Mẫu dự án công nghệ thông tin 2024

Tải về

Mẫu dự án công nghệ thông tin bao gồm phần thuyết minh dự án và trình bày chi tiết về thiết kế của dự án giúp cho nhà đầu tư có cơ sở để xét duyệt cho dự án này. Dự án công nghệ thông tin được lập ra để đưa ra những đề xuất mới, sáng tạo, cải tiến hơn nhằm hạn chế và phòng ngừa các rủi ro sau này. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết của Hoatieu.vn. 

1. Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

2. Dự án công nghệ thông tin là gì?

Dự án ứng dụng công nghệ thông tin là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ liệu nhằm đạt được sự cải thiện về tốc độ, hiệu quả vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ.

3. Đặc điểm dự án công nghệ thông tin

Dự án công nghệ thông tin có những đặc điểm sau:

- Xuất hiện cùng sự ra đời của công nghệ thông tin như một điều tất yếu.

- Tuân theo quy trình PMI: Khởi tạo - Lập kế hoạch - Thực hiện - Theo dõi & Kiểm soát - Kết thúc Dự án.

- Yếu tố phối hợp: Phần cứng - Phần mềm - Mạng - Con người.

- Coi trọng Truyền thông:  Bên cạnh việc kiểm soát thời gian, quản lý ngân sách, ứng biến rủi ro thì linh hoạt trong truyền thông cũng là điều mà bất cứ dự án nào cần coi trọng, đặc biệt với lĩnh vực CNTT.

- Tuy việc công nghệ thay đổi hàng ngày, hàng giờ đang mang lại những giá trị mới cho nhân loại nhưng chúng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến các dự án CNTT gặp khó khăn, phải đổi hướng hay thậm chí là thất bại.

- Khi một yêu cầu thay đổi nhỏ về phần mềm hay phần cứng không được truyền đạt nhanh – đủ tới các đối tượng liên quan thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Trong khi những rắc rối vô hình từ vấn đề công nghệ gây ra thường khó kiểm soát thì yếu tố con người luôn ổn định hơn cả. Sự phối hợp truyền thông và xử lý tình huống của người quản lý luôn đóng vai trò giải quyết đáng kể các rủi ro mà đặc thù lĩnh vực mang lại.

- Vòng đời triển khai ngắn: Không giống như những sản phẩm của dự án xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng đến vài chục năm, sản phẩm của các dự án CNTT thường có vòng đời ngắn hơn khi va phải yếu tố lạc hậu về công nghệ, yêu cầu người dùng thay đổi. Như vậy một dự án CNTT có thể quay vòng nhiều lần để nâng cấp theo kịp sự phát triển.

- Kết hợp đào tạo: Sau khi hoàn thiện sản phẩm cũng như đi vào bàn giao, những người thực hiện dự án phần mềm hay ứng dụng công nghệ thông tin còn phải lên kế hoạch, chuẩn bị tài liệu cũng như các phương pháp đào tạo người dùng. Một sản phẩm CNTT sẽ trở nên vô dụng khi nó không được sử dụng hiệu quả.

4. Phân loại quản lý dự án CNTT

Dự án công nghệ thông tin nhận biết được rủi ro công nghệ, rủi ro truyền thông, tập trung vào yếu tố con người sẽ giúp dự án khắc phục được các bất ổn tiêu cực mà đặc thù ngành mang lại. Quản lý dự án CNTT có 2 loại như sau:

- Dự án phần cứng: Triển khai lắp đặt, đưa trang thiết bị công nghệ, phần cứng vào hoạt động (VD: Dự án lắp đặt hệ thống xử lý nước thải....)

- Dự án phần mềm: Triển khai ứng dụng phần mềm vào hoạt động quản lý, an ninh, hoạt động sản xuất (VD: Dự án an ninh mạng, xây dựng cơ sở dữ liệu…..)

5. Mẫu dự án công nghệ thông tin

I. PHẦN THUYẾT MINH DỰ ÁN:

1. Giới thiệu dự án:

1.1. Tên dự án:

1.2. Mục tiêu đầu tư dự án: nêu tóm tắt

1.3. Các căn cứ pháp lý: Căn cứ liên quan trực tiếp đến dự án (quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chỉ định thầu tư vấn...).

