Những điểm đổi mới cơ bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1
Giới thiệu sách tiếng Việt 1 Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
Hoatieu xin chia sẻ một số điểm mới nổi bật của sách giáo khoa tiếng Việt 1 (Bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục).
- Quy định mới về vị trí việc làm và biên chế công chức từ 20/7/2020
- Hà Nội thử nghiệm tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 trực tuyến
SGK Tiếng Việt 1 nhằm hiện thực hóa mục tiêu chung của chương trình Ngữ văn: giáo dục các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực ngôn ngữ, chủ yếu là hình thành năng lực đọc, viết giai đoạn đầu. Đồng thời sách đã chú ý hình thành năng lực đọc hiểu và viết sáng tạo bằng cách đưa nội dung đọc hiểu dạy ngay từ giai đoạn Học vần, có nội dung viết sáng tạo (viết câu, đoạn) chứ không chỉ viết kĩ thuật như SGK chương trình hiện hành.
Sách đã sử dụng nhiều biện pháp và kĩ thuật biên soạn để hiện thực hoá các nguyên tắc tích hợp, giao tiếp, tích cực hoá hoạt động và kích hứng thú của học sinh. Đặc biệt, các tác giả không chỉ trình bày nội dung học tập mà cố gắng tối đa thể hiện cách học của học sinh trên từng trang sách.
1. Bảo đảm nguyên tắc tích hợp
Quan điểm tích hợp trong dạy học tiếng Việt được thể hiện ở hai yêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm). Theo yêu cầu tích hợp ngang, sách giáo khoa tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập.
Theo quan điểm tích hợp, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Các kĩ năng đọc (đọc kĩ thuật, đọc hiểu), viết (viết kĩ thuật, viết câu, đoạn), nói và nghe cũng được gắn bó chặt chẽ, được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc.
Giới hạn trong SGK Tiếng Việt 1, sách đã chú ý đến tích hợp ngang, bao gồm:
– Chú trọng tích hợp phẩm chất, năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, văn học, tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (nhiều môn học khác); hình thành, phát triển các năng lực đọc, viết, nói và nghe trên nền giá trị và kĩ năng sống thông qua hệ thống chủ điểm và thông điệp của các bài đọc được chọn. Những từ ngữ được chọn làm ngữ liệu trong bài Học vần phải là những từ ngữ văn hóa, các ngữ liệu dạy đọc không những cần có tần suất âm, vần được học cao mà còn có nội dung gắn với các phẩm chất, năng lực chung cần hình thành cho học sinh.
– Tích hợp các hoạt động hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, đọc thành tiếng với đọc hiểu; tích hợp đọc hiểu và viết câu, đoạn,...
Việc cung cấp kiến thức tiếng Việt và hình thành kĩ năng nói, viết sẽ dạy gắn chặt với kĩ năng đọc hiểu chứ không rời theo từng mạch. Phần Luyện nói không theo hệ thống âm mà theo các chủ đề giao tiếp gắn với tình huống trong bài đọc.
2. Bảo đảm nguyên tắc giao tiếp
Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai bình diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, môn Tiếng Việt tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. Việc bảo đảm nguyên tắc giao tiếp được thể hiện trong SGK Tiếng Việt 1 như sau:
– Mục tiêu dạy học không nhằm “bắt con mồi ngữ âm” mà ưu tiên làm cho học sinh mau biết đọc viết; không dạy kiến thức trực tiếp, kiến thức luôn tiềm ẩn, chỉ là phương tiện và khi có bất hợp lí sẽ xử lí theo lợi ích đọc, viết.
– Nhanh chóng đưa các đơn vị ngôn ngữ vào các đơn vị lớn hơn, ví dụ nhanh chóng đưa từ vào trong câu bằng cách ngay từ giai đoạn Học vần, bên cạnh các danh từ đã chú trọng đưa động từ, tính từ, là lớp từ có vị trí quan trọng tạo nên thông báo của câu, để mau chóng tạo câu.
Việc lựa chọn từ khoá, từ ứng dụng cũng ưu tiên cho những từ có tần suất sử dụng cao trong giao tiếp. Nhanh chóng đưa câu vào trong đoạn, trong bài, bắt đầu từ phần Âm và chữ.
– Chú trọng dạy ý nghĩa ngôn ngữ, tức là chú trọng dạy cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của từ ngữ, của câu,…, hiểu biết về văn hoá, xã hội, về cách ứng xử ngôn ngữ.
– Sách tạo cơ hội để tổ chức dạy học thông qua tổ chức hoạt động ngôn ngữ, tăng cường tương tác hai chiều giữa thầy – trò, tương tác trò – trò, trò và sách, đặc biệt có những bài tập có thể sử dụng trò chơi đóng vai.
3. Bảo đảm nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh
Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh được thể hiện trong SGK Tiếng Việt 1 như sau:
– Mục tiêu dạy học chú trọng dạy cách học. Trên từng trang, sách tập trung hướng dẫn cho học sinh cách học. Ví dụ bài ca không chỉ nhằm làm cho HS đọc được tiếng ca mà phải học được cách đọc tiếng ca. Sách giáo khoa đã mô hình hoá cấu tạo tiếng để dạy cách học, ở đây là 5 cách đọc âm tiết. Dù chỉ làm mẫu các thao tác đọc trên các từ khoá, tiếng khoá nhưng tạo điều kiện cho học sinh đọc được tất cả các tiếng có âm/vần được học.
– Toàn bộ sách được thiết kế thành hệ thống các hoạt động học tập/bài tập theo mô hình bài học với các hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng trên các hoạt động đọc, viết nghe và nói. Sách đưa ra một tổ hợp các logo và đưa hết các vần có âm chính a và âm cuối trong tuần học Vần đầu tiên. Vần có âm chính a là những vần có tần suất sử dụng cao, đặc biệt chúng tạo cơ hội để các từ nghi vấn (ai, sao, cái gì, làm gì, tại sao, thế nào) xuất hiện sớm. Từ nghi vấn là những từ công cụ để điều hành dạy học bằng câu hỏi, tạo điều kiện cho học sinh tự học vì tự đọc được các lệnh của hoạt động/bài tập chứ không chỉ nghe yêu cầu của thầy cô.
– Hệ thống bài tập trong SGK tạo cơ hội để tiến hành các hoạt động trò chơi, thi đố, đóng vai, tạo cơ hội tương tác giữa học sinh – học sinh, hoạt động nhóm đôi, thảo luận nhóm, và bước đầu dạy học dự án. Sách tạo cơ hội cho các hoạt động mở rộng tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác: từ phụ huynh, từ điển, sách báo, Internet,... Điều này đặc biệt được chú trọng trong các giờ đọc mở rộng.
– Sách chú ý xây dựng các bài tập mở, ví dụ bài tập để học sinh tự tạo tiếng chứa vần bằng thao tác ghép phụ âm đầu và vần, rồi thay thanh tạo ra âm tiết và biết dừng lại ở những tiếng (mang nghĩa từ vựng, nghĩa kết hợp) để tạo từ. Nhờ thế, có thể gắn chặt việc dạy âm và nghĩa. Nhiều bài tập đọc hiểu trong sách là bài tập mở, tạo cơ hội để học sinh có những ý kiến khác nhau.
– Sách tạo điều kiện tăng cường tương tác nhiều chiều: thầy – trò, trò – trò, trò – các nguồn thông tin, đặc biệt là tài liệu dạy học (sách); trò – phụ huynh. Để tích cực hoá hoạt động của học sinh, sách còn tạo cơ hội để tăng cường sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để giảm thời gian làm việc của giáo viên, tăng thời gian làm việc cho học sinh.
4. Bảo đảm nguyên tắc tính đến đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh
Nguyên tắc tính đến đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh được thể hiện trên các bình diện nội dung dạy học, phương pháp dạy học, tương tác trong dạy học. Từ đó, có nhiều biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Có những biện pháp tác động vào nội dung dạy học thể hiện ở các lệnh bài tập và ngữ liệu của bài tập, có những biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức dạy học, có những biện pháp tác động vào phương tiện dạy học, có những biện pháp tác động vào quan hệ tương tác giữa thầy – trò, trò – trò. Nguyên tắc này được thể hiện trong SGK Tiếng Việt 1 như sau:
– Chú ý tính vừa sức khi xây dựng các hoạt động/bài tập: Các lệnh điều hành hoạt động học tập phải dễ hiểu và không quá dài (giới hạn trong 10 chữ) và được cân nhắc kĩ để xây dựng từ các đáp án mong đợi là các mẫu đọc, viết, nghe và nói. Vấn đề chuyển giao ngôn ngữ phù hợp
với học sinh lớp 1 rất được chú ý. Ví dụ, ở giai đoạn đầu, lệnh bài tập là những câu hỏi lời tạo lời, tức là câu hỏi của thầy giúp học sinh tạo câu trả lời bằng cách thay từ để hỏi bằng thông tin mới. Ví dụ học sinh lớp 1 dễ dàng trả lời các câu hỏi: Nhà gấu ở đâu? (Nhà gấu ở trong rừng), Gấu đi kiếm thức ăn vào mùa nào? (Gấu đi kiếm thức ăn vào mùa xuân). Gấu thường kiếm thức ăn gì? (Gấu thường kiếm măng, hạt dẻ, mật ong).
Nhưng các em rất khó dựng khung câu, đoạn trả lời cho câu hỏi Em biết gì về gấu? vì đây là câu hỏi chỉ quy định ý trả lời. Một ví dụ khác, câu hỏi Em tên là gì? là một câu hỏi đóng, HS dễ trả lời hơn thực hiện một mệnh lệnh (câu cầu khiến) Hãy nói một câu cho biết tên em.
– Xây dựng được hệ thống ngữ liệu mang tính lợi ích, tiết kiệm, phù hợp nhận thức và hứng thú của học sinh. Hầu hết các ngữ liệu, nhất là giai đoạn Học vần đều do tác giả SGK tự soạn thảo (hoặc phỏng theo văn bản đã có) để đảm bảo tính tích hợp trong dạy học vì các ngữ liệu có sẵn không thoả mãn. Đồng thời ngữ liệu phải phù hợp đặc điểm nhận thức, hứng thú của học sinh, có kiểu loại văn bản đa dạng. Đặc biệt, sách đã chú ý sử dụng ngữ liệu đa phương thức: sơ đồ, biểu bảng, tranh vẽ. Tranh ảnh không chỉ minh hoạ nội dung mà bản thân nó chứa đựng nội dung để dạy đọc hiểu phương thức biểu đạt bằng hình ảnh như chương trình yêu cầu; tranh ảnh gây hứng thú vì được in 4 màu và có nhiều tranh liên hoàn. Vốn từ được cung cấp, nội dung bài đọc trong sách phù hợp trình độ ngôn ngữ và kinh nghiệm sống của học sinh.
– Tạo cơ hội dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động dạy học: đi theo tiến trình giờ học – khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng.
Theo các phương pháp dạy học tích cực gây hứng thú: thảo luận, thi đố, trò chơi, sắm vai,... Sử dụng tối đa các phương tiện dạy học: Bộ chữ gài, bộ tranh, trò chơi lắp ghép âm, vần. Sách có hỗ trợ tối đa bằng nguồn tư liệu được số hóa từ website http://sachthietbigiaoduc.vn (hình ảnh, clip, bài giảng điện tử).
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán 2025
(Mới) Những điều giáo viên tiểu học không nên làm, không được làm
Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Công Nghệ 2025
Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý
Tài liệu tập huấn dạy học theo sách giáo khoa mới
Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Một số tình huống và gợi ý ứng xử của giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên chủ nhiệm đang dạy lớp
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 27
KHBD Giáo dục địa phương 6 Tỉnh Thái Bình (Giới thiệu nghệ thuật Chèo ở Thái Bình)
Báo cáo Chuyên đề phương pháp dạy Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt (3 bộ sách)
Ảnh hưởng của xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục ở Việt Nam đến giáo viên Tiểu học hạng 2