Bài viết về tấm gương học tập suốt đời hay nhất
Tấm gương học tập suốt đời
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là phong trào thi đua học tập được diễn ra hàng năm. Năm nay tuần lễ học tập suốt đời sẽ bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 7/10. Dưới đây là bài viết về tấm gương học tập suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, hoatieu.vn xin được chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
Bác Hồ, tấm gương học tập suốt đời
Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Bác viết: “Lấy tự học làm cốt”. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, trang 215).
Học để làm gì?
Bác viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích đó thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Như vây, quan niệm về học tập của Bác rất toàn diện: Học tập tri thức đi đôi với rèn luyện đạo đức cách mạng; học tập nhằm hoàn thiện đạo làm người, nâng cao trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; học để phục vụ lợi ích của Đảng, nhân dân, Tổ quốc và cả nhân loại.
Bác Hồ phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ. Năm 1957, Người nói với lớp lý luận chính trị khóa I trường Nguyễn Ái Quốc: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Năm sau, trong bài đạo đức cách mạng đăng trên tạp chí Học tập số 12, năm 1958, Bác viết: “Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình là cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng và chỉ muốn làm thầy quần chúng (Sđd, tập 9, trang 290).
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (1911), Bác đã học lớp trung đẳng (lớp nhì) tại Trường Quốc học Huế và lớp cao đẳng (lớp nhất) ở Trường Tiểu học Quy Nhơn với thầy Phạm Ngọc Thọ. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người có học ở Trường Đại học Phương Đông (1923), Đại học Quốc tế Lênin (1934), nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các vấn đề thuộc địa (1937) với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Châu Á. Nhưng Bác chỉ nhận mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Bác vẫn tự học là chính. Năm 1935, dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lý lịch của mình như sau: Trình độ học vấn: tự học; ngoại ngữ: Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Trung Quốc.
Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia 1959, Người nói đại ý: Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…
Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là vấn đề nắm vững tình hình chứ!”. Những cuốn sách Người đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Chuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, The Truth about VietNam (sự thật về vấn đề Việt Nam NXB. Green Leaf Classic, 1966).
Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta noi theo. Vì vậy, mỗi cán bộ, Đảng viên nên đề ra cho mình một lộ trình, một mục tiêu và một phương pháp tự học suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, của gia đình. Có tự học suốt đời mới có thể phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn./.
Tham khảo thêm
Bài diễn văn khai mạc Hội nghị công nhân viên chức 2024 mới nhất
Mẫu biên bản và nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức 2024 mới nhất
Sổ theo dõi của lớp phó học tập
(Mới nhất) Lời dẫn chương trình khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024
Kế hoạch tổ chức Hội thi nấu ăn 20-10 năm 2024
Đơn xin cấp phép thành lập cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam
Bài phát biểu hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời 2022
8 Mẫu báo cáo thực hiện Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài viết về tấm gương học tập suốt đời hay nhất
111 KB 28/09/2018 10:31:00 SABài viết về tấm gương học tập suốt đời (tệp PDF)
37 KB 28/09/2018 10:52:39 SA
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu tờ trình đề nghị cử cán bộ phụ trách Trường
-
Mẫu Báo cáo tình hình triển khai học bạ số cấp Tiểu học
-
1500 câu hỏi đường lên đỉnh Olympia có đáp án
-
Top 20 Đề thi giữa học kì 2 Toán lớp 3 năm học 2023-2024
-
Mẫu phiếu đánh giá chất lượng giảng dạy 2024 mới nhất
-
Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 6 môn Âm nhạc
-
Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn
-
14 Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh 2024 mới nhất
-
Mẫu đơn xin bảo lưu điểm thi THPT Quốc gia 2024
-
Phân phối chương trình lớp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (tất cả các môn)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Đáp án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp module 9 THPT
Mẫu lời khen ngợi học sinh cuối năm 2024
Mẫu đơn xin cấp giấy giới thiệu
Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Hóa học
Mẫu kế hoạch tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông
Phân phối chương trình môn Ngữ văn bậc THCS
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến