(File word) Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Tải kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 Kết nối tri thức

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức là mẫu kế hoạch bài dạy môn KHTN lớp 9 sách KNTT được biên soạn theo hướng dẫn của Công văn 5512. Với mẫu giáo án Khoa học tự nhiên 9 KNTT dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hỗ trợ các thầy cô trong công tác soạn bài giảng cho năm học mới.

Mẫu giáo án môn Khoa học tự nhiên 9 KNTT

Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức bài 15

TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Tác dụng nhiệt: Dòng điện xoay chiều chạy qua bình nước nóng, ấm đun nước, máy sấy tóc,… làm các thiết bị điện đó nóng lên.

– Tác dụng phát sáng: Dòng điện xoay chiều chạy qua đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang,… làm các đèn phát sáng.

– Tác dụng từ: Dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây dẫn sinh ra từ trường.

– Tác dụng sinh lí: Dòng điện xoay chiều đi qua cơ thể sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt,…

2. Năng lực

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

– Lấy được ví dụ chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lí.

2.2. Năng lực chung

– Chủ động thực hiện thí nghiệm tìm hiểu tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều.

2. Phẩm chất

– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– 3 máy sấy tóc, 3 bóng đèn sợi đốt loại 30 W có dây nối và phích cắm.

– Bộ dụng cụ thí nghiệm tác dụng từ của dòng điện xoay chiều cho mỗi nhóm HS: 1 bộ đổi nguồn, 1 cuộn dây có lõi thép, 1 giá thí nghiệm, một số đinh vít hoặc ghim giấy, các dây nối.

– Video tác dụng sinh lí của dòng điện (https://www.youtube.com/watch?v=GQ_J4WwoygE).

– Máy tính, máy chiếu, file trình chiếu PowerPoint hỗ trợ bài giảng.– Phiếu học tập cá nhân (in trên giấy A4):

PHIẾU HỌC TẬP

(1) Cắm phích cắm của máy sấy tóc vào ổ điện, bật công tắc cho máy sấy hoạt động và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Chạm tay vào vỏ máy sấy. Mô tả cảm giác của tay.

............................................................................................................................................

+ Giơ tay trước đầu máy sấy (cách đầu máy sấy ít nhất 25 cm). Mô tả cảm giác của tay.

............................................................................................................................................

+ Trả lời câu hỏi: Khi máy sấy hoạt động, năng lượng điện chuyển hoá thành dạng năng lượng nào? Kết quả thí nghiệm trên chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

(2) Cắm phích cắm của bóng đèn vào ổ điện và thực hiện yêu cầu sau: + Mô tả trạng thái của dây tóc bóng đèn sau khi cắm phích cắm.

............................................................................................................................................

+ Giơ tay cách bóng đèn khoảng 15 cm. Mô tả cảm giác của tay.

............................................................................................................................................

+ Trả lời câu hỏi: Khi bóng đèn dây tóc hoạt động, năng lượng điện đã chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào? Từ đó cho biết dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

............................................................................................................................................

– Điện thoại có chức năng chụp ảnh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

– Nhận biết được tác dụng của dòng điện trong thực tế.

b) Tiến trình thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS kể tên các thiết bị điện trong gia đình và cho biết trong mỗi thiết bị, năng lượng điện đã chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào.

– Câu trả lời của HS: ấm siêu tốc (điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng), nồi cơm điện (điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng), máy xay sinh tố (điện năng chuyển hoá thành cơ năng), bóng đèn (điện năng chuyển hoá thành quang năng),…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vận dụng kinh nghiệm thực tế, nhớ lại các dụng cụ/ thiết bị điện trong gia đình và tác dụng của chúng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV sử dụng kĩ thuật công não, thu thập câu trả lời của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV không nhận xét tính đúng/sai các câu trả lời của HS mà dẫn dắt vào bài mới. GV có thể dẫn dắt: Khi sử dụng các thiết bị quạt điện, bếp từ, bình nước nóng, máy sấy tóc, ấm đun nước, đèn điện,… ta không nhìn thấy dòng điện xoay chiều chạy qua các thiết bị đó, nhưng ta có thể nhận biết sự tồn tại của dòng điện qua các tác dụng của nó. Vậy, dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng

a) Mục tiêu

– Lấy được ví dụ chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng.

– Chủ động thực hiện thí nghiệm tìm hiểu tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều.

b) Tiến trình thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV thực hiện:

+ Chia lớp thành 6 nhóm.

+ Phát máy sấy tóc cho nhóm 1, 2, 3 và bóng đèn có phích cắm cho nhóm

4, 5, 6.

+ Tổ chức cho HS làm việc theo trạm, thực hiện các nhiệm vụ:

Trạm 1: Các nhóm 1, 2, 3 thực hiện nhiệm vụ (1), các nhóm 3, 4, 5 thực hiện nhiệm vụ (2) theo hướng dẫn trong phiếu học tập.

Trạm 2: Các nhóm 1, 2, 3 thực hiện nhiệm vụ (2), các nhóm 3, 4, 5 thực hiện nhiệm vụ (1) theo hướng dẫn trong phiếu học tập.

+ Yêu cầu mỗi HS hoàn thành phiếu học tập.

– Phiếu học tập đã được hoàn thành đầy đủ các nội dung:

+ Nhiệm vụ (1):

Chạm tay vào vỏ máy sấy ta thấy tay ấm lên.

Giơ tay trước đầu máy sấy ta thấy có luồng khí nóng thổi vào tay.

Câu trả lời: Khi máy sấy hoạt động, năng lượng điện chuyển hoá thành dạng nhiệt năng; kết quả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt.

+ Nhiệm vụ (2)

Khi cắm phích cắm, dây tóc bóng đèn sáng lên.

Giơ tay cách bóng đèn khoảng 15 cm ta cảm thấy ấm tay.

Câu trả lời: khi bóng đèn dây tóc hoạt động, năng lượng điện đã chuyển hoá thành nhiệt năng và quang năng; dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thực hiện:

+ Tập hợp nhóm theo phân công của GV.

+ Nhận phiếu học tập và dụng cụ thí nghiệm.

+ Làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu.

– GV quan sát, hỗ trợ và hướng dẫn HS trong quá trình thực hiện thí nghiệm (nếu cần). GV chụp lại ảnh bài làm của một số HS ở các nhóm khác nhau.

– Kết luận:

+ Dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn làm nó nóng lên, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt.

+ Dòng điện xoay chiều chạy qua đèn sợi đốt làm đèn phát sáng chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng phát sáng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV chiếu nhanh ảnh chụp phiếu học tập của một số HS.

– Lần lượt 02 HS (thuộc 2 nhóm khác nhau) trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ (1) và (2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Các HS nêu nhận xét, ý kiến khác (nếu có).

– GV nhận xét chung và chốt kiến thức về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều.

2.2 Tác dụng từ

a. Mục tiêu

– Lấy được ví dụ chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ.

b. Tiến trình thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV thực hiện:

+ Phát bộ dụng cụ thí nghiệm tác dụng từ của dòng điện xoay chiều cho mỗi nhóm.

+ Yêu cầu HS làm việc nhóm, tiến hành thí nghiệm theo các bước:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 15.4 (a) trong SGK/ tr.73.

Bước 2: Đóng khoá K và đưa các đinh vít lại gần cuộn dây. Mô tả hiện tượng xảy ra.

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kết quả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì?

– Mô tả hiện tượng của HS: khi đưa các đinh vít lại gần cuộn dây, các đinh vít bị cuộn dây hút lên và dính vào.

– Câu trả lời của HS: Kết quả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thực hiện:

+ Nhận dụng cụ thí nghiệm.

+ Làm việc nhóm, tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn và trả lời câu hỏi của GV.

– GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm trong quá trình thí nghiệm (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Đại diện 01 nhóm trình bày sản phẩm học tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– HS các nhóm khác so sánh phần trình bày của nhóm bạn với sản phẩm của nhóm mình, nêu ý kiến (nếu có).

– GV thực hiện:

+ Nhận xét chung hoạt động thí nghiệm và kết quả làm việc nhóm.

+ Chốt kiến thức về tác dụng từ của dòng điện.

....................

Để xem trọn bộ nội dung mẫu giáo án môn Khoa học tự nhiên 9 KNTT file word, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 2.864
0 Bình luận
Sắp xếp theo