Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên 2024 mới nhất

Mẫu đơn đề nghị về việc nâng lương thường xuyên là gì? Mẫu đơn đề nghị về việc nâng lương thường xuyên gồm những nội dung nào? Dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ với các bạn đơn đề nghị về việc nâng lương thường xuyên chuẩn nhất và cách viết chi tiết mẫu đơn này. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Định nghĩa mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên là gì?

Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên là mẫu đơn do cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức lập ra gửi đến hội đồng nâng lương khi có mong muốn đề nghị được nâng lương thường xuyên.

Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên là cơ sở để Hội đồng nâng bậc lương tiếp nhận, xem xét về đề nghị nâng lương thường xuyên của người đề nghị được nâng lương.

2. Mẫu đơn đề nghị về việc nâng lương thường xuyên 2024

Mẫu đơn đề nghị về việc nâng lương thường xuyên
Mẫu đơn đề nghị về việc nâng lương thường xuyên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
………., ngày…. tháng….. năm……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ NÂNG LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN

Kính gửi: Hội đồng nâng bậc lương/ ……(1)

Tên tôi là: …… Giới tính :…(2 )

Ngày sinh: … / … / …(3)

CMND số: ……………. Cấp ngày: … / … / …. Do: ………(4)

Hộ khẩu thường trú: …………(5)

Chỗ ở hiện tại : ………(6)

Ngày vào ngành: … / … / …(7)

Chức vụ: ………………(8)

Đơn vị công tác: ………(9)

Ngạch: ………….. Mã ngạch: ……..(10)

Hiện đang hưởng lương bậc: …… Hệ số: ………. (11)

Hưởng từ: … / … / …

Căn cứ vào Thông tư 08/2013/TT-BNV về việc nâng lương thường xuyên cho cán bộ công chức do Bộ nội vụ và bộ tài chính quy định. Xét thấy thành tích trong niên hạn giữ bậc lương tôi đủ tiêu chuẩn để nâng bậc lương.

Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý ban nâng bậc lương thường xuyên cho tôi từ Bậc …, hệ số: …

lên Bậc lương mới: …., Hệ số: ….. kể từ ngày … tháng … năm ….

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

3. Hướng dẫn soạn đơn đề nghị nâng lương thường xuyên

(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn

(2): Điền tên, giới tính của người làm đơn

(3): Điền ngày sinh của người làm đơn

(4): Điền số chứng minh nhân dân của người làm đơn

(5): Điền hộ khẩu thường trú của người làm đơn

(6): Điền chỗ ở hiện tại của người làm đơn

(7): Điền ngày vào ngành

(8): Điền chức vụ của người làm đơn

(9): Điền đơn vị công tác của người làm đơn

(10): Điền ngạch, mã ngạch

(11): Điền hệ số lương đang được hưởng

4. Mẫu đơn xin nâng lương thường xuyên của giáo viên

Dưới đây là mẫu đơn xin nâng lương của giáo viên mới nhất do các thầy cô chia sẻ. Mời các bạn tham khảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
………., ngày…. tháng….. năm……..

ĐƠN XIN NÂNG BẬC LƯƠNG NĂM 20.....

Kính gửi:- Hội đồng nâng bậc lương Trường THCS .......
- Hội đồng nâng bậc lương Phòng GD-ĐT Huyện.... - Tỉnh.....
- Hội đồng nâng bậc lương Huyện......- Tỉnh.....

Tên tôi là: Nguyễn Thị A

Sinh ngày .... tháng .... năm 19......

Ngày vào ngành: ............................

Hệ đào tạo: Đại học sư phạm Hóa học

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS ..........

Mã ngạch: .....................................

Bậc lương hiện hưởng: Bậc 4

Hệ số: 3.33

Hưởng từ: ...........................................

Căn cứ vào quy định về việc nâng lương thường xuyên cho cán bộ công chức do Bộ nội vụ và bộ tài chính quy định. Xét thấy thành tích trong niên hạn giữ bậc lương tôi đủ tiêu chuẩn để nâng bậc lương.

Bậc lương đề nghị:

Bậc lương mới: Bậc 5

Hệ số: 3.66

Hưởng kể từ ngày: ...............................

Vậy kính mong hội đồng nâng bậc lương trường THCS ..................., Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện ................., UBND Huyên ................. giúp đỡ và xét duyệt cho tôi được nâng lương đúng kỳ hạn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

........., ngày........ tháng...... năm 20..........
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

5. Điều kiện để được nâng lương thường xuyên

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT- BNV về hướng dẫn chế độ nâng bậc lương với cán bộ, công, viên chức, người lao động, điều kiện để được nâng lương thường xuyên là:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh: 

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

6. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT- BNV về hướng dẫn chế độ nâng bậc lương với cán bộ, công, viên chức, người lao động, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên là:

 2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên: 

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

a) Đối với cán bộ, công chức:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Trên đây là Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên và cách viết đơn đề nghị nâng lương thường xuyên chi tiết nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 16.092
0 Bình luận
Sắp xếp theo