Gợi ý đáp án môn Công nghệ mô đun 3 THPT

Gợi ý đáp án môn Công nghệ mô đun 3 THPT sẽ giúp giáo viên nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn mô đun 3. Mời các thầy cô tham khảo.

Gợi ý học tập môn Công nghệ mô đun 3 THPT được thầy cô gửi đến chia sẻ miễn phí cùng đồng nghiệp những nội dung chung nhất. Nội dung trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Đáp án tham khảo Mô đun 3 môn Công nghệ

Trình bày quan điểm của thầy / cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?

1) Đánh giá

Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

– Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

– Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

2) Kiểm tra

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.

Như vậy, trong giáo dục:

– KTĐG là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học;

– KTĐG là công cụ hành nghề quan trọng của GV;

– KTĐG là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học.

Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

1B 2A 3C

Đánh giá trong giáo dục. Là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

2 Đánh giá trong lớp học. Là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

3 Đánh giá kết quả học tập. Là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

2.2 Quan điểm hiện đại về KTĐG [đáp án mô đun 3 Công nghệ thpt]
Câu 3. Thầy cô hãy nêu nhận xét về sơ đồ sau đây:

Trả Lời:

*Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS thể hiện như sau: Đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập, đánh giá kết quả học tập.

- Đánh giá vì học tập:

Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Mục đích của đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và Hs cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để HS đó tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn tiếp

theo. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá . HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV , qua đó học tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.

- Đánh giá là học tập:

Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học(đánh giá quá trình) trong đó GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó là một hoạt động họctập để HS thấy được sự tiến bộ của mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học, từ đó HS điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình theo nhữngtiêu chí do GV cung cấp. Kết quả này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai tr ò như một nguồn thông tin phản hồi để người đọc tự ý thức khả năng học tập của mình ở mức độ nào từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.

- Đánh giá kết quả học tập : là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối

chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài/môn học/ cấp học. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và người học không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.

–> Từ đó ta thấy quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS khác với quan điểm truyền thống về kiểm tra đánh giá về kĩ thuật đánh giá, quá trình và đối tượng tham gia đánh giá.

2.3. Đánh giá năng lực học sinh

Câu 4: Theo thầy/cô, năng lực của học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?

Trả lời:

1. Năng lực tự học

a) Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

b) Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Lập và thực hiện kế hoạch học tập; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính; tra cứu tài liệu thư viện.

c) Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

a) Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

b) Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.

d) Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

đ) Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.

e) Tư duy độc lập: Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

Năng lực thẩm mỹ

a) Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.

b) Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác.

c) Tạo ra cái đẹp: Diễn tả được ý tưởng của mình theo chủ đề sáng tác, sử dụng công cụ, kỹ thuật và vật liệu sáng tác phù hợp trong sáng tác mỹ thuật.

Năng lực thể chất

a) Sống thích ứng và hài hòa với môi trường: Nêu được cơ sở khoa học của chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, các biện pháp giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ; tự vệ sinh cá nhân đúng cách, lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợp với thời tiết và đặc điểm phát triển của cơ thể; thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh, sạch, không ô nhiễm.

b) Rèn luyện sức khoẻ thể lực: Thường xuyên, tự giác tập luyện thể dục, thể thao; lựa chọn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với tăng tiến về sức khoẻ, thể lực, điều kiện sống và học tập của bản thân và cộng đồng.

c) Nâng cao sức khoẻ tinh thần: Lạc quan và biết cách thích ứng với những điều kiện sống, học tập, lao động của bản thân; có khả tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân, chia sẻ, cảm thông với mọi người và tham gia cổ vũ động viên người khác.

Năng lực giao tiếp

a) Sử dụng tiếng Việt:

– Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu; đọc hiểu nội dung chính và chi tiết các bài đọc có độ dài vừa phải, phù hợp với tâm lí lứa tuổi; phản hồi những văn bản đã đọc một cách tương đối hiệu quả; bước đầu có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc…;

– Viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích (bằng chữ viết tay và đánh máy, biết kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh, đồ thị… minh họa); Biết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân…;

– Có vốn từ vựng tương đối phong phú cho học tập và giao tiếp hàng ngày; sử dụng tương đối linh hoạt và có hiệu quả các kiểu câu khác nhau; nói rõ ràng, mạch lạc, tự tin và đúng ngữ điệu; kể được các câu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề khác nhau; trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; kết hợp lời nói với động tác cơ thể và các phương tiện hỗ trợ khác…;

– Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,…

b) Sử dụng ngoại ngữ: Đạt năng lực bậc 2 về một ngoại ngữ.

c) Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

d) Thể hiện thái độ giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

đ) Lựa chọn nội dung và phương thức giao tiếp: Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

Năng lực hợp tác

a) Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.

b) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công.

c) Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp.

d) Tổ chức và thuyết phục người khác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

đ) Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.

Năng lực tính toán

a) Sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản: Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kỹ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống quen thuộc

b) Sử dụng ngôn ngữ toán: Sử dụng được các thuật ngữ, ký hiệu toán học, tính chất các số và của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng; hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng.

c) Sử dụng công cụ tính toán: Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng được máy tính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập.

Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)

a) Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của công nghệ kỹ thuật số: Sử dụng đúng cách các thiết bị và phần mềm ICT thông dụng để thực hiện một số công việc cụ thể trong học tập; biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu.

b) Nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội số hóa: Biết các qui định pháp luật cơ bản liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên thông tin, tôn trọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của người khác; sử dụng được một số cách thức bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và cộng đồng; tuân thủ quy định pháp lý và các yêu cầu bảo vệ sức khỏe trong khai thác và sử dụng ICT; tránh các tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng.

c) Phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức: Biết tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng tìm kiếm đơn giản; biết đánh giá sự phù hợp của dữ liệu và thông tin đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; biết tổ chức dữ liệu và thông tin phù hợp với giải pháp giải quyết vấn đề; biết thao tác với ứng dụng cho phép lập trình trò chơi, lập trình trực quan hoặc các ngôn ngữ lập trình đơn giản.

d) Học tập, tự học với sự hỗ trợ của ICT: Sử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập và khai thác được các điều kiện hỗ trợ tự học.

đ) Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác qua môi trường ICT: Biết lựa chọn và sử dụng các công cụ ICT thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn; biết hợp tác trong ứng dụng ICT để tạo ra các sản phẩm đơn giản phục vụ học tập và đời sống.

2.4 Nguyên tắc đánh giá 

Câu 5. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

Trả lời: Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt

Đảm bảo tính phát triển

Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn

Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn hộc

Đè đánh giá kết quả học tập của người học trong đào tạo dựa vào năng lực cần dựa vào những nguyên tắc mang tính tổng quát và cụ thể.

Đánh giá là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá, khi đánh giá phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được.

- Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng chúng có hiệu quả.

Khi đánh giá, giáo viên phải biết nó là phương tiện để đi đến mục đích, chứ bản

thân không phải là mục đích. Mục đích đánh giá là để có những quyết định đúng

đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học.

Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của người học, nghĩa là trước tiên

phải chú ý đến việc học tập của người học. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực học

tập của người học, cuối cùng mới đánh giá bằng chuẩn đạt hay không đạt.

2.5. Qui trình KTĐG theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS

Câu 6: Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?

Trả lời: 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín vì kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học nhằm giúp HS tiến bộ. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là HS phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, HS mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp

HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.

– Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS được thực hiện theo quy trình 7 bước. Quy trình này được thể hiện cụ thể:Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá. Xác định các tiêu chí/kĩ năng thể hiện của năng lực. Xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt được cho mỗi kĩ năng. Lựa chọn công cụ để đánh giá kĩ năng. Thiết kế công cụ đánh giá.Thẩm định và hoàn thiện công cụ. Do đó đánhgiá năng lực người học là một khâu then chốt trong dạy học. Để đánh giá đúng năng lực người học, cần phải xác định được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên ngành, xác định được các thành tố cấu thành năng lực và lựa chọn được những công cụ phù hợp để đánh giá, sao cho có thể đo được tối đa các mức độ thể hiện của năng lực

2.6 Câu hỏi TNKQ

Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Đánh giá năng lực | Vì sự tiến bộ của người học so với chính bản thân họ.

Đánh giá kiến thức, kỹ năng | Xác định mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu dạy học.

Đánh giá năng lực | Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

Đánh giá kiến thức, kỹ năng | Xếp loại, phân loại học sinh

Câu hỏiCâu trả lời
Đánh giá năng lựcVì sự tiến bộ của người học so với chính bản thân họ.
Đánh giá kiến thức, kỹ năngXác định mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu dạy học.
Đánh giá năng lựcVận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
Đánh giá kiến thức, kỹ năngXếp loại, phân loại học sinh

2. Chọn đáp án đúng nhất

Vai trò của giáo viên trong đánh giá là học tập thể hiện như thế nào?

Chủ đạo

Hương dẫn và giám sát.

Hướng dẫn.

Giám sát

3. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Câu hỏiCâu trả lời
Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giáCác mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.
Xây dựng kế hoach kiểm tra, đánh giáXác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực; Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng; Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập được
Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giáCâu hỏi, bài tập, yêu cầu, bảng kiểm, hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí…
Thực hiện kiểm tra, đánh giáThực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá
Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giáPhương pháp định tính/ định lượng; Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê…
Giải thích và phản hồi kết quả đánh giáGiải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của người học về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt; Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá
Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất và năng lựcGiải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của người học về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt; Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá.

3. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

Theo thầy/cô, đánh giá thường xuyên có nghĩa là gì?

Trả lời:

*KHÁI NIỆM: Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện dạy học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học. Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học.

*MỤC ĐÍCH:

- Thu thập minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS để cung cấp những phjarn hồi cho GV và HS biết những gì họ làm được và chưa làm được so với yêu cầu để điều chỉnh hạt động dạy và học, đồng thời khuyến nghị để HS làm tốt hơn trong thời điểm tiếp theo.

- Tiên đoán hoặc dự báo những bài học hoặc chương trình tiếp theo được xây dựng như thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS.

*NỘI DUNG:

- Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao.

- Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân.

- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm.

*THỜI ĐIỂM, NGƯỜI THỰC HIỆN,PHƯƠNG PHÁP,

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN

- Đánh giá thường xuyên được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục không hạn chế bởi số lần đánh giá.

- Đối tượng tham gia đánh giá thường xuyên rất đa dạng: GV đánh giá, HS đánh giá, HS đánh giá chéo, phụ huynh đánh giá và đoàn thể đồng đánh giá.

- Phương pháp kiểm tra đánh gí thường xuyên là: phương pháp kiểm tra viết, phương pháp hỏi- đáp, phương pháp quan sát, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập.

- Công cụ đánh giá thường xuyên có thể dùng là : Thang đánh giá, bảng điểm, phiếu đánh giátheo tiêu chí, câu hỏi, hồ sơ học tập…

*CÁC YÊU CẦU:

- Cần xác định rõ mục tiêu để lựa chọn PP, công cụ đánh giá phù hợp.

- Nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bải học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.

- Tập trung cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo.

- Không so sánh HS này với HS khác, hạn chế những nhận xét tiêu cực.

- Chú trọng đến đánh giá các phẩm chất, năng lực trên nền tản cảm xúc, niềm tin tích cực.

- Giảm thiểu sự trừng phạt, đe dọa, chê bai, tăng sự ngợi khen, độn viên HS.

3.1.4 Hình thức đánh giá định kì 

Câu 7: Theo thầy/cô, đánh giá định kì có nghĩa là gì?

Trả lời: *KHÁI NIỆM: Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

*MỤC ĐÍCH:

Nhằm thu thập thông tin từ HS để đánh giá kết quả học tập và giá dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Kết quả này dùng để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

*NỘI DUNG,THỜI ĐIỂM. NGƯỜI THỰC HIỆN

ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ

- Nội dung đánh giá định kì là đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì)

- Đánh giá định kì thường được tiến hành sau khi kết thưc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì).

- Người thực hiện (giữa kì, cuối kì) định kì có thể là: GV đánh giá, nhà trường đánh giá và các tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.

*PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ:

- Phương pháp: có thể là kiểm tra trên giấy, thự chành, vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ học tập.

- Công cụ: có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học tập, sản phẩm học tập.

*YÊU CẦU:

- Đa dạng hóa trong sử dụng các phương pháp và công cụ đánh giá.

- Chú trọng các phương pháp, công cụ đánh giá được những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả, sản phẩm học tập của HS gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển phẩm chất. năng lực của HS.

- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá trên máy để nâng cao năng lực tự học cho HS

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 5.770
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi