Nhà hàng xóm kế bên F0 nên làm gì?

Nhà hàng xóm kế bên F0 nên làm gì? Khi hàng xóm của bạn thành F0 thì bạn phải làm gì để đảm bảo an toàn? Sống gần F0 phải làm sao? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Nhà hàng xóm kế bên F0 nên làm gì?

Hàng xóm trở thành F0 phải xử lý thế nào? Các ca nhiễm đang trở nên phức tạp, không lường trước được. Bỗng một ngày hàng xóm trở thành F0 phải làm sao?

Điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là bạn phải kiểm tra bản thân và các thành viên trong gia đình xem có tiếp xúc khoảng cách gần với F0 đó trong vòng 14 ngày kể từ ngày người đó dương tính hay không. Nếu ai đã lỡ gặp gỡ hàng xóm, ngay lập tức hãy tự đeo khẩu trang, nón che giọt bắn, giữ khoảng cách với người nhà, mọi người trong nhà cũng vậy. Vì dù căn nhà của bạn có thể có F0, chưa chắc mọi người đều đã bị lây.

Thứ 2, tuyệt đối không đi lang thang trong lối xóm bởi chúng ta không thể loại trừ nguồn lây nhiễm trong xóm, hãy thực hiện cách ly tại nhà.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và tự chăm sóc bản thân.

2. Nhà hàng xóm F0, có nên đóng kín cửa?

Nhà hàng xóm kế bên F0 nên làm gì?

Hàng xóm F0, liệu có nên đóng kín các cửa để tránh virus? Câu trả lời là không nhé.

Trong mùa dịch này, nhà càng thông thoáng càng tốt. Virus lây trong không khí nhưng không phải "lây qua không khí". Không khí đó là gì? Là không khí giữa 2 người tiếp xúc gần (dưới 2 m) mà không được phòng hộ bằng khẩu trang, nón che giọt bắn. Là môi trường lạnh, kín, ví dụ như trong một căn phòng.

Virus không tự bay trong không khí được. Nó nằm trong giọt bắn. Có những giọt bắn to, cũng có những giọt bắn li ti, không nhìn thấy được, rất lâu mới có thể đáp xuống đất. Nếu bạn đứng gần và hít trọn bầu không khí chứa những giọt bắn li ti đó, khả năng cao bạn sẽ bị lây nhiễm. Trong phòng, những giọt bắn li ti mang virus này sẽ lơ lửng, tích tụ đầy không gian nếu như phòng đó không thông gió tốt, mầm bệnh càng nhiều thì càng dễ bệnh. Nói theo chuyên môn, đây là bệnh lây qua đường hô hấp.

=> Không nên đóng kín hết các cửa nẻo mà phải để không khí lưu thông, đẩy những giọt bắn chứa virus ra ngoài

3. F0 đứng trên gió và ho thì người ở dưới gió có bị nhiễm không?

Về chuyên môn, một người bị lây nhiễm virus phải hội đủ hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là phải đủ số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, ít nhất phải có trên 1000 hạt virus từ người bệnh phát tán ra ngoài rồi đi vào mắt, mũi, miệng người lành. Điều kiện thứ hai là thời gian tiếp xúc, có đủ lâu để virus xâm nhập hay không.

Đối với số lượng virus, khi người bệnh thở sẽ phát tán 20 hạt virus trong một phút; khi người bệnh nói chuyện sẽ phát tán 200 hạt virus trong một phút; khi người bệnh ho, nhảy mũi sẽ phát tán trên 200 triệu hạt virus trong một phút. Những hạt virus này tồn tại khoảng 3 giờ trong không khí ở môi trường kín, thiếu sự thông thoáng, tồn tại từ 2 đến 3 ngày trên một số bề mặt xung quanh.

Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín.

Khi F0 đứng trên gió và ho thì nhờ ozone, hạt sương mù, gió khả năng nhiễm bệnh sẽ được giảm đi.

=> Nếu khoảng cách xa trên 2m và ở dưới gió thì khả năng lây nhiễm của bạn sẽ thấp.

Tuy nhiên để an toàn, yên tâm thì bạn có thể đi xét nghiệm.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Nhà hàng xóm kế bên F0 nên làm gì? Các bạn nên trang bị những kiến thức đúng đắn để tăng khả năng phòng dịch. Tránh trường hợp nghe những thông tin không đúng chuyên môn (ví dụ: phải đóng kín cửa nẻo...) lại tạo môi trường thuận lợi cho virus phát tán.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.803
0 Bình luận
Sắp xếp theo