PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng

Tải về

Giáo án GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 4: Khách quan và công bằng trong bài viết sau đây của Hoatieu là mẫu giáo án PowerPoint Bài 4 Giáo dục công dân 9 trong sách giáo khoa GDCD lớp 9 bộ Kết nối tri thức có kèm theo mẫu kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 9 KNTT Bài 4 file word sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích trong công tác giảng dạy cho các thầy cô giáo.

Giáo án điện tử Bài 4 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 4 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 4 GDCD 9 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Bài 4 GDCD 9 Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy GDCD 9 KNTT Bài 4

BÀI 4:

KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG

Môn học: GDCD; lớp: 9 - KNTT

Thời gian thực hiện: … tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

- Nhận biết được những biểu hiện khách quan, công bằng.

- Hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng, tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về khách quan, công bằng.

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến khách quan, công bằng.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội về khách quan và công bằng; Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về khách quan và công bằng trong đời sống thực tế;

3. Phẩm chất

- Trung thực: Có thái độ và hành động khách quan, công bằng trong cuộc sống.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm về lời nói và hành vi của mình trong học tập và trong cuộc sống

4) Tích hợp quyền con người

- Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

- Cách thức thực hiện: Giáo viên lấy tình huống trong thực tiễn để làm rõ nội dung quyền con người sau: quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật… giúo HS thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày và phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu. HS có hứng thú học tập, kết nối vào bài mới qua những tìm hiểu và chia sẻ trải nghiệm bước đầu về khách quan, công bằng.

b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện yêu cầu sau:

- GV mời một số HS kể về một trường hợp thể hiện sự khách quan, công bằng trong cuộc sống mà bản thân được chứng kiến

c) Sản phẩm.

- HS kể được một số câu chuyện/ trường hợp về tính khách quan, công bằng trong cuộc sống mà học sinh đã chứng kiến và trải nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện yêu cầu sau:

? Hãy kể về một trường hợp thể hiện sự khách quan, công bằng trong cuộc sống mà bản thân được chứng kiến?

Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv dẫn vào bài theo 2 cách:

- GV cho HS xem hình ảnh và thông tin ngắn gọn về một số nhân vật tiêu biểu thể hiện tính khách quan, công bằng trong lịch sử và yêu cẩu HS nêu thêm những hiểu biết của bản thân về những nhân vật đó. Ví dụ: nhà sử học Ngô Sĩ Liên (tiêu biểu cho tính khách quan, trung thực trong viết sử); vua Lý Thái Tông (ngành Toà án chọn là nhân vật lịch sử tiêu biểu cho công lí và hoạt động xét xử).

- GV cho HS đọc, chia sẻ suy nghĩ về một câu ca dao, tục ngữ,... thể hiện/không thể hiện tính khách quan, công bằng, từ đó dẫn vào bài. Ví dụ: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông” (Thiếu khách quan); “Thương em anh để trong lòng/Việc quan anh cứ phép công anh làm” (Công bằng).

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện và ý nghĩa của khách quan.

a) Mục tiêu. HS nêu được những biểu hiện, ý nghĩa của khách quan.

b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc thông tin ở mục Khám phá 1 trong SGK và trả lời câu hỏi:

- Để thực hiện được tính khách quan, người cán bộ kiểm sát phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thiếu khách quan trong công việc?

- Qua thông tin trên, em hãy chỉ ra các biểu hiện và ý nghĩa của khách quan.

- Theo em, nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ có tác hại gì?

c) Sản phẩm.

- Để thực hiện được tính khách quan, người cán bộ kiểm sát phải “chí công vô tư, luôn tôn ưọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc...”

Nếu họ thiếu khách quan trong công việc sẽ dẫn tới oan sai, xét xử không đúng người, đúng tội, làm mất niềm tin trong nhân dân, làm suy giảm hiệu lực và sức mạnh của bộ máy nhà nước.

- Biểu hiện của khách quan: xuất phát từ thực tế, phản ánh thực tế một cách trung thực, tôn trọng sự thật, đánh giá đối tượng dựa ưên dữ liệu có thể quan sát, đo lường và chứng minh được.

....................

Xem trọn bộ giáo án PowerPoint GDCD 9 Bài 4 KNTT trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 9 của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
1 5
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm