Phân phối chương trình môn Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
Mẫu kế hoạch dạy học GDCD 8 CTST
Phân phối chương trình môn Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp các thầy cô nắm được nội dung tiến trình bài dạy môn GDCD lớp 8 sách Chân trời sáng tạo của cả kì 1 và kì 2 trong năm học 2023-2024. Sau đây là mẫu file word kế hoạch dạy học môn Giáo dục công dân 8 sách CTST sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình dạy học thực tế của các trường.
Kế hoạch dạy học GDCD 8 Chân trời sáng tạo
Phân tích tổng thể
Tổng số tiết môn: 35 tiết
– Phần 1: Giáo dục đạo đức: 5 bài – 12,5 tiết (chiếm 35%);
– Phần 2: Giáo dục kĩ năng sống: 2 bài – 7 tiết (chiếm 20%);
– Phần 3: Giáo dục kinh tế: 1 bài – 3, 5 tiết (chiếm 10%)
– Phần 4: Giáo dục pháp luật: 2 bài – 8,5 tiết (25 %)
– Kiểm tra, đánh giá: 3,5 tiết (chiếm 10%).
Lưu ý: Giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh điều tra, tìm hiểu các trường hợp điển hình, các vấn đề thực tiễn ở địa phương có liên quan đến nội dung dạy học để học sinh tự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực công dân. Song song đó, việc thực hiện phần rèn luyện và bài tập sẽ định hướng khai thác rèn luyện hành vi, hướng đến các thói quen tích cực, thực hiện dự án trong khả năng cho phép.
Tên bài học | Số tiết | Nội dung | Yêu cầu cần đạt về chuyên môn | Năng lực môn học | Năng lực chung | Phẩm chất | Tư liệu/ ngữ liệu/ hình ảnh |
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | 3 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Giá trị của các truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tiết 2: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành – Hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc. Tiết 3: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập một số hành động thể hiện tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhận xét đánh giá KQHT | – Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Nhận biết được giá trị của các truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc. | Năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật. | Năng lực tự chủ, giao tiếp và hợp tác. | Yêu nước (*), trách nhiệm. | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Ca dao, tục ngữ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc | 3 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. – Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Tiết 2: Thực hành – rèn luyện – Bằng lời nói, việc làm và thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. – Những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá. Tiết 3: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập những hành động, lời nói thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. Nhận xét đánh giá KQHT | – Nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. – Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. – Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. – Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá. | Năng lực phát triển bản thân và điều chỉnh hành vi đạo đức. | Năng lực giao tiếp và hợp tác. | Nhân ái (*), trách nhiệm. | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Danh ngôn. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
3. Lao động cần cù, sáng tạo
| 2 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. – Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. Tiết 2: Thực hành – rèn luyện – Sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. – Những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. Nhận xét đánh giá KQHT | – Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. – Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. – Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. – Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. | Năng lực phát triển bản thân. | Năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. | Chăm chỉ (*), trách nhiệm. | – Bài hát. – Hình ảnh, tranh vẽ. – Danh ngôn. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
4. Bảo vệ lẽ phải
| 2 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. – Bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Tiết 2: Thực hành – rèn luyện – Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải. Nhận xét đánh giá KQHT | – Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. – Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. – Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải. | Năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức. | Năng lực tự chủ, giao tiếp và hợp tác. | Trung thực (*), trách nhiệm. | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Ca dao, tục ngữ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 2,5 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. – Một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tiết 2: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành – Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. – Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. – Những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Tiết 3: Thực hành – rèn luyện – Một số hành động, kế hoạch, dự án bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. – Luyện tập việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. Nhận xét đánh giá KQHT | – Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. – Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. – Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. – Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. – Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên. | Năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật. | Năng lực tự chủ, giao tiếp và hợp tác. | Yêu nước (*), trách nhiệm. | – Bài hát. – Hình ảnh, tranh vẽ. – Ca dao, tục ngữ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
6. Xác định mục tiêu cá nhân | 3 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân. – Sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân. Tiết 2: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành – Cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. – Mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu đó. Tiết 3: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập để xác định được mục tiêu của cá nhân. Nhận xét đánh giá KQHT | – Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân. – Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân. – Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. – Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó. | Năng lực phát triển bản thân. | Năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề. | Chăm chỉ, trách nhiệm. (*) | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Danh ngôn. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Sơ đồ tư duy. – Bài viết. |
7. Phòng, chống bạo lực gia đình | 4 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến. – Tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức – Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tiết 3: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành – Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình. – Nhận biết được các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. Tiết 4: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình. Nhận xét đánh giá KQHT | – Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến. – Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. – Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. – Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình. – Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. | Năng lực phát triển bản thân. | Năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề. | Chăm chỉ, trách nhiệm.(*) | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
8. Lập kế hoạch chi tiêu
| 3,5 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức – Cách lập kế hoạch chi tiêu. Tiết 3: Phát triển kiến thức – định hướng thực hành – Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. Tiết 4: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập những kĩ năng lập kế hoạch chi tiêu. Nhận xét đánh giá KQHT | – Nhận biết được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. – Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu. – Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí. – Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. | Năng lực phát triển bản thân, tự bảo vệ bản thân, giải quyết vấn đề. | Năng lực tự chủ, giao tiếp, giải quyết vấn đề. | Trách nhiệm (*), nhân ái. | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
| 4,5 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. – Một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức – Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. – Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Tiết 3: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành – Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Tiết 4: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành – Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. – Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Tiết 5: Thực hành – rèn luyện – Luyện tập một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại Nhận xét đánh giá KQHT | – Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. – Trình bày được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. – Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. – Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. – Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. – Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. | Năng lực phát triển bản thân, giải quyết vấn đề về kinh tế | Năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo | Chăm chỉ (*), trách nhiệm | – Hình ảnh, tranh vẽ – Danh ngôn – Câu chuyện ngắn – Tình huống – Thông tin – Bài viết |
10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | 4 | Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức – Tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người. – Một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên. Tiết 2: Hình thành – phát triển kiến thức – Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động Tiết 3: Phát triển kiến thức – Định hướng thực hành – Lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động. – Tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi. Tiết 4: Thực hành – rèn luyện – Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Nhận xét đánh giá KQHT | – Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người. – Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên. – Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động; lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động. – Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi. | Năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật. | Năng lực tự chủ, giao tiếp, giải quyết vấn đề. | Nhân ái, trách nhiệm. (*) | – Hình ảnh, tranh vẽ. – Ca dao, tục ngữ. – Câu chuyện ngắn. – Tình huống. – Thông tin. – Bài viết. |
11. Kiểm tra, đánh giá | 3,5 | – Đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt đặt ra. – Cung cấp thông tin để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường. – Đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. – Đánh giá bằng cách rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí được cho trước thông qua điểm chữ gồm: A+ (Xuất sắc), A (Tốt), B (Khá), C (Đạt yêu cầu), D (Cần cố gắng hơn); được quy đổi sang thang điểm 10 với hệ số quy đổi như sau: . A+ tương đương 10 điểm. . A tương đương 8.0 đến dưới 10 điểm. . B tương đương 6.5 đến dưới 8 điểm. . C tương đương 5.0 đến dưới 6.5 điểm. . D tương đương dưới 5.0 điểm. |
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo
Phân phối chương trình Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo
Kế hoạch dạy học Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
Phân phối chương trình môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
(Mới nhất) Phân phối chương trình môn Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều 2024 cả năm
Phân phối chương trình môn Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều 2024
Phụ lục 1, 3 môn Giáo dục địa phương 8 tỉnh Phú Thọ
(Cả năm) Phân phối chương trình Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo file word
Phân phối chương trình môn Mĩ thuật 11 Chân trời sáng tạo
Kế hoạch dạy học STEM Công nghệ lớp 5 Kết nối tri thức