1.4. Tổng mức đầu tư:

1.5. Thời gian thực hiện dự án:

1.6. Chủ đầu tư:

1.7. Cơ quan chủ quản chủ đầu tư:

1.8. Đơn vị tư vấn:

2. Sự cần thiết đầu tư dự án

2.1. Mục tiêu đầu tư dự án: Nêu cụ thể

2.2. Khảo sát và phân tích hiện trạng:

  • Cơ cấu tổ chức: Liệt kê các Phòng, Ban, đơn vị, các cơ quan bên ngoài liên quan đến hệ thống (dạng sơ đồ), mô tả sơ lược các chức năng nhiệm vụ liên quan đến nội dung sẽ đầu tư.
  • Quy trình tổ chức quản lý và xử lý nghiệp vụ: mô tả sơ bộ quy trình tổ chức và xử lý nghiệp vụ liên quan đến nội dung sẽ đầu tư trong hệ thống.
  • Hạ tầng kỹ thuật của các phòng ban thuộc hệ thống sẽ đầu tư: Các thông số kỹ thuật của thiết bị và đánh giá khả năng tận dụng cho hệ thống sẽ đầu tư.
  • Hồ sơ, dữ liệu liên quan đến nội dung đầu tư, yêu cầu và cơ chế trao đổi dữ liệu giữa các phòng ban và với đơn vị bên ngoài.
  • Các cơ sở dữ liệu, khả năng tích hợp với hệ thống sẽ xây dựng.
  • Các ứng dụng: liệt kê các ứng dụng, các vấn đề được ứng dụng. Đánh giá khả năng tích hợp hệ thống sẽ xây dựng.
  • Nhân lực, đánh giá khả năng thích hợp với hệ thống.

2.3. Sự cần thiết đầu tư:

2.4. Các điều kiện khó khăn và thuận lợi:

3. Quy mô đầu tư:

Các hạng mục đầu tư: Trình bày về các hạng mục cần đầu tư (nếu có)

3.1. Hạ tầng kỹ thuật: Nêu quy cách chủ yếu của các hạng mục hạ tầng kỹ thuật (máy chủ, máy trạm, hạ tầng thiết bị mạng, các thiết bị ngoại vi, thiết bị chống sét và thiết bị đảm bảo an ninh...).

3.2. Các phần mềm sử dụng: Các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, xác định đối tượng và nghiệp vụ sử dụng, sơ đồ triển khai.

3.3. Cơ sở dữ liệu: mô tả các hạng mục dữ liệu, kiểu dữ liệu, đối tượng và mục đích sử dụng, phương pháp kế thừa các dữ liệu đã có và tích hợp các dữ liệu của các chuyên ngành liên quan.

3.4. Đào tạo nhân lực hệ thống: Xác định đối tượng đào tạo và nội dung cần đào tạo

4. Phân tích và định hướng lựa chọn công nghệ

4.1. Phân tích và lựa chọn công nghệ mạng tính phổ biến hoặc mới, phù hợp với mục tiêu đầu tư, trong đó:

  • Các công nghệ hạ tầng kỹ thuật mang tính định hướng.
  • Phần thu thập và xây dựng dữ liệu, xác định sơ bộ phương án kỹ thuật.
  • Giải pháp phần mềm ứng dụng cần thiết.

4.2. Phân tích hiệu quả của hệ thống sau khi được đầu tư.

5. Tổng mức đầu tư của dự án

5.1. Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư: Phần này nêu các văn bản pháp lý, các qui định về định mức chi phí phục vụ cho dự toán kinh phí.

5.2. Xác định tổng mức đầu tư

  • Chi phí đầu tư:
    • Chi phí lắp đặt.
    • Chi phí máy móc, thiết bị.
    • Chi phí mua sắm phần mềm, tạo cơ sở dữ liệu
    • Chi phí đào tạo
  • Các chi phí khác: chi phí chuẩn bị đầu tư (khảo sát, lập dự án, thẩm định...)
  • Nguồn vốn đầu tư
  • Phân kỳ đầu tư (nếu có)

6. Tổ chức thực hiện, cơ chế quản lý và khai thác dự án đầu tư

6.1. Tiến độ thực hiện dự án

6.2. Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án

6.3. Phân tích các rủi ro và biện pháp phòng ngừa

6.4. Cơ chế quản lý, khai thác dự án sau khi hoàn thành: tổ chức bộ máy quản lý, nguyên tắc tổ chức và điều hành...

II. PHẦN THIẾT KẾ CƠ SỞ:

1. Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế

5.1. Tóm tắt mối liên hệ của công trình với hiện trạng và qui hoạch tổng thể:

  • Số liệu hiện trạng (liệt kê cụ thể số liệu hiện trạng liên quan đến các hạng mục đầu tư)
  • Giới thiệu các qui hoạch hoặc dự án trước đây có liên quan
  • Mối liên hệ của dự án so với hiện trạng
  • Mối quan hệ của dự án so với dự án có liên quan khác và qui hoạch tổng thể.
  • Xác định khả năng kế thừa.

5.2. Nhu cầu xây dựng

2. Danh mục các chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

Liệt kê và mô tả các chuẩn cho từng hạng mục đầu tư: chuẩn ccông nghệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức đơn giá áp dụng (đối với các chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cần phân tích rõ lý do áp dụng)

2.1. Các căn cứ pháp lý:

2.2. Thời gian thực hiện dự án:

2.3. Chủ đầu tư:

2.4. Cơ quan chủ quản chủ đầu tư:

2.5. Đơn vị tư vấn:

3. Công nghệ và lựa chọn giải pháp

3.1. Thuyết minh về công nghệ: Phân tích việc lựa chọn công nghệ dựa trên định hướng công nghệ của phần thuyết minh dự án, phân tích để chọn công nghệ phù hợp cho các hạng mục đầu tư trên các mặt: sự phù hợp chức năng công nghệ với yêu cầu của dự án, tính mở, khả năng kế thừa, khả năng tích hợp, khả năng triển khai, tính kinh tế...

3.2. Thuyết minh giải pháp và các sơ đồ, bản vẽ giải pháp: Thuyết minh việc lựa chọn giai pháp nền, giải pháp thiết kế

4. Thuyết minh và các sơ đồ

4.1. Sơ đồ bản vẽ

  • Sơ đồ hệ thống: trình bày các khối chức năng
  • Thuyết minh sơ đồ hệ thống: thuyết minh các chức năng từng khối, mối quan hệ giữa các khối.
  • Phương pháp kế thừa và tích hợp hệ thống, phương án bảo mật: trình bày phương án kế thừa hệ thống hiện tại và tích hợp các hệ thống liên quan, phương án bảo mật của hệ thống.

4.2. Thành phần hệ thống:

Thuyết minh thành phần của hệ thống và các sơ đồ, bản vẽ: Thành phần hệ thống có thể bảo gồm một hoặc nhiều các nội dung sau:

  • Hạ tầng kỹ thuật (máy chủ, máy trạm, mạng và thiết bị mạng, các thiết bị ngoại vi...), các bản vẽ và thuyết minh.
  • Phần mềm hệ thống; trình bày đối tường và mục đích sử dụng
  • Phần mềm ứng dụng: Phân tích chức năng, đối tượng và mục đích sử dụng
  • Cơ sở dữ liệu

5. Danh mục các thiết bị, hạng mục đầu tư

5.1. Hạ tầng kỹ thuật: danh mục thiết bị, thông số kỹ thuật, khối lượng

5.2. Dữ liệu, khối lượng dữ liệu

5.3. Danh mục các phần mềm

5.4. Đào tạo: đối tượng, nội dung, phương án đào tạo, dự kiến kinh phí và kết quả đào tạo.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Mẫu dự án công nghệ thông tin. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
15 16.870
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • My Oanh
    My Oanh

    cho hỏi ad có mẫu sẵn của bài này khong ạ

    Thích Phản hồi 03/05/22
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Bạn ấn Tải về là có nhé

      Thích Phản hồi 04/05/22
    • My Oanh
      My Oanh

      @Ban Quản Trị HoaTieu.vn ad có bản ví dụ mẫu khong ạ

      Thích Phản hồi 15/05/22
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm