Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức 2024 (bài 1-4)

Tải về

Kế hoạch bài dạy Lịch sử 11 Kết nối

Giáo án Sử 11 Kết nối tri thức với cuộc sống - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu giáo án Lịch sử lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Với mẫu giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức file word được Hoatieu chia sẻ dưới đây sẽ giúp các thầy cô nắm được cách soạn giáo án môn Lịch sử lớp 11 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 11 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Mẫu giáo án Sử 11 Kết nối tri thức được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Sử 11 Kết nối tri thức file word

BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.

- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các loại tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…) biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về cách mạng tư sản.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích khái niệm cách mạng tư sản, phân tích được mục tiêu nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản.

- Năng lực vận dụng kiến thức: vận dụng kiến thức đã học giải thích được ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi và khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử 11.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 11, các hình ảnh, tư liệu khác về các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như: Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

- Phiếu bài tập dành cho HS: dùng để HS trả lời câu hỏi thảo luận, từ đó, HS tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS Lịch sử 11.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích HS muốn khám phá về các cuộc cách mạng tư sản. Đồng thời, giúp GV giới thiệu bài học một cách lôi cuốn, hấp dẫn.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.6, , giới thiệu chung và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Vì sao sự kiện này lại được tôn vinh như vậy?

- Hãy kể tên một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử nhân loại mà em đã được học. Các cuộc cách mạng tư sản đó có điểm gì chung nổi bật?

c. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết các cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử nhân loại và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.6 và giới thiệu cho HS: Ngày 14/7/1789, ngày phá ngục Ba-xti, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp, sau này được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao sự kiện này lại được tôn vinh như vậy?

+ Hãy kể tên một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử nhân loại mà em đã được học. Các cuộc cách mạng tư sản đó có điểm gì chung nổi bật?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Sự kiện 14/7/1789, ngày phá ngục Ba-xti, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp được tôn vinh là là ngày Quốc khánh của nước Pháp vì:

● Là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799.

● Cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tại Pháp, kết thúc chế độ phong kiến và đề cao sức mạnh của nhân dân.

+ Một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử: Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Hà Lan,... Điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản là lật đổ giai cấp phong kiến, mở đường cho giai cấp tư sản lên nắm quyền, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản (kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng).

b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác tư liệu, hình ảnh, mục Em có biết, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.7 – 9 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể vào Phiếu học tập số 1:

- Nhóm 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản.

- Nhóm 2: Tìm hiểu về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản.

- Nhóm 3: Tìm hiểu về tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.

- Nhóm 4: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, giới thiệu cho HS hiểu khái niệm “cách mạng tư sản”:

+ Khái niệm: là cuộc cách mạng do nhiều lực lượng lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,...) nhằm chống lại chế độ phong kiến, thực dân, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,...

+ Thời gian bùng nổ và giành thắng lợi: từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.

+ Tiền đề: dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác tư liệu, hình ảnh, mục Em có biết, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.7 – 9 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tiền đề của

cách mạng tư sản

Nội dung chính

Kinh tế

Chính trị

Xã hội

Tư tưởng

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, khai thác tư liệu, hình ảnh, mục Em có biết, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.7 – 9 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản

Đính kèm phía dưới Hoạt động 1 kết quả Phiếu học tập số 1.

..........................

Mời các bạn xem thêm nội dung chi tiết trong file tải về hoàn toàn miễn phí.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
4 3.968
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm