Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 9 giảm tải theo công văn 4040

Tải về

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Giáo dục đã đưa ra chương trình giảm tải nội dung học cho các khối lớp cấp THCS. Hoatieu.vn mời quý thầy cô và quý phụ huynh tham khảo Kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 9 giảm tải theo công văn 4040 nhằm chuẩn bị thời khóa biểu điện tử lớp 9 và bài giảng trên lớp đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp.

Nội dung điều chỉnh Hóa học lớp 9 theo công văn 4040

Cả năm: 53 tiết/35 tuần)

Học kỳ I: 36 tiết (2 tiết/tuần)

Học kỳ II: 17 tiết (1 tiết/tuần)

Tuần

Chủ đề

Nội dung

Tiết

Yêu cầu cần đạt

Học kỳ I

1

Ôn tập đầu năm

1

2

2

3

CHỦ ĐỀ 1. KIM LOẠI. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Bài 1. Tính chất của kim loại. Dãy hoạt động hoá học của kim loại

Thí nghiệm tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt của kim loại (Không dạy)

3

4

5

- Trình bày được tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại.

- Nêu được dãy hoạt động hóa học của kim loại, ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Vận dụng giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế.

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với axit, nước và với dung dịch muối.

- Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

3

4

Bài 2. Nhôm

6

7

- Nêu được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp sản xuất và ứng dụng của nhôm.

- Viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của nhôm.

- Phân biệt được kim loại nhôm và kim loại khác bằng phương pháp hóa học.

- Giải thích được các bài tập tính thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm trong hỗn hợp; tính được khối lượng nhôm tham gia phản ứng hoặc sản xuất theo hiệu suất phản phản ứng.

- Viết PTHH

- Tính toán hóa học, vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế.

4

5

Bài 3. Sắt. Hợp kim sắt: gang, thép.

Các loại lò sản xuất gang, thép (HS tự đọc)

8

9

10

- Nêu được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của sắt. Sắt là kim loại có nhiều hóa trị, thành phần chính của gang và thép, sơ lược phương pháp luyện gang và thép.

- Viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của sắt.

- Phân biệt được sắt và kim loại khác ( Nhôm, magie…) bằng phương pháp hóa học.

- Giải thích được các bài tập tính thành phần phần trăm về khối lượng của sắt trong hỗn hợp; tính được khối lượng sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất theo hiệu suất phản phản ứng.

- Viết PTHH

- Tính toán hóa học, vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong thực tế.

6

Bài 4. Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

11

12

- Nêu được khái niệm vè sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.

- Trình bày được biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và đề xuất cách bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.

- Xác định được hiện tượng ăn mòn trong thực tế.

- Biết liên hệ thực tế về các yếu tố ảnh hướng đến ăn mòn và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

7

8

Bài 5. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Mục III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Mục VI. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

(Học sinh tự đọc)

13

14

15

- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Trình bày được cấu tạo bẳng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

- Nêu được quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì, nhóm.

- Xác định số hiệu nguyên tử, chu kì và nhóm của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.

- Xác định vị trí và tính chất hóa học cơ bản của một số nguyên tố điển hình( thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) dựa vào cấu tạo nguyên tử của chúng và ngược lại.

- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận ( trong 20 nguyên tố đầu tiên).

8

9

Bài 6. Ôn tập Hóa học vô cơ

- Mục 1.3.b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Mục 1.3.b. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

(Không yêu cầu ôn tập và làm các bài tập liên quan đến sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)

16

17

18

- Hệ thống được tính chất hó học của kim loại, phi kim, các hợp chất vô cơ (Oxit,axit, bazơ, muối); sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; dãy hoạt động hóa học của kim loại; ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

- Viết được các PTHH về: Tính chất hóa học của kim loại, phi kim, nhôm, sắt, mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.

- Giải được các bài tập liên quan đến tính chất hóa học của kim loại, phi kim, các loại hợp chất vô cơ.

10

Ôn tập kiểm tra

19

Đề cương ôn tập

10

Kiểm tra 1 tiết (Hóa học vô cơ)

20

Ma trận, đề.

11

12

CHỦ ĐỀ 8. HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU

Bài 32. Đại cương về hóa học hữu cơ

21

22

23

- Nêu được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.

- Phân biệt được chất vô cơ và chất hữu cơ theo CTPT, phân loại chất hữu cơ theo 2 loại: hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon.

- Nêu được các đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, CTCT hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận

- Viết được một số CTCT mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.

- Tính hàm lượng % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ.

- Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % các nguyên tố.

12

Bài 33. Metan

24

- Viết được CTPT, CTCT và nêu được các đặc điểm cấu tạo của metan.

- Nêu được các tính chất vật lí( trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí), một số tính chất hóa học (tác dụng được với clo, với oxi) và viết được PTHH minh họa(dạng CTPT và CTCT thu gọn).

- Nêu được các ứng dụng quan trọng của metan.

- Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, đọc thông tin, rút ra nhận xét.

- Phân biệt được khí metan với 1 vài khí khác, tính % khí metan trong hỗn hợp.

13

14

Bài 34. Etilen. Axetilen

25

26

27

- Quan sát mô hình phân tử, viêt được CTPT, CTCT và nêu được các đặc điểm cấu tạo của etylen, axetilen.

- Nêu được tính chất vật lí và viết được PTHH minh họa một số tính chất hóa học của etilen và axetilen.

- Nêu được ứng dụng quan trong của etilen và axetilen.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, đọc thông tin, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất của etilen và axetilen.

- Phân biệt được khí etilen và axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học.

- Tính % thể tích khí etilen và axetilen trong hỗn hợp hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng(đktc).

Bài 35. Benzen (Không dạy cả bài)

14

Bài 36. Dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nhiên liệu

Mục III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam (Tự học có hướng dẫn)

28

- Nhận biết được dầu mỏ qua tính chất vật lí.

- Nêu được: khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ và khí thiên nhiên; phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

- Kể được các ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguồn nguyên liệu và nhiên liệu quý trong công nghiệp).

- Nêu được khái niệm nhiên liệu và các dạng nhiên liệu phổ biến.

- Giải thích được cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.

- Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí mêtan và tính thể tích khí CO2 tạo thành.

15

16

Bài 37. Ôn tập chủ đề 8: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

(Không yêu cầu ôn tập và làm các bài tập liên quan tới benzen)

29

30

31

32

- Hệ thống hóa lại được CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính và cách điều chế mêtan, etilen, axetilen.

- So sánh tính chất vật lý và hóa học của metan, etilen, axetilen. Chỉ ra được nguyên nhân của điểm giống và khác nhau đó.

- Nhắc lại được thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, khái niệm nhiên liệu – các loại nhiên liệu.

- Viết được CTCT một số hiđrocacbon.

- Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của các hiđrocacbon đã học và hiđrocacbon có cấu tạo tương tự.

- Phân biệt được một số hiđrocacbon bằng phương pháp hóa học.

- Viết được PTHH thực hiện một số chuyển hóa.

- Lập được CTPTcủa hiđrocacbon theo phương pháp định lượng, tính toán theo phương trình hóa học.

17

Ôn thi HK1

33, 34

Đề cương ôn tập

18

Thi HK1

35

Ma trận, đề.

18

Trả, sữa bài thi

36

Học kỳ II

19

20

CHỦ ĐỀ 9. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME

Bài 38. Ancol etylic (Rượu etylic)

37

38

- Trình bày được tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của rượu etylic.

- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của rượu etylic.

- Giải được các bài tập tính khối lượng của rượu etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình.

21

22

Bài 39. Axit axetic

39

40

- Nêu được tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của axit axetic, khái niệm phản ứng este hóa.

- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của axit axetic.

- Giải được bài toán về phản ứng trung hòa, phản ứng este hóa.

- Nêu được phương pháp điều chế axit axetic.

23

Bài 40. Mối liên hệ giữa etilen, ancol etylic và axit axetic

41

- Nêu được mối quan hệ chuyển hóa từ etilen thành axit axetic.

- Viết được các PTHH chuyển hóa từ etilen thành etyl axetat.

- Giải được bài toán về phản ứng trung hòa, phản ứng este hóa.

24

Bài 41. Chất béo

42

- Nêu được khái niệm, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát, tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số chất béo đơn giản.

- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của chất béo đối với con người và trong công nghiệp.

- Viết PTHH của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm.

- Phân biệt/ Biết cách phân biệt được chất béo với các chất khác.

- Tính toán được lượng xà phòng thu được trong quá trình xà phòng hóa.

25

Ôn tập kiểm tra

43

Đề cương ôn tập

26

Kiểm tra 1 tiết

44

Ma trận, đề.

27

28

Bài 42. Cacbohiđrat

45

46

- Nêu được: công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng) của một số cacbohiđrat.

- Nêu được tính chất hóa học của một số cacbohiđrat.

- Nêu được tầm quan trọng của cacbohđrat trong đời sống và trong sản xuất.

- Viết được một số PTHH chứng minh tính chất của cacbohiđrat.

- Quan sát mẫu chất, thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật,… rút ra nhận xét về tính chất của chất.

- Phân biệt được một số cacbohđrat với một số chất khác.

- Xác định được lượng chất: glucozơ, saccarozơ, rượu etylic,… trong một số quá trình liên quan đến thực tiễn,…

29

Bài 43. Protein

47

- Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử và xác định được khối lượng phân tử của protein.

- Nêu được tính chất hóa học của protein.

- Rút ra được nhận xét về tính chất của protein thông qua quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật,…

- Viết được sơ đồ phản ứng thể hiện tính chất của protein.

- Phân biệt protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nilon).

30

Bài 44. Polime

Mục. Ứng dụng của polime (HS tự đọc)

48

- Nêu được định nghĩa, cấu tạo, phân loại và một số tính chất chung của polime.

- Viết được PTHH tạo thành một số polime (PE, PVC,…) từ các monome tương ứng.

- Nêu được cách sử dụng, bảo quản được một số đồ vật được làm từ polime trong gia đình an toàn, hiệu quả.

- Phân biệt được một số vật liệu polime.

- Xác định được khối lượng polime.

- Xác định được khối lượng polime theo hiệu suất tổng hợp.

31

32

Bài 45. Ôn tập chủ đề 9. Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime

Không yêu cầu học sinh ôn tập và làm các bài tập liên quan tới benzen

49

50

- Tổng hợp kiến thức về dẫn xuất hiđrocacbon, polime.

- So sánh tính chất của các dẫn xuất hiđrocacbon: rượu etylic, axit axetic, chất béo, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein, polime.

- Viết được PTHH thể hiện tính chất và mối liên hệ giữa các chất thuộc dẫn xuất của hiđrocacbon, polime.

- Phân biệt được một số vật liệu có chứa dẫn xuất của hiđrocacbon, polime.

- Giải thích và phân biệt được một số hiện tượng thực tiễn.

- Xác định được khối lượng các chất (có liên quan đến thực tiễn, hiệu suất phản ứng).

33,34

Ôn thi HK2

51,52

Đề cương ôn tập

35

Thi HK2

53

Ma trận, đề.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.470
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm