Mẫu bảng đánh giá nhà cung ứng 2024 mới nhất

Tải về

Mẫu bảng đánh giá, nhận xét nhà cung ứng là mẫu bảng được lập ra để đánh giá, nhận xét nhà cung ứng dịch vụ. Mẫu bảng đánh giá nêu rõ thông tin của nhà cung ứng, mặt hàng cung cấp, tiêu chí đánh giá, nội dung thu thập được về nhà cung ứng... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bảng đánh giá, nhận xét nhà cung ứng tại đây.

1. Mẫu bảng đánh giá nhà cung ứng để làm gì?

Thực hiện đánh giá nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được “sức khỏe”, hiệu suất, khả năng cam kết cũng như các nguy cơ rủi ro liên quan đến nhà cung cấp của mình. Khi tiến hành, bạn nên có 1 mẫu đánh giá năng lực nhà cung cấp chung. Điều đó sẽ giúp bạn đạt được nhiều lợi ích như:

Giúp đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chí rõ ràng, theo một chuẩn chung.

  • Dễ dàng so sánh các nhà cung cấp với nhau.
  • Dễ tùy biến theo nhóm tiêu chí.
  • Tránh bỏ sót các thông tin trong quá trình đánh giá.
  • Đảm bảo tính hệ thống trong thông tin.
  • Dễ đọc báo cáo và theo dõi đánh giá nhà cung cấp.

HoaTieu xin gửi tới bạn các mẫu phiếu đánh giá nhà cung ứng thường được sử dụng mới nhất hiện nay. Các bạn có thể lựa chọn mẫu phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tải về MIỄN PHÍ file Word, PDF được đính kèm trong bài viết.

2. Cách tạo phiếu đánh giá nhà cung cấp cơ bản

Để tạo ra một form mẫu đánh giá nhà cung cấp đầy đủ và chất lượng doanh nghiệp nên tuân thủ theo quy trình các bước như sau:

2.1. Bước 1: Chọn định dạng tài liệu

Để tạo phiếu đánh giá nhà cung cấp, trước hết bạn cần lựa chọn được định dạng tài liệu sẽ làm trên nền tảng nào. Thông thường hiện nay, các công ty sẽ sử dụng phổ biến phiếu đánh giá online, ví dụ như thông qua Google Forms hoặc thống kế đánh giá qua Excel online…

Ưu điểm của các nền tảng định dạng tài liệu online này là khả năng chỉnh sửa, đồng bộ gần như đồng thời từ nhiều nguồn nhập dữ liệu khác nhau. Mặt khác, dữ liệu đánh giá sau khi được nhập lên nền tảng cũng dễ dàng theo dõi, xuất ra báo cáo đánh giá rõ ràng.

2.2. Bước 2: Liệt kê các chi tiết cần thu thập trong bản nháp

Tiếp theo, bạn hãy liệt kê các chi tiết cần thu thập ra một bản nháp. Điều này sẽ giúp bạn sau khi kết thúc liệt kê sẽ có cái nhìn tổng quan về các chi tiết. Chi tiết này thừa chúng ta có thể bỏ hoặc hợp nhất. Chi tiết nào còn thiếu, chúng ta sẽ bổ sung.

Từ việc liệt kê các chi tiết như vậy, bạn cũng sẽ hình dung và sắp xếp được bố cục, sự kết hợp, thứ tự các chi tiết trong phiếu đánh giá năng lực nhà cung cấp của mình một cách hợp lý, khoa học.

2.3. Bước 3: Tạo phần thông tin về thời gian của bản đánh giá

Bạn cần xác định rõ mốc, thời điểm đánh giá sẽ tiến hành vào ngày hay khoảng thời gian nào. Yếu tố thời gian cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc theo dõi, đánh giá nhà cung cấp trong một khoảng thời gian dài hạn theo từng mốc, giai đoạn cụ thể.

2.4. Bước 4: Kết hợp các tiêu chí và hệ thống đánh giá thành bảng biểu hoàn chỉnh

Các tiêu chí đánh giá cần gắn liền với hệ thống đánh giá có khả năng định lượng, thống kê dễ dàng. Bạn có thể tham khảo hệ thống đánh giá ví dụ như:

  • Thang điểm từ 1 đến 10 điểm
  • Tiêu chí đạt / không đạt
  • Tiêu chí yếu / trung bình / khá / tốt / xuất sắc

Cùng với việc gắn các tiêu chí đánh giá cùng hệ thống đánh giá, bạn nên có thông tin hướng dẫn để người đánh giá có thể chấm điểm, đánh giá chuẩn xác nhất. Ví dụ như nhà cung cấp sẽ cần đạt tiêu chí gì để nhận đánh giá đạt hay không đạt. Hay đánh giá như thế nào là yếu, như thế nào là xuất sắc… Tất cả các tiêu chí, hệ thống đánh giá đều cần rõ ràng, khoa học, có căn cứ, tránh các yếu tố cảm tính.

Kết hợp các tiêu chí cùng hệ thống đánh giá thành một bảng đánh giá năng lực nhà cung cấp hoàn chỉnh

2.5. Bước 5: Tạo phần thông tin của nhà cung cấp

Thông tin nhà đơn vị cung ứng trong biểu mẫu đánh giá cung cấp sẽ thường bao gồm các thông tin như:

  • Nhà cung cấp
  • ID nhà cung cấp
  • Lĩnh vực kinh doanh
  • Hợp tác cung cấp từ ngày
  • Đầu mối liên hệ nhà cung cấp

Thu thập thông tin nhà cung cấp sẽ giúp bạn dễ dàng thống kế, báo cáo tổng quan hoặc so sánh các nhà cung cấp với nhau.

2.6. Bước 6: Thêm phần đánh giá

Các tiêu chí đánh giá cụ thể được thể hiện ra thành các chỉ số. Tuy nhiên, để làm rõ hơn các tiêu chí, biểu mẫu đánh giá nhà cung cấp cần đươc bổ sung thêm phần đánh giá, các ý kiến liên quan, bổ sung. Bên dưới đánh giá nên có thông tin thời điểm tiến hành đánh giá; người đánh giá cùng chữ ký xác nhận và dấu công ty.

3. Bảng đánh giá năng lực nhà cung ứng 2024

Bảng đánh giá năng lực nhà cung ứng
Bảng đánh giá năng lực nhà cung ứng

Dưới đây là form đánh giá năng lực nhà cung ứng mới nhất năm 2024. Trong form đánh giá đã nếu những tiêu chí cụ thể nhất, bạn chỉ cần tích vào ô "có" hoặc "không".

Tiêu chí

Không

Nhà cung cấp có kế hoạch gia tăng 50% tổng thu nhập hàng năm từ hoạt động cung ứng vật tư trong năm 2024 không?

Nhà cung cấp có cung ứng vật tư tại một địa điểm cố định không?

Kích cỡ vật tư cung ứng có vượt quá khả năng kho bãi khách hàng đáp ứng không?

Quá trình cung ứng vật tư từ nhà cung cấp đã tiếp cận được với khách hàng là người khuyết tật không?

Nếu không, nhà cung cấp có kế hoạch khắc phục không?

Nhà cung cấp hiện có bị loại khỏi chương trình hỗ trợ của công ty không?

Nhà cung cấp có thể cung cấp đầy đủ biên lai hóa đơn vật tư không?

Nhà cung cấp có trang bị hệ thống máy quét để đảm bảo chất lượng vật tư không?

Nhà cung cấp có hệ thống máy thanh toán tiện lợi để giao dịch, thanh toán chi phí vật tư không?

4. Mẫu đánh giá hiệu suất nhà cung ứng 2024

Mẫu đánh giá hiệu suất nhà cung ứng 2024 bao gồm các tiêu chí đánh giá cơ bản như: Hàng hóa, dịch vụ được cung cấp kịp thời; hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt; quá trình giao dịch với nhà cung cấp diễn ra dễ dàng; nhiệt tình hỗ trợ khách hàng;...

Mời bạn cùng tham khảo mẫu đánh giá và tải về MIỄN PHÍ theo đường liên kết trong bài viết để tiện sử dụng nhé:

1

2

N/A

Không đạt

Đạt

Không áp dụng

Tiêu chí

1

2

N/A

Hàng hóa, dịch vụ được cung cấp kịp thời

Hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt

Quá trình giao dịch với nhà cung cấp diễn ra dễ dàng

Nhiệt tình hỗ trợ khách hàng

Trả lời các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng nhanh chóng

Giải quyết triệt để các vấn đề khách hàng gặp phải

Nhân viên của nhà cung cấp chuyên nghiệp, lịch sự

Thực tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ khớp với hóa đơn chi phí

5. Mẫu bảng đánh giá hoạt động nhà cung ứng

Nội dung mẫu bảng đánh giá hoạt động nhà cung ứng chuẩn mời bạn cùng tham khảo tại đây, ngoài ra các bạn có thể chỉnh sửa mẫu trên trang dưới đây để bố sung thêm các tiêu chí đánh giá cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Mẫu tiêu chí đánh giá nhà cung ứng
Mẫu tiêu chí đánh giá nhà cung ứng

1

2

3

Yếu kém

Trung bình

Tốt

Tiêu chí

1

2

3

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng dịch vụ

Khả năng quản lý dự án

Khả năng quản lý tài liệu

Lập kế hoạch và cung ứng

Khả năng cài đặt và vận hành

Đảm bảo an toàn lao động

Đảm bảo vệ sinh môi trường

Năng lực chuyên môn

Quá trình đào tạo

Khả năng đổi mới, cải tiến

Tổ chức vận hành hoạt động

Cơ sở vật chất

Quản lý giao dịch

Giao diện khách hàng

6. Mẫu phiếu đánh giá nhà cung cấp

Mời bạn cùng sử dụng mẫu phiếu đánh giá nhà cung cấp dưới đây. Mẫu cần điền đầy đủ thông tin, rõ ràng gồm Tên của nhà cung cấp, mặt hàng được cung cấp, địa chỉ nhận hàng và theo đó là các hạng mục đánh giá. Số điểm của mẫu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể điều chỉnh để phù hợp hơn với tiêu chí mà bản thân đặt ra.

Mẫu cần có ghi rõ tên của người tiến hành đánh giá và người phê duyệt Phiếu đánh giá.

Số:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP

Mã số: BM02/QT07

Tên nhà cung cấp:..........................

Mặt hàng:......................

Địa chỉ:......................

STT

HẠNG MỤC ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM

TỐI ĐA

ĐIỂM

ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

1

Chất lượng sản phẩm

25

2

Giá cả

20

3

Phương thức giao hàng

15

4

Khả năng cung cấp

15

5

Phương thức thanh toán

15

6

Cung cách phục vụ khi có sự cố phát sinh

10

Tổng cộng

100

Kết luận:

Hạng:…….

  • Chọn
  • Không chọn
  • Chọn và các ghi chú

Ngày đánh giá: ………/………/…….…

Người đánh giá: ........................Duyệt bởi:.............................

7. Mẫu bảng đánh giá, nhận xét nhà cung ứng

Dưới đây là mẫu bảng đánh giá, nhận xét nhà cung ứng thường được sử dụng hiện nay, mời các bạn tham khảo hoặc tải về để tiện sử dụng.

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG ỨNG

Tên nhà cung ứng: ..........................................................................................

Mặt hàng cung cấp: .........................................................................................

Người liên lạc: .................................................................................................

Địa chỉ: ................................. Điện thoại: .......................... Fax: ......................

STT

TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ

NỘI DUNG THU THẬP

ĐIỂM

TRỌNG SỐ

ĐIỂM*

HSỐ

1

Chất lượng sản phẩm

2

Thời gian giao hàng

3

Giá bán

4

Phương thức thanh toán

5

Phương thức giao hàng

6

Sự phản hồi đối với những sự cố phát sinh

7

Thời hạn đã giao dịch

8

Quy mô sản xuất

9

Số lượng hàng hóa tối đa đáp ứng yêu cầu công ty

Tổng cộng

Điểm Trung bình = (Tổng điểm * hệ số ) / tổng hệ số =

Chọn ...... Không chọn ......

......., ngày...tháng...năm....

Giám Đốc

Trưởng phòng

Người đánh giá

8. Quy trình đánh giá nhà cung cấp theo ISO

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều dùng bộ tiêu chuẩn ISO để đánh giá nhà cung cấp, cung ứng dịch vụ. Theo đó bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 phiên bản mới nhất, đây là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế phát triển và ban hành được sử dụng và công nhận trên toàn thế giới. Nó xác định một tập hợp các yêu cầu quản lý chất lượng.

Mời các bạn cùng tham khảo quy trình đánh giá nhà cung cấp theo ISO 9001:2015 được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây.

Bước 1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá

Về bản chất thì việc đánh giá nhà cung cấp là kiểm tra nhà cung cấp có đáp ứng các tiêu chí của doanh nghiệp hay không sau đó là so sánh với các nhà cung cấp khác từ đó chọn ra đơn vị phù hợp nhất với doanh nghiệp. Do đó thì bước đầu tiên trong quy trình đánh giá nhà cung cấp theo ISO đó là xây dựng các điều kiện, tiêu chí đánh giá.

Các tiêu chí đánh giá và điều kiện này sẽ phụ thuộc vào ngành hàng, điều kiện và và các yêu cầu của doanh nghiệp. Một số điều kiện phổ biến thường được áp dụng là chất lượng hàng hóa nguyên vật liệu, thời gian giao hàng, giá cả, trách nhiệm xã hội, xử lý môi trường, đạo đức, điều kiện thanh toán, năng lực cung cấp, quy chuẩn đóng gói, hình thức bảo quản, các yêu cầu đặc biệt, tính bền vững của nhà cung cấp, các tiêu chuẩn đã đạt, …

Bước 2. Tìm và danh sách các nhà cung cấp tiềm năng

Với sự nở rộ của Internet thì giờ đây việc tìm kiếm nhà cung cấp trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Doanh nghiệp có thể tìm nhà cung cấp thông qua Internet, quảng cáo, thư chào hàng, hồ sơ chứng từ cũ của doanh nghiệp,…

Bước 3. Yêu cầu báo giá và hồ sơ năng lực

Khi đã tìm được nhà cung cấp, doanh nghiệp cần liên hệ để yêu cầu báo giá và hồ sơ năng lực. Ngoài ra thì doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu và hỏi thêm về những yêu cầu đặc biệt khác. Những thông tin này sẽ được dùng trong phần lớn quá trình đánh giá nhà cung cấp.

Bước 4. Đánh giá nhà cung cấp

Dựa vào những thông tin đã thu thấp, doanh nghiệp cần đánh giá xem nhà cung cấp có thể đáp ứng các tiêu chí đã được đặt ra hay chưa cũng như loại bỏ những nhà cung cấp chưa đạt yêu cầu.

Bước 5. Báo cáo đánh giá

Sau khi có được danh sách những nhà cung cấp thì bộ phận đánh giá sẽ cần sắp xếp các thông tin và và chuyển hóa các dữ liệu thành các thông tin có ích và dễ truyền tải hơn. Việc lập báo cáo đánh giá cũng giúp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể thuận lợi chọn ra được nhà cung cấp tốt nhất.

Bước 6. Đàm phán và ký kết hợp đồng

Khi đã chọn ra được nhà cung cấp phù hợp nhất, doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng.

Việc đàm phán có mục tiêu chính đó là thiết lập các tiêu chí giữa 2 bên, chi phí và những điều kiện khác trước khi bắt tay vào ký kết hợp đồng.

Bước 7. Đặt hàng

Đơn hàng cần rõ các yêu cầu:

  • Mặt hàng cần mua
  • Giá hàng hóa
  • Số lượng cho từng mặt hàng cần mua
  • Các tiêu chuẩn về kỹ thuật của hàng hóa
  • Ngày giao hàng
  • Địa điểm giao hàng
  • Các yếu tố khác có liên quan

Bước 8. Kiểm soát và giám sát nhà cung cấp

Doanh nghiệp cần theo dõi và giám sát việc tuân thủ những điều lệ của nhà cung cấp cũng như kịp thời đưa ra những hành động khắc phục khi có vấn đề sảy ra.

Theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cấp độ kiểm soát nhà cung cấp tùy theo mức độ tác động tiềm ẩn của quá trình sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà cung cấp đó cung cấp.

Bước 9. Tái đánh giá

Với những doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 thì việc tái đánh giá nhà cung cấp cần được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần, tùy vào mức độ kiểm soát nhà cung cấp mà doanh nghiệp chọn cho nhà cung cấp đó.

9. Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp

Để đánh giá nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ được khách quan, minh bạch. Các bạn có thể thực hiện việc viết phiếu dựa trên 10 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp dưới đây:

1. Sự uy tín và năng lực của nhà cung cấp

2. Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ

3. Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ

4. Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán

5. Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp

6. Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp

7. Rủi ro tài chính mang lại

8. Khả năng phát triển trong tương lai

9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

10. Chính sách bảo mật thông tin

Trên đây là mẫu phiếu đánh giá nhà cung ứng 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục đầu tư kinh doanh trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 31.166
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm