Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2022

Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp là mẫu dùng để thống kê tình hình BHTN tại các cơ quan, doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm. Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp là mẫu văn bản được lập ra nhằm báo cáo kêt quả tình hình đóng bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan doanh nghiệp trong năm. Nội dung báo cáo cần nêu rõ: Tổng số người giao kết hợp đồng lao đông, hợp đồng làm việc; Tổng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp....

1. Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (Quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp là mẫu văn bản được lập ra nhằm báo cáo kêt quả tình hình đóng bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan doanh nghiệp trong năm. Báo cáo này hoàn thành và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15.01 của năm sau.

2. Mẫu báo cáo tham gia bảo hiểm thất nghiệp số 1

Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2022

Tên doanh nghiệp


--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..........

............ngày.........tháng năm........

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM......

I. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN: .......Đơn vị

Trong đó:

- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: ..... đơn vị.

- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: .....đơn vị.

II. TỔNG SỐ NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC: ......người.

Trong đó:

1. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: .........người.

2. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: .......... người.

III. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1. Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp: ..........người.

Trong đó: Số người ở địa phương khác nộp hồ sơ: ..........người.

2. Số người nộp hồ sơ nhưng không đủ điều kiện hưởng TCTN: .....người.

3. Số người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: ...........người.

4. Số người bị hủy quyết định hưởng TCTN: .....người.

5. Số người chuyển nơi hưởng TCTN đi địa phương khác: .....người.

6. Số người tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp: ....người.

7. Số người tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp: ...người.

8. Số người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: .......người.

9. Số người có quyết định hỗ trợ học nghề: .....người.

Trong đó: Số người đang hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề: .....người.

10. Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm: ..........người.

11. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp: ............ đồng.

Trong đó: số tiền hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là ..........đồng

12. Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện:

Trong năm ..........Trung tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như: treo các băng rôn, cờ phướn; tổ chức 01 hội nghị tuyên truyền tại công ty TNHH MTV cà phê 716 để người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ hơn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Phát tài liệu, bàn giao sách “ Chỉ mục các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp” và “Sổ hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm thất nghiệp” theo công văn số 403/CVL-BHTN của Cục việc làm. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở lao động – Thương binh & Xã hội theo công văn số 904/SLĐTBXH – TTDVVL về việc thông báo tình hình biến động lao động của doanh nghiệp đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động. Trung tâm đã gửi thông báo đến 1.700 doanh nghiệp, bước đầu đã có 68 doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định trên. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tham gia hội nghị đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Tổ chức sắp xếp, bố trí thành lập bộ phận một cửa theo nội dung Công văn số 671/CVL-TTLĐ ngày 30/6/2017 của Cục Việc làm, xây dựng và hoàn thiện quy trình tư vấn cho người lao động một cách khoa học tạo điều kiện thuận lợi rút ngắn thời gian giải quyết nhằm tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và định hướng cho người lao động những ngành nghề phù hợp với bản thân.

Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị tiến hành đi xác minh, đối chiếu thông tin người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn trong tỉnh và ngoại tỉnh. Qua đó đã tham mưu cho Sở Lao động - TBXH hướng xử lý đúng theo quy định.

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1. Công tác thực hiện giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Trong năm .......số lượng người đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng cao so với năm ......., cụ thể đã có ..........người nộp hồ sơ tăng hơn 16% so với năm .........(5.236 người). Trong đó số người ở địa phương khác chuyển về là 2.623 người chiếm 43% trên tổng số người nộp hồ sơ.

Người nộp hồ sơ chiếm số lượng lớn vào quý 2 với 1.873 người chiếm 31% số người nộp trên cả năm ......... Thành phần người thất nghiệp trong tỉnh đến nộp hồ sơ chiếm số lượng lớn là nhóm lao động làm việc tại các Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khai thác, sản xuất và chế biến các mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp tiếp đến là nhóm các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế và nhóm các tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ đóng trên địa bàn tỉnh được thống kê, phân tích cụ thể như sau:

STT

Nội dung

Tỷ lệ (%)

Tổng cộng

DANH MỤC NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP

1

Mất việc làm do doanh nghiệp, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu…

6,24%

378

2

Hết hạn hợp đồng, hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

8,67%

525

3

NLĐ bị xử lý kỷ luật, sa thải theo quy định tại Điều 125 của Bộ luật lao động 2012.

0,58%

35

4

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động 2012.

82,30%

4.986

5

Mất việc làm do nguyên nhân khác

2,21%

134

DANH MỤC TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

1

Lao động phổ thông

50,13%

3.037

2

Sơ cấp nghề và Chứng chỉ nghề

3,62%

219

3

Trung cấp

14,33%

868

4

Cao đẳng

10,61%

643

5

Đại học và trên đại học

21,31%

1.291

DANH MỤC NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM

1

Các nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị

0,71%

43

2

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao (Trưởng, phó phòng và cấp tương đương)

0,68%

41

3

Chuyên môn kỹ thuật bậc trung (Tổ trưởng, tổ phó và cấp tương đương)

2,44%

148

4

Nhân viên (nhân viên chuyên môn sơ cấp, nhân viên kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy)

50,00%

3.029

5

Công nhân có kỹ thuật

42,87%

2.597

6

Lao động giản đơn

3,30%

200

DANH MỤC NGÀNH LÀM VIỆC TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM

1

Công nghệ thông tin – Viễn thông

2,91%

176

2

Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Kiểm toán

1,75%

106

3

May – Giày da – Dệt – Nhuộm - Thiết kế thời trang

16,67%

1.010

4

Luật – Bảo hiểm - Tư vấn – Bảo vệ – Vận tải

3,55%

215

5

Nhà hàng – Khách sạn – Du lịch

1,88%

114

6

Cơ khí – Công nghệ, lắp ráp Ô tô, xe máy

2,87%

174

7

Điện – Điện tử - Điện lạnh – Lắp ráp điện tử - Tự động hóa

5,66%

343

8

Hóa – Công nghệ thực phẩm, sinh học - Chế biến - Hóa chất – Môi trường

5,22%

316

9

Xây dựng – Kiến trúc – Gỗ - Trang trí nội thất

6,65%

403

10

Giáo dục

8,98%

544

11

Y tế - Chăm sóc sức khỏe – Dược

5,68%

344

12

Nông nghiệp - Lâm nghiệp – Bảo vệ thực vật – Khai khoáng

19,35%

1.172

13

Nhựa – Bao bì - In

1,04%

63

14

Ngành khác

17,79%

1.078

Số lượng người nộp hồ sơ tăng kéo theo số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp có xu hướng tăng, cụ thể đã có 5.978 người có quyết định hưởng tăng 16% so với năm 2017 (5.156 người). Người hưởng trợ cấp thất nghiệp là nữ giới chiếm 54% (3.201 người) và nam giới 46% (2.777 người), trong đó cả nam và nữ có số lượng nhiều ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 tuổi (4.020 người), chiếm 66% trên tổng số người nộp hồ sơ, điều này cho thấy số người trẻ tuổi thất nghiệp cao trong năm ........, đây cũng là nhóm tuổi thường xuyên có nhu cầu thay đổi biến động công việc.

Nhìn chung công tác giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong năm ........ đảm bảo kịp thời, đúng chế độ và không để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

2. Công tác tư vấn giới thiệu việc làm

Luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, trong năm ........ Trung tâm đã có nhiều biện pháp thiết thực để đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến liên hệ làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp và tạo điều kiện cho họ tiếp cận một cách tốt nhất về thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tích cực cho người sử dụng lao động tiếp cận với người thất nghiệp để tuyển dụng lao động. Thường xuyên chú trọng công tác thu thập thông tin thị trường lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Sàn giao dịch việc làm để người thất nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin về việc làm nhanh chóng quay lại thị trường lao động.

Tính đến hết năm ........ đã có 6.058 người được tư vấn việc làm đạt 100% trên tổng số người đến nộp hồ sơ. Trong đó, số người được giới thiệu việc làm mới là 720 người, chiếm 12% trên tổng số người được tư vấn.

3. Công tác hỗ trợ học nghề

Số lượng người được hỗ trợ học nghề trong năm ........ tăng hơn so với năm trước, cụ thể đã có 170 người có quyết định hỗ trợ học nghề tăng gần 40% so với năm 2017 (122 người) với tổng kinh phí hỗ trợ là 729.000.000 đồng. Số người được hỗ trợ học nghề tăng nhanh, tuy nhiên so với tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và số người hưởng thì số lượng người được hỗ trợ học nghề vẫn ở mức thấp. Số người có nguyện vọng và nhu cầu được hỗ trợ học nghề không nhiều là do các nguyên nhân như: người lao động thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông mà nhu cầu lao động phổ thông trên địa bàn tỉnh rất lớn, nên người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm mới sau khi thất nghiệp; Do nhu cầu là lao động phổ thông nên người lao động đã qua đào tạo thì doanh nghiệp tuyển vào chỉ trả lương theo vị trí công việc như lao động phổ thông; mức hỗ trợ học nghề thấp và thời gian ngắn chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động.

4. Cấp thẻ bảo hiểm y tế

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc cung cấp danh sách người lao động thất nghiệp được cấp thẻ bảo hiểm y tế đảm bảo 100% người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp đều được phát thẻ kịp thời khi đến nhận quyết định tại Trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động giảm bớt đi lại, sớm có thẻ khám chữa bệnh và nhanh chóng quay lại thị trường lao động.

5. Đối với chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

Đây là chế độ mới của chính sách bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động thông qua người sử dụng lao động để phòng ngừa nguy cơ thất nghiệp khi người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên qua thời gian thực hiện vẫn chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào có nhu cầu được hỗ trợ chế độ trên vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

6. Một số thuận lợi và khó khăn vướng mắc

6.1. Thuận lợi

Hệ thống văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp đã tương đối hoàn thiện nên ít xảy ra vướng mắc phát sinh trong việc tổ chức, thực hiện. Bên cạnh đó Cục Việc làm đã hoàn thiện và đưa vào triển khai sử dụng phần mềm nghiệp vụ bảo hiểm thất nghiệp trên hệ thống toàn quốc, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên trong quá trình xử lý và giải quyết chế độ cho người lao động.

Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh cùng với sự phối hợp của các đơn vị có liên quan đến công tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động được đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhiệt tình, năng động có thể xử lý công việc một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

6.2. Khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trung tâm cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như sau:

Nhận thức của một số người lao động về chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế, nhiều người chưa hiểu rõ quyền, trách nhiệm của mình cũng như cố tình trục lợi trong việc tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tính đến hết tháng 12/........ Trung tâm đã phối hợp với bảo hiểm xã hội tỉnh rà soát phát hiện và ban hành quyết định đối với 137 trường hợp thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp với lý do khai báo không đúng thực tế thông tin tìm kiếm việc làm hằng tháng tại Trung tâm, bên cạnh đó số người bị tạm dừng hưởng do không đến khai báo đúng hạn cũng tăng lên so với năm trước.

Quy định, chế tài xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp còn chưa đủ sức răn đe, hiện cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về quy trình thực hiện của các bên có liên quan.

Một số quy định về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn triển khai như: Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng không thuộc đối tượng đóng trong khi đây là nhóm đối tượng phải bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội 2014; Chưa có quy định chấm dứt hưởng đối với người lao động có việc làm do đăng ký chủ doanh nghiệp; Không đủ điều kiện và chấm dứt hưởng đối với người lao động thất nghiệp đi học tập từ đủ 12 tháng đây là quy định mang tính bất lợi đối với rất nhiều người lao động có nhu cầu học tập nâng cao trình độ để chuyển đổi nghề nghiệp trong khi đó học nghề sơ cấp thì lại được ưu tiên; về chế độ hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động của người sử dụng lao động chưa sát với thực tế nên các đơn vị, doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện.

Mặc dù đã có văn bản của Sở Lao động – TBXH đôn đốc thực hiện việc thông báo tình hình sử dụng và biến động lao động tuy nhiên sau khi triển khai chỉ có rất ít các đơn vị thực hiện theo đúng quy định trên.

Công tác giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp chưa đạt được những kết quả khả quan, số người tìm được việc làm mới sau khi được giới thiệu không nhiều, nguyên nhân là do đặc thù tình hình kinh tế tại ....... không có các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phần lớn chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu tuyển dụng vị trí việc làm với số lượng không nhiều nên chưa thật sự phong phú chủ yếu chỉ tuyển dụng nhân viên kinh doanh, thị trường, marketing chưa hấp dẫn người lao động. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, nhân viên đa số còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa được tham dự các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, chưa thể nắm bắt và am hiểu về thị trường lao động cũng như thu thập, dự báo thông tin về tình hình biến động lao động tại địa phương.

Phần mềm bảo hiểm thất nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn chưa có tính năng kết nối dữ liệu với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc tra cứu thông tin người lao động nhằm sớm phát hiện những trường hợp khi có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.

V. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới, Trung tâm đề ra những giải pháp hoạt động cụ thể như sau:

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú và phù hợp để nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, ban ngành trong thực hiện chính sách bảo hiểm với người lao động.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện giao dịch điện tử trong tham gia và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp; Thường xuyên phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh chia sẻ dữ liệu thu-chi và giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, đề xuất các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp nhằm rà soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Tiếp tục khai thác, thu thập thông tin thị trường lao động, tìm kiếm các vị trí việc làm trống của các Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tăng cường các giải pháp tích cực để tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến nộp hồ sơ, chú trọng công tác thông tin thị trường lao động để hỗ trợ cho người thất nghiệp, tổ chức có hiệu quả hoạt động sàn giao dịch để người thất nghiệp tham gia tìm kiếm việc làm phù hợp. Ngoài ra, tập trung chú trọng nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, kỹ năng đào tạo nghề và các kỹ năng mềm đối với người lao động.

Kiến nghị

- Đối với Sở Lao động - TBXH:

Đôn đốc chỉ đạo các Đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh nghiêm túc thực hiện việc thông báo tình hình biến động lao động về Trung tâm Dịch vụ việc làm theo đúng quy định tại Điều 16, Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH;

- Đối với bảo hiểm xã hội tỉnh:

Thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin nhằm sớm phát hiện và ngăn ngừa được những trường hợp người lao động khi có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm thất nghiệp; Phối hợp với Trung tâm trong công tác tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm đến các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện công tác hậu kiểm và rà soát lại các trường hợp người lao động có Quyết định tạm dừng hưởng trên cơ sở dữ liệu thu nhằm sớm phát hiện các trường hợp có việc làm nhưng không khai báo trung thực với Trung tâm Dịch vụ việc làm để Trung tâm sớm có hướng xử lý kịp thời.

- Đối với Cục Việc làm:

Tham mưu cho các Bộ ngành hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và các văn bản có liên quan theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, bổ sung các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở sử dụng hiệu quả Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Cần hoàn thiện phần mềm nghiệp vụ bảo hiểm thất nghiệp theo hướng kết nối chia sẻ thông tin với cơ quan Bảo hiểm xã hội để sớm phát hiện và ngăn ngừa được tình trạng trục lợi BHTN.

Tiếp tục duy trì tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp, về kỹ năng tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề.

Trên đây là báo cáo năm ........ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của Trung tâm Dịch vụ việc làm ......../.

3. Mẫu báo cáo tham gia bảo hiểm thất nghiệp số 2

Tên doanh nghiệp


--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..........

............ngày.........tháng năm........

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM......

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

(Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.)

Thực hiện Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, (Tên doanh nghiệp) báo cáo tình hình tham gia hiểm thất nghiệp năm như sau:

I. TỔNG SỐ NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC:..........người

Số người giao kết hợp đồng lao động: người.

Trong đó:

- Số người giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng:............người.

- Số người giao kết hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng đến 36 tháng:..............người.

- Số người giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn:.............người.

II. TỔNG SỐ NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP:............người

Số người giao kết hợp đồng lao động:............người.

Trong đó:

- Số người giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng:............người.

- Số người giao kết hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng đến 36 tháng:............người.

- Số người giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn:.............người.

III. SỐ TIỀN ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP:.............đồng

1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (KẾT QUẢ, TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN) VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ.

Nơi nhận:

  • Như trên,
  • Lưu: VT,.....

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

(Ghi chú: Báo cáo này hoàn thành và gửi về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trước ngày 15.01 của năm sau.)

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2022 cùng hướng dẫn cách viết chi tiết.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục bảo hiểm trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 5.475
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi