự đoán được hệ quả các hành vi giải trình của mình
* Có hiểu biết để phối hợp với các bên liên quan cùng giải trình
* Cung cấp đầy đủ bằng chứng, chứng cứ khách quan khi giải trình
* Tự đề xuất được cơ chế giám sát và đánh giá giải trình
* Có kế hoạch từ trước về việc giải trình
* Hiểu rõ về quyền hạn, thủ tục, quy trình giải trình
* Có khả năng giải trình rõ ràng, thuyết phục bằng cả lời nói và văn bản
* Chủ động bổ sung, đính chính thông tin sau giải trình để đầy đủ, chính xác hơn
* Có khả năng tư vấn, giám sát, đánh giá giải trình của người khác
18Skill - Tự học, tự trau dồiKỹ năng tự học, tự trau dồi là khả năng tự xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó tìm cách khắc phục điểm yếu và phát triển thế mạnh để tự nâng cao hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức.* Biết tiếp thu ý kiến nhưng chưa có chọn lọc* Chấp nhận tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ khi chỉ khi bắt buộc
* Biết quan sát, học hỏi từ những tình huống thực tế
*Chấp nhận tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ khi có sự hỗ trợ của tổ chức
* Biết áp dụng kiến thức mới vào thực tế nhưng không thể tự đánh giá, rút kinh nghiệm
* Điều chỉnh được định hướng học tập của bản thân linh hoạt theo yêu cầu của tổ chức
* Sẵn sàng tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ khi được giới thiệu
* Biết áp dụng kiến thức mới vào thực tế để tự rút kinh nghiệm
* Luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ mọi người
*Tự xác định được năng lực chuyên môn cần thiết trong tương lai
*Bám sát vào xu hướng công việc của thời đại để xây dựng định hướng học tập
*Chủ động tìm kiếm và theo học các khoá học nâng cao nghiệp vụ
*Luôn luôn tiếp thu có chọn lọc những ý kiến tích cực từ mọi người
*Liên tục tự đánh giá và tìm kiếm phản hồi từ cấp trên và người có năng lực chuyên môn
19Skill - Kỹ năng đào tạoKỹ năng đào tạo là khả năng truyền đạt kỹ năng, kiến thức cho người khác.* Biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng học tập của học viên
* Biết cách phân chia công việc hợp lý cho học viên
* Năng lực cá nhân còn hạn chế, chưa sẵn sàng làm đào tạo viên
* Chủ động giới thiệu các chương trình đào tạo ngoài cho học viên
* Kịp thời động viên, củng cố nỗ lực học tập của học viên
* Cung cấp phản hồi cho học viên trong quá trình làm việc
* Tạo được sự hứng thú cho học viên
* Tạo điều kiện cho học viên tham gia các khoá đào tạo ngoài
* Tạo cơ hội cho học viên được học hỏi từ các nhân viên dày dạn
* Phản hồi kịp thời và nhất quán về quá trình học lý thuyết kết hợp thực hành của học viên
* Định hướng được nội dung đào tạo dựa trên sở thích nghề nghiệp và nhu cầu công việc của học viên
* Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn đào tạo
* Giúp học viên tìm những cách mới để giải quyết các vấn đề cũ
* Chủ động chẩn đoán các vấn đề của học viên và chia sẻ giải pháp để tạo ra kinh nghiệm học tập
* Xác định trước các trở ngại trong quá trình đào tạo và có kế hoạch xử lý
* Đánh giá chính xác được năng lực đã có và năng lực cần đào tạo của từng học viên
* Lập ra kế hoạch đào tạo phù hợp với chiến lược của tổ chức và định hướng phát triển của cá nhân học viên
* Sẵn sàng cung cấp các hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn về cách hoàn thành một nhiệm vụ hoặc quy trình
* Biết cách giám sát chặt chẽ và đánh giá chính xác kết quả đào tạo
20Skill - Kỹ năng tạo ảnh hưởngKỹ năng tạo ảnh hưởng là khả năng tạo được uy tín, thuyết phục, nhờ đó nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ từ người khác.* Có khả năng bảo vệ ý kiến cá nhân, đưa ra đề xuất nhưng không thực sự thuyết phục
* Còn e ngại, chưa tự tin vào bản thân
* Có khả năng thuyết phục, bảo vệ ý kiến cá nhân
* Nhận được sự tôn trọng, lắng nghe từ mọi người
* Tạo được mối quan hệ tốt với mọi người
* Tích cực tham dự đóng góp trong các cuộc thảo luận, các hoạt động quan trọng
* Có khả năng đưa ra các đề xuất thuyết phục, có hiệu quả
* Tạo được uy tín trong tổ chức và các bên liên quan
* Luôn đóng vai trò chủ động trong các buổi gặp gỡ, thảo luận, tranh luận
* Tự tin thể hiện quan điểm và tài năng trước đám đông
* Nghiêm túc thực hiện các chế độ, chính sách của tổ chức
* Xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng, được chào đón rộng rãi
* Nắm rõ được chiến lược thuyết phục trực tiếp và gián tiếp
* Luôn đóng vai trò cố vấn, người đứng đầu trong các kế hoạch quan trọng
* Có ý chí kiên định, nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người
* Gương mẫu đi đầu trong cách hoạt động, phong trào của tổ chức
* Mọi ý kiến, đề xuất cá nhân đều được đề cao và áp dụng triệt để
21Skill - Kỹ năng quản trị rủi roKỹ năng quản trị rủi ro là khả năng xác định, phân tích, đánh giá và phản ứng trước các rủi ro trong quá trình thực hiện mục tiêu công việc.

* Chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro
* Còn lúng túng trong việc giải quyết hậu quả của rủi ro (nếu có)
* Xác định tâm lý vững vàng để sẵn sàng đối mặt và chịu trách nhiệm với rủi ro
* Có ý thức về việc nhận định các rủi ro nhưng chưa chính xác
* Nhận định được các rủi ro với quy mô nhỏ, trong tương lai gần
* Kịp thời phân tích rủi ro để có được đánh giá cần thiết
* Biết cách thông tin cho thành viên trong tổ chức về rủi ro có thể xảy ra
* Có tầm nhìn dài hạn về việc nhận định các rủi ro có thể xảy ra
* Có khả năng đánh giá rủi ro và đề xuất phương án giảm thiểu hậu quả
* Đưa ra được chiến lược phòng tránh rủi ro trong tương lai
* Có khả năng nhận định chính xác các rủi ro có thể xảy ra trong dài hạn
* Đánh giá toàn diện được các cơ hội và rủi ro trong thực tế tổ chức
* Xây dựng được chiến lược biến rủi ro thành cơ hội phát triển lâu dài
* Có sẵn phương án phối hợp các phòng ban để sẵn sàng xử lý rủi ro
Attitude - Phẩm chất / Thái độ
Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm
22Attitude - Năng lực sáng tạo và đổi mớiNăng lực sáng tạo và đổi mới là khả năng thách thức các tư duy truyền thống và nhìn nhận tình huống dưới góc độ mới, đưa ra các cách làm mới, xây dựng các sản phẩm và quy trình mới.* Nhận diện được các yếu tố sáng tạo
* Xem xét các ý tưởng sáng tạo từ các thành viên khác trong nhóm
* Tiếp thu ý tưởng sáng tạo từ các cá nhân khác và có đề xuất hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo đó
* Làm việc với các cá nhân khác để cùng nghĩ ra cách thức tiếp cận hiệu quả đối với vấn đề
* Đánh giá hiệu quả các cách làm cũ và đề xuất xây dựng phương án cải tiến
* Chủ động tìm kiếm cách thức hiệu quả nhất để thực hiện công việc chung
* Thiết kế được các cách làm mới và hiệu quả nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp
* Thu thập từ nhiều nguồn thông tin và tư duy được nhiều phương án để tiếp cận một vấn đề
* Xây dựng được môi trường làm việc thúc đẩy sáng tạo ở các nhóm làm việc
* Xây dựng được phương pháp, quy trình mới có khả năng ứng dụng ở quy mô doanh nghiệp với tầm ảnh hưởng sâu rộng
* Đưa ra cách giải quyết triệt để được cho những vấn đề nghiêm trọng của doanh nghiệp
* Tổ chức được bộ máy làm việc kiểu mới giúp cải thiện hiệu suất chung của cả doanh nghiệp
* Có khả năng tư duy được cách làm mới trong hoàn cảnh rất thiếu hoặc không có dữ kiện
23Attitude - Tỉ mỉ, cẩn thậnNgười tỉ mỉ, cẩn thận là người có khả năng hoàn thành công việc sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan dù là các yếu tố nhỏ nhất, luôn để tâm đến công việc và đảm bảo công việc được tiến hành chính xác nhất.Rất hiếm khi / Không bao giờThỉnh thoảngKhá thườngThường xuyênLuôn luôn
24Attitude - Tập trung vào kết quảTư duy tập trung vào kết quả là tư duy tạo ra kết quả kinh doanh dựa trên yêu cầu nhất quán; thiết lập và đạt được mục tiêu; luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, dịch vụ, năng suất và đáp ứng thời hạn; duy trì tập trung vào mục tiêu của tổ chức.* Không có mục tiêu cụ thể, chỉ cam kết đầu ra
* Duy trì được công việc dưới áp lực của trở ngại cho đến khi có giải pháp khả thi
* Có ý thức duy trì nhưng không đảm nhận được đồng thời chất lượng, dịch vụ và năng suất
* Báo cáo kết quả theo mẫu có sẵn
* Thiết lập được mục tiêu nhưng còn sai số đối với khả năng làm được
* Có tinh thần ứng phó và chịu trách nhiệm giải quyết các trở ngại
* Theo dõi và kịp thời xử lý các vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng, dịch vụ và năng suất
* Có khả năng đánh giá kết quả dựa trên nhiều tiêu chí
* Thiết lập các mục tiêu rõ ràng và cụ thể
* Có khả năng nhìn nhận về mức độ của trở ngại, chuẩn bị sẵn phương án chủ động giảm thiểu tác động của trở ngại
* Có cơ chế giám sát và thưởng phạt nhằm đảm bảo chất lượng, dịch vụ và năng suất
* Có khả năng đánh giá kết quả đa chiều, kịp thời xử lý các thiếu sót đơn giản, rút ra được bài học kinh nghiệm
* Có khả năng thiết lập mục tiêu dài hạn và ngắn hạn dựa trên mục tiêu chung của tổ chức
* Có khả năng phân tích lợi hại của trở ngại, chuẩn bị sẵn tinh thần và phương án chủ động phòng tránh, loại bỏ trở ngại
* Tạo động lực cho các thành viên, chủ động giám sát chặt chẽ và tìm cách nâng cao chất lượng, dịch vụ và năng suất làm việc
* Có khả năng đánh giá kết quả toàn diện, lập ra phương án xử lý thiếu sót, lấy đó làm cơ sở nền tảng cho lần sau
* Có khả năng thiết lập các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn gắn bó chặt chẽ với việc đánh giá kết quả lần trước
* Dự đoán và phân tích chính xác các trở ngại và rủi ro có thể xảy ra; có chiến * lược thử nghiệm và chốt được phương án biến mọi trở ngại thành cơ hội
* Liên tục tìm kiếm, thử nghiệm và tận dụng cơ hội mới để cải thiện chất lượng, dịch vụ và gia tăng năng suất
* Có khả năng đánh giá kết quả toàn diện, chủ động nghiên cứu hiệu quả các giải pháp và tiếp tục thử các giải pháp mới cho đến khi đạt được kết quả mong đợi
25Attitude - Nhạy bénNhạy bén là khả năng nắm bắt, phát hiện và thích ứng nhanh đối với những cơ hội mới, thay đổi mới.* Chỉ nắm được những thay đổi liên quan trực tiếp đến bản thân
* Có ý thức thay đổi để thích nghi nhưng còn chậm
* Hiểu biết thực tế còn hạn chế
* Nắm được những thay đổi liên quan đến bản thân và logic hoặc cơ sở để thay đổi
* Có ý thức sẵn sàng thay đổi để thích nghi
* Cập nhật kịp thời các thông tin nổi bật, quan trọng
* Hoà hợp, biết lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng mình và tôn trọng người khác
* Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, trôi chảy, thuyết phục
* Trí nhớ tốt, hiểu biết đa lĩnh vực
* Kiểm soát chặt chẽ được hành động và cảm xúc
* Nhanh chóng sửa đổi hành vi để thích nghi hiệu quả với những thay đổi trong môi trường làm việc
* Tích cực tìm kiếm và chọn lọc thông tin xoay quanh vấn đề đang cần giải quyết
* Phản xạ tốt với các tình huống bất ngờ phát sinh
* Nhanh nhẹn thích ứng với sự thay đổi, biết tập trung vào lợi ích của sự thay đổi
* Chủ động tìm kiếm các thông tin xoay quanh cuộc sống hiện tại
* Sẵn sàng thử các phương pháp tiếp cận mới phù hợp cho các tình huống mới
* Quan sát, phân tích và nhanh chóng đưa ra được hình dung về ảnh hưởng của thay đổi
26Attitude - Trung thựcThái độ trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.* Hiểu được vai trò của trung thực, tôn trọng văn hoá công ty
* Còn e ngại, chưa có chính kiến riêng
* Nghiêm túc thực hiện theo mọi chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên
* Ủng hộ và tuân thủ cơ chế thưởng phạt phân minh
* Chưa tự tin đề xuất quan điểm cá nhân
* Dám nói lên quan điểm cá nhân, kể cả khi bất đồng với mọi người
* Tin tưởng và có ý thức giữ lập trường trung thực
* Có tinh thần chịu trách nhiệm khi mắc sai phạm
* Hiểu rõ vai trò tối quan trọng của trung thực trong cuộc sống
* Biết cách tìm người “cố vấn” để giữ vững lập trường trung thực
* Dũng cảm nhận trách nhiệm khi mắc sai phạm
* Thẳng thắn tố giác các hành vi không đúng đắn, kể cả của cấp trên
* Đặt trung thực làm yếu tố cốt lõi trong nguyên tắc sống và làm việc
* Đoán trước được những tình huống sẽ thử thách lòng trung thực và dự kiến cách phản ứng
* Giữ vững được lập trường trước cám dỗ hoặc các vấn đề liên quan đến đạo đức
* Có phương pháp hiệu quả lâu dài để khuyến khích lòng trung thực của người khác
27ttitude - Tinh thần khởi nghiệp, dấn thânTinh thần khởi nghiệp, dấn thân được hiểu là sự chủ động lập nghiệp trong điều kiện không chắc chắn, nhưng lại có hoài bão vượt lên số phận, tinh thần đổi mới và sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.* Chịu trách nhiệm với việc mình muốn làm
* Gắn kết quả công việc với tương lai của bản thân
* Tinh thần tự lập chưa cao
* Có tư duy sáng tạo, ưa thích cái mới
* Có khả năng giao lưu và mở rộng các mối quan hệ
* Tư duy nhạy bén trong cách giải quyết vấn đề
* Chấp nhận và chịu trách nhiệm với rủi ro, thất bại
* Có khát vọng đổi mới, cải tiến phương pháp truyền thống
* Có khả năng tận dụng mọi cơ hội kinh doanh
* Có khả năng nhìn nhận và phân tích vấn đề toàn diện, chi tiết
* Bền bỉ thực hiện và sẵn sàng đối mặt với rủi ro, thất bại
* Có hoài bão trở thành người tiên phong, vượt ra ngoài ranh giới có sẵn
* Chủ động tìm kiếm các cơ hội kinh doanh
* Hành động nhanh, quyết định táo bạo để chiếm lĩnh mục tiêu
* Nhận định được trở ngại, rủi ro sẽ phát sinh và có kế hoạch sẵn sàng ứng phó
* Có khát vọng cháy bỏng muốn thực hiện cuộc cách mạng hoàn toàn mới
* Tự lập, có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh
* Có tầm nhìn và chiến lược dài hạn, cụ thể
* Sẵn sàng thử nghiệm nhiều lần và đứng lên sau thất bại
* Tôn vinh đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
28Attitude - Bền bỉ, kiên trìBền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra.* Có thể thực hiện lặp đi lặp lại một thao tác cụ thể
* Chỉ thực hiện các công việc khó khăn khi có người hướng dẫn cụ thể và cùng thực hiện
* Nghiêm túc thực hiện kỷ luật, nội quy dù có khắt khe
* Chấp nhận thực hiện các công việc khó khăn khi được yêu cầu
* Đôi khi bị ảnh hưởng tâm lý bởi thất bại, dư luận, lời trách mắng, v.v.
* Duy trì được các thói quen tốt trong thời gian dài
* Nhận thức được điểm yếu của bản thân và không ngừng trau dồi
* Sẵn sàng đảm nhận các công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức
* Có khả năng phân tích sự việc dưới góc nhìn đa chiều
* Không nản chí, biết cách biến trở ngại thành động lực để cố gắng
* Đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính kiến
* Biết tự trấn an bản thân, luôn giữ được bình tĩnh trước áp lực
* Biết tận dụng những cơ hội nhỏ để phát triển từng bước
* Biết lập kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu và cẩn thận thực hiện từng nhiệm vụ nhỏ
* Biết đứng dậy sau vấp ngã, biến thất bại là bài học kinh nghiệm và động lực để làm lại từ đầu
* Chủ động tự tìm tòi nâng cao hiểu biết, kỹ năng chuyên môn
* Kiên nhẫn thử nghiệm, cải tiến những ý tưởng mới trước khi chính thức áp dụng

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 2.527
0 Bình luận
Sắp xếp theo