Mẫu quyết định kỷ luật viên chức

Tải về

Mẫu quyết định kỷ luật viên chức là văn bản được lập ra để ghi chép về kỷ luật viên chức, Mẫu nêu rõ nội dung kỷ luật, thông tin viên chức.... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Quyết định về việc kỷ luật viên chức

Mẫu quyết định kỷ luật viên chức

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ

TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH

Số: …./….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày…tháng…năm 20….

QUYẾT ĐỊNH
Về việc xử lý kỷ luật ông/bà (……)

- Tên cơ quan (hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị,…)

- Căn cứ quyết định… ngày… tháng… năm …của……

- Căn cứ Nghị định số … của Chính phủ về ….

- Xét tính chất và mức độ vi phạm của ông/bà về việc …….

- Theo đề nghị của ông/bà ……….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay thi hành kỷ luật ông/bà … là … bằng hình thức … vì ….vi phạm chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, Trưởng đơn vị…, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính và ông /bà …..căn cứ Quyết định thi hành.

THỦ TRƯỞNG

Nơi nhận:

- Như điều 3; (Ký tên và đóng dấu)

- Lưu VP.

2. Quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật; việc áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định này áp dụng đối với: Cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, công chức, viên chức và cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Việc xử lý kỷ luật dựa trên nguyên tắc "Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau".

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau: Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành. Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới. Bên cạnh đó, không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật…

04 trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các trường hợp sau đây được tạm thời chưa xem xét xử lý kỷ luật, gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

04 trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các trường hợp sau đây được miễn trách nhiệm kỷ luật:

1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.

4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định rõ các hành vi bị xử lý kỷ luật tại khoản 1 Điều 6, cụ thể: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi sau đây thì bị xem xét xử lý kỷ luật: Hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ.

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm được phân loại thành 04 mức độ: Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng và vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Việc xác định mức độ vi phạm dựa trên các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Thứ hai, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Thứ ba, vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Thứ tư, vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định quy định đối với cán bộ có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 5 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có 3 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.

Đối với viên chức quản lý có 3 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

Trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP;

3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;

5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 13, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP.

Người đang bị xem xét xử lý kỷ luật vẫn được thực hiện giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí

Điều 38 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP nêu rõ: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử mà đến tuổi nghỉ hưu thì vẫn thực hiện giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí.

Trong khi theo quy định cũ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định: "Trường hợp công chức đang nghỉ công tác chờ làm thủ tục hưu trí mà bị phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thi hành công vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị dừng việc giải quyết thủ tục hưu trí cho đến thời điểm có quyết định kỷ luật hoặc có kết luận công chức không vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý kỷ luật".

Rút ngắn thời gian công bố công khai kết luận của cơ quan có thẩm quyền về oan, sai của cán bộ, công chức

Nghị định số 112/2020/NĐ-CP cũng đã rút ngắn thời gian công bố công khai kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi kỷ luật công chức có oan, sai từ 30 ngày theo Nghị định cũ xuống còn 10 ngày làm việc. Cụ thể, khoản 4 Điều 39 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"Quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác. Trường hợp đã ban hành quyết định kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì việc xử lý quyết định kỷ luật đã ban hành do cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định".

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 5.846
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm