Sau khi tiêm vacxin có dùng được kháng sinh không?

Sau khi tiêm vacxin có dùng được kháng sinh không? Sau khi tiêm vacxin, cơ thể còn trong trạng thái mệt mỏi, lúc này liệu có thể dùng kháng sinh được không?

1. Sau khi tiêm vacxin có dùng được kháng sinh không?

Theo VNVC và chuyên gia của chương trình tiêm chủng mở rộng thì:

Thông thường việc sử dụng kháng sinh sau khi tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của vắc xin.

Ngoài một số ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn. Tiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sống đã làm yếu đi trừ vắc xin thương hàn uống và không có ảnh hưởng đến vắc xin bất hoạt, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, và vắc xin giải độc tố. Thuốc kháng vi rút trong điều trị dự phòng bệnh cúm không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên không nên tiêm vắc xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng vi rút. Thuốc kháng vi rút herpes có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin zoster và vắc xin thủy đậu sống. Phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin sống zoster hoặc thủy đậu. Không có bằng chứng về ảnh hưởng của các thuốc kháng vi rút đến vắc xin rota và vắc xin sởi - quai bị - rubella.

=> Thông thường sau khi tiêm vacxin các bạn vẫn có thể dùng kháng sinh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn nên hỏi các chuyên gia khi bạn đi tiêm phòng hoặc liên hệ đến các cơ sở y tế để xin tư vấn.

2. Triệu chứng sau khi tiêm vacxin covid 19

Triệu chứng sau khi tiêm vacxin covid 19

Triệu chứng sau khi tiêm vacxin covid 19 gồm:

2.1 Triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vacxin covid 19

  • Đau tại chỗ tiêm
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Đau cơ
  • Đau khớp
  • Ngứa
  • Sưng đỏ
  • Bồn chồn

Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.

2.2 Các triệu chứng hiếm gặp sau khi tiêm vacxin Covid 19

Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được giúp đỡ

  • Ở miệng: tê quanh môi hoặc lưỡi;
  • Ở da: phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tai hoặc đỏ da;
  • Ở họng: ngứa, căng cứng, nghẹn họng;
  • Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng;
  • Đường hô hấp: khó thở, thở rít, khò khè;
  • Toàn thân: chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã.

Ngoài ra còn các triệu chứng: Sốt cao; sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm; tăng hoặc tụt huyết áp; đau cơ dữ dội

3. Ăn gì sau khi tiêm vacxin covid 19?

Sau khi tiêm vacxin Covid 19, các bạn nên:

  • Bổ sung nước cho cơ thể

Theo cuốn Nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam năm 2016, thì nhu cầu nước như sau: Theo cân nặng, tuổi với trẻ vị thành niên (10-18) tuổi nhu cầu nước là 40 ml/kg; từ 19 đến 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40 ml/ kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35 ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30 ml/kg.

  • Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng

Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản,... đậu, đỗ...). Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Một chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng như: Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65 % tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm.

  • Vitamin A có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau giền cơm…và thức ăn động vật gan gà, gan lợn, gan bò,...;
  • Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm;
  • Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, …trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,…;
  • Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa… ;
  • Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan; Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau giền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,…

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Sau khi tiêm vacxin có dùng được kháng sinh không? Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 2.938
0 Bình luận
Sắp xếp theo