PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 7: Thích ứng với thay đổi

Tải về

Giáo án GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 7: Thích ứng với thay đổi trong bài viết sau đây của Hoatieu là mẫu giáo án PowerPoint Bài 7 Giáo dục công dân 9 trong sách giáo khoa GDCD lớp 9 bộ Kết nối tri thức có kèm theo mẫu kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 9 KNTT Bài 7 file word sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích trong công tác giảng dạy cho các thầy cô giáo.

Giáo án điện tử Bài 7 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 7 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 7 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 7 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án bài Thích ứng với thay đổi lớp 9

BÀI 7: THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔI

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình.

- Nhận biết được ý nghĩa của thích ứng với sự thay đổi.

- Nêu được các biện pháp thích ứng với sự thay đổi.

- Thích ứng được với một số thay đổi (nếu có) trong cuộc sống của mình

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến thích ứng với sự thay đổi một cách hiệu quả.

b. Năng lực đặc thù

- Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải thích ứng với sự thay đổi.

+ Giải thích được vì sao cần phải thích ứng với sự thay đổi.

+ Nhận ra được những biện pháp để thích ứng với sự thay đổi

- Điều chỉnh hành vi: Biết chấp nhận và thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: đã thích ứng với sự thay đổi, cần thích ứng với sự thay đổi chưa

3. Phẩm chất

Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm đối với bản thân, thích ứng với sự thay đổi một cách hiệu quả.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu

- SGK, tài liệu tham khảo về chủ đề Thích ứng với thay đổi.

- Giấy A4, A3, A0, viết lông, sáp màu,…

2. Học liệu số phần mềm thiết bị công nghệ

- Máy tính, máy chiếu, phần mềm PowerPoint,...

- Các tranh vẽ, hình ảnh và video clip thể hiện nội dung về Thích ứng với thay đổi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- HS kể ra được những thay đổi có thể xảy ra đối với bản thân và gia đình.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và phương pháp trò chơi.

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mở cho HS nghe 1 đoạn bài hát “Đón bình minh” yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận về lời bài hát.

– GV tổ chức cho HS chia sẻ suy nghĩ về câu nói: “Chúng ta không thể thay đổi hướng gió nhưng chúng ta có thể điều chỉnh cánh buồm”

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe, chia sẻ suy nghĩ

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt chia sẻ suy nghĩ của bản thân.

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV gợi mở, dẫn dắt vào nội dung bài học: Cuộc sống luôn vận động không ngừng và chúng ta rất khó tránh khỏi những điều bất ngờ có thể xảy ra. Do vậy, việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là chìa khoá giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số hiện nay. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu Bài 7: Thích ứng với thay đổi.

2. Hoạt động 2: hình thành kiến thức

* 1: Những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của bản thân, gia đình.

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số thay đổi có nguy cơ xảy ra và ảnh hưởng của những thay đổi trong cuộc sống đối với bản thân và gia đình.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS

+ Kể ra những thay đổi đã hoặc có thể xảy ra trong cuộc sống của em và gđ? Cảm xúc của em khi đó?

+ Chia lớp thành 6 nhóm đọc và thảo luận 3 tình huống trong SGK trang 34, 35, HĐ nhóm trả lời câu hỏi.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ, đọc, thảo luận nhóm

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

GV mời 2 – 3 HS đại diện các nhóm phát biểu câu trả lời. Các HS còn lại lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm:

- Đối với trường hợp 1:

+ Những thay đổi đã xảy ra: bà nội của T qua đời, T cảm thấy rất buồn vì sự ra đi đột ngột của bà nội.

+ Ảnh hưởng: T cảm thấy đau buồn, bạn không chấp nhận được sự thật này, nên T thường nhốt mình trong phòng, khóc.

- Đối với trường hợp 2:

+ Những thay đổi đã xảy ra: cuộc sống của gia đình V gặp nhiều khó khăn do hậu quả của trận lũ quét.

+ Ảnh hưởng: gia đình V phải sơ tán đến nơi ở tạm; tài sản bị lũ cuốn trôi; việc học tập và sinh hoạt bị gián đoạn.

- Đối với trường hợp 3:

+ Những thay đổi đã xảy ra: anh K bị tai nạn

+ Ảnh hưởng: anh K chấn thương ở tay và không thể chơi đàn được nữa

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV có thể hoàn chỉnh ý HS phát biểu, chốt ghi nhớ.

1. Một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của em và gia đình

- Môi trường: thiên tai (lũ lụt, sạt lở, sấm sét, bão,

lốc, …), biến đổi khí hậu

- Gia đình: mất mát người thân, thay đổi chỗ ở, thay đổi thu nhập…

- Công việc,học tập sức khoẻ, Khoa học công nghệ mới: rô bốt và tự động hoá, trí tuệ nhân tạo…

à Những thay đổi này xảy ra ngoài ý muốn, tác động đến cuộc sống con người, gây ra những khó khăn về sức khoẻ (thể chất, tinh thần), kinh tế, điều kiện sống của cá nhân, gia đình

...............

Xem trọn bộ giáo án PowerPoint GDCD 9 Bài 7 KNTT trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 9 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 16
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm