Tài liệu tập huấn dạy học theo sách giáo khoa mới

Tài liệu tập huấn dạy học theo sách giáo khoa mới 2018

Tài liệu tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức 1 là tài liệu hướng dẫn sự đổi mới, cách triển khai của phương pháp giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tài liệu tập huấn thay sách lớp 1

Phần 1. Hướng dẫn chung

1. GIỚI THIỆU VỀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT 1

1.1. Quan điểm biên soạn

Các căn cứ để biên soạn Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1:

– Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông

Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông được thể hiện qua các văn bản sau:

+ Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng  sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

+ Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội về Đổi mới chương trình  và SGK phổ thông;

+ Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn học Ngữ văn được  ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ  trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Luật Giáo dục (sửa đổi) 2019.

– Các tiêu chuẩn SGK mới ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22  tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Tư tưởng chủ đạo của bộ sách được thể hiện bằng phương châm Vì sự bình đẳng và  dân chủ trong giáo dục.

Cụ thể, với tư tưởng bình đẳng, bộ sách định hướng biên soạn cho học sinh:

+ Cơ hội tiếp cận tri thức như nhau;

+ Phù hợp với năng lực nhận thức khác nhau;

+ Cơ hội phát triển năng lực như nhau.

Với tư tưởng dân chủ, bộ sách định hướng biên soạn cho học sinh:

+ Tự chủ trong học tập;

+ Chủ động trong học tập;

+ Tự do trong sáng tạo;

+ Chủ động trong giải quyết các vấn đề.

Với phương châm này, bộ sách đã định hướng cho các nhóm tác giả biên soạn những nội  dung và hoạt động học nhằm phát triển 3 năng lực chung được quy định trong Chương  trình giáo dục phổ thông tổng thể: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn  đề và sáng tạo.

1.2. Những điểm mới của sách giáo khoa môn Tiếng Việt 1

SGK Tiếng Việt 1 nhằm hiện thực hoá mục tiêu chung của chương trình Ngữ văn: giáo  dục các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực  chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng  lực ngôn ngữ, chủ yếu là hình thành năng lực đọc, viết giai đoạn đầu. Đồng thời sách đã  chú ý hình thành năng lực đọc hiểu và viết sáng tạo bằng cách đưa nội dung đọc hiểu dạy  ngay từ giai đoạn Học vần, có nội dung viết sáng tạo (viết câu, đoạn) chứ không chỉ viết  kĩ thuật như SGK chương trình hiện hành.

Sách đã sử dụng nhiều biện pháp và kĩ thuật biên soạn để hiện thực hoá các nguyên tắc  tích hợp, giao tiếp, tích cực hoá hoạt động và kích thích hứng thú của học sinh. Đặc biệt,  các tác giả không chỉ trình bày nội dung học tập mà cố gắng tối đa thể hiện cách học của  học sinh trên từng trang sách.

a) Bảo đảm nguyên tắc tích hợp

Quan điểm tích hợp trong dạy học tiếng Việt được thể hiện ở hai yêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm). Theo yêu cầu tích hợp ngang, SGK tích hợp kiến  thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo  nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống các chủ  điểm học tập.

Theo quan điểm tích hợp, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó  chặt chẽ với nhau. Các kĩ năng đọc (đọc kĩ thuật, đọc hiểu), viết (viết kĩ thuật, viết câu,  đoạn), nói và nghe cũng được gắn bó chặt chẽ, được tập hợp lại xung quanh trục chủ  điểm và các bài đọc. SGK Tiếng Việt 1 chú ý đến tích hợp ngang, bao gồm:

– Chú trọng tích hợp phẩm chất, năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, văn học, tích hợp  kiến thức của nhiều lĩnh vực (nhiều môn học khác); hình thành, phát triển các năng  lực đọc, viết, nói và nghe trên nền giá trị và kĩ năng sống thông qua hệ thống chủ điểm  và thông điệp của các bài đọc được chọn. Những từ ngữ được chọn làm ngữ liệu trong  bài Học vần phải là những từ ngữ văn hoá, các ngữ liệu dạy đọc không những cần có  tần suất âm, vần được học cao mà còn có nội dung gắn với các phẩm chất, năng lực  chung cần hình thành cho học sinh.

– Tích hợp các hoạt động hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, đọc thành tiếng  với đọc hiểu; tích hợp đọc hiểu và viết câu, đoạn,... Việc cung cấp kiến thức tiếng Việt  và hình thành kĩ năng nói, viết sẽ dạy gắn chặt với kĩ năng đọc hiểu chứ không rời theo từng mạch. Phần Nói và nghe không theo hệ thống âm mà theo các chủ đề giao tiếp
gắn với tình huống trong bài đọc.

..............................

Nội dung chi tiết tài liệu tập huấn dạy học theo sách giáo khoa mới môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức 1 mời các bạn xem trên file PDF hoặc file Tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

50
Tài liệu tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức 1
MÔN
TING VIT
51
1. GII THIU V SÁCH GIÁO KHOA MÔN TING VIT 1
1.1. Quan đim biên son
Các căn cứ để biên soạn Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1:
Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông
Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông được thể hiện qua các văn bản sau:
+ Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
+ Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội về Đổi mới chương trình
và SGK phổ thông;
+ Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn học Ngữ văn được
ban hành theo ông tư s 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của B
trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Luật Giáo dục (sửa đổi) 2019.
Các tiêu chuẩn SGK mới ban hành kèm theo ông tư s 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tư tưng chủ đạo của bộ sách được thể hiện bằng phương châm Vì sự bình đẳng và
dân chủ trong giáo dục.
Cụ thể, với tư tưng bình đẳng, bộ sách định hướng biên soạn cho học sinh:
+ Cơ hội tiếp cận tri thức như nhau;
+ Phù hợp với năng lực nhận thức khác nhau;
+ Cơ hội phát triển năng lực như nhau.
Với tư tưng dân chủ, bộ sách định hướng biên soạn cho học sinh:
+ Tự chủ trong học tập;
+ Chủ động trong học tập;
HƯNG DN CHUNG
PHẦN MỘT
52
Tài liệu tập huấn tổ chức thực hiện dạy học theo sách giáo khoa mới môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức 1
+ Tự do trong sáng tạo;
+ Chủ động trong giải quyết các vấn đề.
Với phương châm này, bộ sách đã định hướng cho các nhóm tác giả biên soạn những nội
dung và hoạt động học nhằm phát triển 3 năng lực chung được quy định trong Chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn
đề và sáng tạo.
1.2. Nhng đim mi ca sách giáo khoa môn Ting Vit 1
SGK Tiếng Việt 1 nhằm hiện thực hoá mục tiêu chung của chương trình Ngữ văn: giáo
dục các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và tch nhiệm; các năng lực
chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng
lực ngôn ngữ, chủ yếu là hình thành năng lực đọc, viết giai đoạn đầu. Đồng thời sách đã
chú ý hình thành năng lực đọc hiểu và viết sáng tạo bằng cách đưa nội dung đọc hiểu dạy
ngay từ giai đoạn Học vần, có nội dung viết sáng tạo (viết câu, đoạn) chứ không chỉ viết
kĩ thuật như SGK chương trình hiện hành.
Sách đã sử dụng nhiều biện pháp và kĩ thuật biên soạn để hiện thực hoá các nguyên tắc
tích hợp, giao tiếp, tích cực hoá hoạt động và kích thích hứng thú của học sinh. Đặc biệt,
các tác giả không chỉ trình bày nội dung học tập mà c gắng ti đa thể hiện cách học của
học sinh trên từng trang sách.
a) Bảo đảm nguyên tắc tích hợp
Quan điểm tích hợp trong dạy học tiếng Việt được thể hiện  hai yêu cầu: tích hợp ngang
(đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm). eo yêu cầu tích hợp ngang, SGK tích hợp kiến
thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo
nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống các chủ
điểm học tập.
eo quan điểm tích hợp, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó
chặt chẽ với nhau. Các kĩ năng đọc (đọc kĩ thuật, đọc hiểu), viết (viết kĩ thuật, viết câu,
đoạn), nói và nghe cũng được gắn bó chặt chẽ, được tập hợp lại xung quanh trục chủ
điểm và các bài đọc. SGK Tiếng Việt 1 chú ý đến tích hợp ngang, bao gồm:
Chú trọng tích hợp phẩm chất, năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, văn học, tích hợp
kiến thức của nhiều lĩnh vực (nhiều môn học khác); hình thành, phát triển các năng
lực đọc, viết, nói và nghe trên nền giá trị và kĩ năng sống thông qua hệ thống chủ điểm
và thông điệp của các bài đọc được chọn. Những từ ngữ được chọn làm ngữ liệu trong
bài Học vần phải là những từ ngữ văn hoá, các ngữ liệu dạy đọc không những cần có
tần suất âm, vần được học cao mà còn có nội dung gắn với các phẩm chất, năng lực
chung cần hình thành cho học sinh.
Tích hợp các hoạt động hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, đọc thành tiếng
với đọc hiểu; tích hợp đọc hiểu và viết câu, đoạn,... Việc cung cấp kiến thức tiếng Việt
và hình thành kĩ năng nói, viết sẽ dạy gắn chặt với kĩ năng đọc hiểu chứ không rời theo
Đánh giá bài viết
1 4.705

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo