Giáo án Lịch sử 11 Cánh diều 2023-2024 cả năm file doc

Giáo án bài giảng Sử lớp 11 Cánh Diều

Giáo án Lịch sử 11 bộ Cánh Diều là mẫu kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 11 sách Cánh Diều Mẫu giáo án Lịch sử lớp 11 Cánh Diều file word được các thầy cô giáo biên soạn bám sát với nội dung SGK và cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết KHBD môn Sử lớp 11, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Giáo án Lịch sử lớp 11 file word

BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

● Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

● Nêu được Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.

● Trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

● Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

● Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

● Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

● Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác nguồn thông tin, quan sát hình ảnh để phân tích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm; nêu được Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử;; nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

3. Phẩm chất

● Trân trọng những thành quả đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam.

● Bồi dưỡng các phẩm chất: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.Đối với giáo viên

● SHS, SGV Lịch sử 11, Giáo án

● Phiếu học tập dành cho HS.

● Hình ảnh, lược đồ có liên quan đến nội dung bài học Việt Nam và Biển Đông.

● Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

● SHS, SBT Lịch sử 11.

● Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về Biển Đông.

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh về Biển Đông và Hình 1 - hoạt động đua thuyền truyền thống trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Trình bày những hiểu biết của em về Biển Đông.

+ Theo em, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi) được nhân dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức hằng năm có ý nghĩa gì?

c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết thực tế của bản thân về Biển Đông, ý nghĩa của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi) và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về Biển Đông và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Trình bày những hiểu biết của em về Biển Đông.

+ Theo em, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi) được nhân dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức hằng năm có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh về Biển Đông và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi) và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết của bản thân về Biển Đông và ý nghĩa của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức:

+ Một số thông tin về Biển Đông:

● Biển Đông là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh, nghĩa là biển ở phía Nam Trung Quốc), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km².

● Đây là biển lớn thứ tư thế giới, là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa một vài quốc gia trong vùng. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân.

+ Ý nghĩa của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Lễ khai lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân, tưởng niệm những người lính của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (được thành lập từ thế kỉ XVII) đã có công khai phá, cắm mốc chủ quyền và bảo vệ biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược như thế nào đối với Việt Nam ? Quá trình xác lập chủ quyền, quản lí liên tục và cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa diễn ra như thế nào? Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Việt Nam và Biển Đông.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng và an ninh.

- Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1a, 1b, kết hợp quan sát Hình 2 SHS tr.84, 85 và một số hình ảnh GV cung cấp để trả lời câu hỏi:

+ Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng và an ninh.

+ Nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

c, Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh; các ngành kinh tế trọng điểm và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a SHS tr.84 và trả lời câu hỏi: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng và an ninh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát một số hình ảnh Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

- HS khai thác thông tin mục 1a để tìm hiểu về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 2 SHS tr.84 và một số hình ảnh về Biển Đông trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm:

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1b, kết hợp khai thác hình ảnh GV trình chiếu và thực hiện nhiệm vụ sau: Nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Về giao thông hàng hải

Về công nghiệp khai khoáng

Về khai thác tài nguyên sinh vật biển

Về du lịch

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát GV trình chiếu một số hình ảnh về Biển Đông trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

- HS thảo luận theo nhóm, nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

- GV kết luận: Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thủy sản, du lịch,...

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

a. Về quốc phòng, an ninh

- Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía, đường bờ biển dài khoảng 3260 km, có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

=> Hợp thành hệ thống đảo bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

=> Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

- Nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch, địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

=> Bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

- Là con đường giao thương giữa các khu vực trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế.

=> Giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập với các nền văn hoá khác.

=> Tạo ra cơ hội, thách thức trong việc bảo vệ quốc phòng, an ninh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá.

b. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Bảng tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: đính kèm bên dưới hoạt động.

TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

Về giao thông

hàng hải

Về công nghiệp khai khoáng

Về khai thác tài nguyên sinh vật biển

Về du lịch

- Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông.

=> Thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương

mại hàng hải.

- Dầu khí ở thêm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn.

- Vùng biển Việt Nam có tiềm năng lớn về quặng sa khoáng.

Đa dạng về sinh học. Trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam khoảng 3 - 4 triệu tấn.

- Cảnh quan đa dạng, nhiều vũng. vịnh, bãi cát trắng,

hang động....

- Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch, phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.

Hoạt động 2. Tìm hiểu lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2a, 2b, kết hợp quan sát Hình 3 - 6 SHS tr.85 – 88 và một số hình ảnh GV cung cấp để trả lời câu hỏi:

+ Trình bày quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

.............................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 4.586
0 Bình luận
Sắp xếp theo