PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Tải về

Giáo án GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ hoà bình trong bài viết sau đây của Hoatieu là mẫu giáo án PowerPoint Bài 5 Giáo dục công dân 9 trong sách giáo khoa GDCD lớp 9 bộ Kết nối tri thức có kèm theo mẫu kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 9 KNTT Bài 5 file word sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích trong công tác giảng dạy cho các thầy cô giáo.

Giáo án điện tử Bài 5 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 5 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 5 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 5 GDCD 9 Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy GDCD 9 KNTT Bài 5

BÀI 5. BẢO VỆ HÒA BÌNH

(Bộ kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình.

- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.

- Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình.

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về bảo vệ hoà bình.

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Năng lực điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân: Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình; Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình; phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái và trách nhiệm trong việc bảo vệ hoà bình.

- Chăm chỉ, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động việc bảo vệ hoà bình phù hợp với lứa tuổi.

- Có trách nhiệm trong việc việc bảo vệ hoà bình.

4) Tích hợp quyền con người

- Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.

- Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người để làm rõ việc tôn trọng quyền bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, quyền bình đảng giữa các dân tộc, tôn giáo. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội, Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô môi trường, xung đột vũ trang

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu. Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập của HS và kết nối với bài học mới.

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện yêu cầu sau:

GV cho HS đọc đoạn trích lời bài hát “Chúng em cần hoà bình” (sáng tác: Hoàng Long và Hoàng Lân) để cả lớp cùng nghe.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện của hòa bình được biểu hiện trong cuộc sống

- Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại, các quốc gia đã trải qua quá trình đấu tranh gian khổ, phải hi sinh nhiều xương máu, mồ hôi và nước mắt để bảo vệ hòa bình. Do đó, hòa bình là khát vọng chung của mọi quốc gia, dân tộc.

- Hòa bình đem lại nhiều lợi ích lớn lao, thiết thực, như: Giúp con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; Tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội; Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới vì sự thịnh vượng chung toàn cầu.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện yêu cầu sau:

GV cho HS đọc đoạn trích lời bài hát “Chúng em cần hoà bình” (sáng tác: Hoàng Long và Hoàng Lân) để cả lớp cùng nghe.

Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Được sống trong hoà bình là khát vọng mãnh liệt của các quốc gia và của cả nhân loại. Bảo vệ hoà bình là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Bài học này sẽ giúp em hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình để từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo vệ hoà bình.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm hoà bình và các biểu hiện của hoà bình

a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm hoà bình và biểu hiện của hoà bình.

b) Nội dung. GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh để trả lời câu hỏi trong SGK:

1/ Từ thông tin và các hình ảnh trên, em hãy cho biết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì với Thủ đô Hà Nội. Cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình có sự khác nhau như thế nào?

2/ Theo em, hoà bình là gì? Hãy nêu các biểu hiện của hoà bình

c) Sản phẩm.

1/

Hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra đối với Thủ đô Hà Nội:

Để lại những tổn thất về người và của: hàng nghìn người chết, những người may mắn sống sót nhưng mang nhiều di chứng, dư chấn thời hậu chiến: ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất người thân, gia đình bị li tán,... Nhiều công trình, nhà máy, xí nghiệp, trường học, nhà ở của người dân bị phá huỷ; ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng; nền kinh tế trở nên kiệt quệ;...

Sự khác nhau trong cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình:

+ Cuộc sống trong chiến tranh: Tính mạng của người dân luôn bị đe doạ. Nhiều gia đình bị chia cắt, li tán. Thành phố bị phá huỷ, kinh tế suy sụp, đói nghèo, trẻ em thất học,...

+ Cuộc sống trong hoà bình: Người dân được sống tự do, thoải mái, được vui chơi và tới trường học tập, phát triển bình thường; nhiều công trình công cộng được xây dựng phục vụ cuộc sống con người,... Hà Nội đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước và được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hoà bình”.

2/

+ Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc.

+ Biểu hiện của hoà bình là cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hoà thuận cùng nhau; các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển.

d) Tổ chức thực hiện

...............

Xem trọn bộ giáo án PowerPoint GDCD 9 Bài 5 KNTT trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 9 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 3
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm