Kế hoạch Tích hợp giáo dục Quyền con người trong chương trình GDCD THCS

Tải về

Kế hoạch Tích hợp giáo dục Quyền con người trong môn GDCD THCS được HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết này là Yêu cầu cần đạt về giáo dục quyền con người trong Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục cấp THCS; gợi ý cách Tích hợp quyền con người trong giảng dạy môn GDCD các khối lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9. Qua đó, giúp quý thầy cô giáo tham khảo khi xây dựng Kế hoạch dạy lồng ghép nội dung Quyền con người vào chương trình môn học GDCD trong năm học mới.

Gợi ý tích hợp giáo dục quyền con người trong môn Giáo dục công dân cấp THCS gồm các nội dung về chủ đề, yêu cầu cần đạt và gợi ý tích hợp trong mỗi chủ đề. Mời bạn đọc tải file word chi tiết để xem bản đầy đủ.

Ở cấp THCS, môn GDCD là môn học bắt buộc, thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản, hướng đến giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật và giáo dục kinh tế cho học sinh. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Với việc lồng ghép quyền con người vào môn học, sẽ giúp hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất và năng lực của người công dân; điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật và phát triển bản thân. Dưới đây là nội dung gợi ý tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn Giáo dục công dân cấp THCS.

1. Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD lớp 6

 Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD

2. Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD lớp 7

 Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD

3. Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD lớp 8

 Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD

4. Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD lớp 9

 Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD

 Tích hợp nội dung Giáo dục Quyền con người môn GDCD

5. Thiết kế bài học minh họa tích hợp giáo dục quyền con người trong môn GDCD

Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 6

BÀI 8. TIẾT KIỆM

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

Nhận biết được các biểu hiện của tiết kiệm, hiểu được vì sao phải tiết kiệm.

2. Về năng lực:

Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực điều chỉnh dành vi: Nhận biết được các biểu hiện của tiết kiệm, hiểu được vì sao phải tiết kiệm; Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh, phê phán những biểu hiện lãng phí.

- Năng lực phát triển bản thân: Xây dựng kế hoạch tiết kiệm và thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập của bản thân.

Tích hợp nội dung QCN ở các yêu cần cần đạt 1, 3, 4, 5; Mức độ liên hệ, vận dụng với các quyền kinh tế, môi trường

3. Về phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện phẩm chất trách nhiệm như: Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lý đồ dùng của bản thân và của người khác; có ý thức tiết kiệm thời gian; sử dụng hợp thời gian hợp lý; xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, tranh ảnh, phiếu học tập

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập thực hành GDCD 6, video tư liệu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Học sinh giải được các ô chữ, tìm ra được chìa khoá là tên bài học: Tiết kiệm; tạo sự hứng thú cho học sinh trong tiếp cận nội dung bài học.

b) Nội dung: Chơi trò chơi giải ô chữ

c) Sản phẩm: tìm ra được từ khóa: Tiết kiệm

d) Tổ chức thực hiện:

- Công bố luật chơi, cách chơi: Chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi giải ô chữ; Các đội luân phiên giải các ô hàng ngang, hàng dọc của ô chữ bí mật:

- Tổ chức hai đội tham gia trò chơi giải ô chữ bí mật dưới sự điều hành của giáo viên.

- Công bố kết quả; tuyên bố đội thắng cuộc và phỏng vấn đội thắng cuộc

2. Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của tiết kiệm

a. Mục tiêu:

- Nêu được những biểu hiện cơ bản của tiết kiệm về tiền bạc, điện, nước, đồ dùng, thời gian...trong cuộc sống.

b. Nội dung: Quan sát tranh trả lời câu hỏi:

1. Hình ảnh nào thể hiện tiết kiệm, không tiết kiệm?

2. Nêu các biểu hiện của tiết kiệm, biểu hiện chưa tiết kiệm?

c. Sản phẩm:

1. Hình 1, 2, 5 tiết kiệm; hình 3, 4, 6 chưa tiết kiệm

2. Biểu hiện tiết kiệm

+ Chi tiêu hợp lí

+ Tắt các thiết bị điện, khóa vòi nước khi không sử dụng.

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học.

+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên.

+ Bảo quản đồ dùng học tâp, lao động khi sử dụng

+ Bảo vệ của công

(tích hợp các nội dung về trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người trong việc tiết kiệm điện, nước; sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên; bảo vệ của công; phân tích kết quả của các biểu hiện tiết kiệm).

d. Tổ chức thực hiện:

- Công bố luật chơi, cách chơi: trò chơi “Tiếp sức đồng đội” theo hướng mỗi dãy bàn tập hợp thành một đội; các đội thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ 1, 2 trong thời gian 3 phút; Sau 3 phút, mỗi đội xếp thành 1 hàng, thay phiên nhau lên ghi biểu hiện tiết kiệm và không tiết kiệm vào bảng phụ, trong thời gian 5 phút (Người trước về chỗ, người sau mới được lên).

- Tổng kết kết quả các dội và công bố kết quả thực hiện trờ chơi

- GV nhận xét và kết luận: một số biểu hiện tiết kiệm, chưa tiết kiệm

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tiết kiệm

a. Mục tiêu:

- HS nêu được ý nghĩa của tiết kiệm, biết trân trọng những giá trị do bản thân và người khác tạo ra

b. Nội dung: Đọc tình huống dưới đây và trả lời các câu hỏi

+ Tình huống 1. Anh Hòa là chủ của hàng tập hóa, có thu nhập khá cao kiếm được bao nhiêu anh đều tiêu hết. Gần đây, công việc kinh doanh của anh không thuận lợi, anh lại lâm bệnh phải nằm viện. Cuộc sống của anh vô cùng khó khăn vì không có đủ tiền lo tiền viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết.

- Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của anh Hòa?

- Cách chi tiêu đó dẫn đến hậu quả gì?

+ Tình huống 2. Những năm gần đây, phong trào nuôi lợn tiết kiệm do các trường phát động được các bạn học sinh tích cực hưởng ứng. Những chú lợn đất, lợn nhựa được nuôi từ việc tiết kiệm một phần tiền ăn sáng, tiền bán giấy báo cũ,... của các bạn học sinh. Sau vài tháng, chú lợn nào cũng đầy căng, số tiền đóng góp được dùng để mua sách, vở, quần áo, dụng cụ học tập,... giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Phong trào nuôi lợn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào?

- Từ phong trào này, em rút ra bài học gì?

c. Sản phẩm:

1. Tình huống 1: anh Hòa chưa biết tiết kiệm nên khi công việc kinh doanh của anh không thuận lợi, anh lại lâm bệnh phải nằm viện. Cuộc sống của anh vô cùng khó khăn vì không có đủ tiền lo tiền viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết.

2. Tình huống 2: Phong trào nuôi lợn tiết kiệm rất có ý nghĩa, đã huy động được kinh phí hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Phong trào giúp rèn luyện tính tiết kiệm

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hoàn thành nhiệm vụ học tập, ghi kết quả ra giấy nháp

- Tổ chức HS đối chiếu với kết quả của nhóm bạn (thảo luận nhóm 4) để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Tổ chức 2 nhóm báo cáo; các nhóm còn lại nghe, nhận xét và nếu câu hỏi thảo luận cho nhóm báo cáo

- GV tổ chức cho HS thảo luận từng nhiệm vụ, chốt nội dung ý nghĩa của tiết kiệm:

.........................

Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 7

TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Tích hợp nội dung QCN ở các yêu cần cần đạt 2, 3 ở mức độ liên hệ, vận dụng với các quyền kinh tế, môi trường và quyền trẻ em ở lĩnh vực Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Cách thức tích hợp:

+ Cách 1: Xây dựng các tình huống thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương thông qua việc thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Từ đó yêu cầu HS thảo luận hoặc đóng vai để thể hiện, nhận xét, đánh giá những hành vi việc làm tích cực trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. Thông qua đó làm rõ việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình là quyền của trẻ em, quyền công dân.

+ Cách 2: Tổ chức cho HS thực hiện dự án: Xây dựng sản phẩm quảng bá về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình thông qua các hình thức như vẽ tranh tuyên truyền, xây dựng clip truyền thông, viết bài, tiểu phẩm…

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

2. Năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Nhận biết được hành vi, việc làm phù hợp, chưa phù hợp trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

– Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

Tích hợp nội dung QCN ở các yêu cần cần đạt 2, 3 ở mức độ liên hệ, vận dụng với các quyền trẻ em: Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

2. Phẩm chất

- Yêu nước, trách nhiệm thông qua việc tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương. Chủ động tham gia và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống của quê hương.

.........................

Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 8

BÀI 1. TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

Tích hợp nội dung QCN ở mức độ liên hệ hoặc bộ phân ở YCCĐ 3. Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Cách thức tích hợp

Qua tình huống về lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết của dân tộc qua đó tích hợp quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1) Về kiến thức

- Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Kể được một số biểu hiện về lòng tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam.

2) Về năng lực

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

+ Năng phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc.

3) Về phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống của dân tộc; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống dân tộc

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm thể hiện qua niềm tự hào về truyền thống và những giá trị trị quý báu của truyền thống dân tộc Việt Nam, phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 9

Bài: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ

Thời gian thực hiện: 3 tiết

Với chủ đề Quyền tự do kinh doanh và các nghĩa vụ đóng thuế, Mức độ tích hợp nội dung QCN: bộ phân hoặc liên hệ các yêu cầu 1, 2, 3, 4. Cụ thể:

- YCCĐ 1: Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Nội dung, cách thức tích hợp

=>Giới thiệu về quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33).

- Địa chỉ tích hợp

- YCCĐ 2: Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Nội dung, cách thức tích hợp

=> Yêu cầu học sinh nhận diện hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh trong tình huống GV đưa ra.

- Địa chỉ tích hợp.

- YCCĐ 3: Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Nội dung, cách thức tích hợp

=>Khuyến khích học sinh lập các kế hoạch để thực hiện quyền tự do kinh doanh trong tương lai.

Địa chỉ tích hợp

- YCCĐ 4: Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Nội dung: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

- Cách thức tích hợp

Thông qua bài tập tình huống để HS thể hiện cách thức vận động gia đình và người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

.........................

Mời bạn đọc tải file word hoặc PDF chi tiết để tham khảo toàn bộ tài liệu

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại chuyên mục Tài liệu - Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 1.745
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Kế hoạch Tích hợp giáo dục Quyền con người trong chương trình GDCD THCS