(Mới nhất) Đáp án câu hỏi tập huấn Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Đạo đức 5 CTST

 

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK môn Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo được HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm thu hoạch sau tập huấn thay sách giáo khoa mới môn Đạo đức lớp 5 bộ CTST gợi ý đáp án chi tiết để giáo viên tham khảo nhằm hoàn thành tốt chương trình tập huấn bộ sách mới năm học 2024-2025.

Năm học 2024-2025, Bộ SGK mới lớp 5 Chân trời sáng tạo sẽ chính thức được đưa vào sử dụng tại các trường học. Dưới đây là Đáp án tập huấn thay sách giáo khoa mới lớp 5 môn Đạo đức do NXB sách Chân trời sáng tạo chính thức công bố giúp giáo viên hiểu và nhận biết được một cách rõ ràng nhất nội dung cốt lõi của từng bài trong bộ sách, đảm bảo kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng triển khai dạy học SGK mới trong năm học mới.

Tập huấn SGK mới lớp 5 Chân trời sáng tạo môn Khoa học
Tập huấn SGK mới lớp 5 Chân trời sáng tạo môn Đạo đức

10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TẬP HUẤN SỬ DỤNG
SGK Đạo ĐỨC 5 BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Câu 1: Khi sử dụng SGK Đạo đức 5 bộ sách Chân trời sáng tạo, giáo viên thể:

  1. Thay đổi thứ tự các pha hoạt động của một bài học.
  2. Điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với năng lực của học sinh nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu cần đạt.
  3. Lược bỏ một số chủ đề và thêm vào một số chủ đề mới theo nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
  4. Bổ sung ngữ liệu và hoạt động dạy học mới để phù hợp với thế mạnh của giáo viên.

(Đáp án: B)

Câu 2: Mỗi bài học trong SGK Đạo đức 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo bao gồm những hoạt động nào?

  1. Khởi động, Khám phá vấn đề, Thực hành, Vận dụng.
  2. Khởi động, Khám phá vấn đề, Luyện tập, Vận dụng.
  3. Khởi động, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
  4. Khởi động, Kiến tạo tri thức mới, Thực hành, Vận dụng.

(Đáp án: C)

Câu 3: Hoạt động Luyện tập trong SGK Đạo đức 5 bộ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh:

  1. Khai thác vốn kinh nghiệm sẵn có liên quan đến bài học; khơi gợi hứng thú tìm tòi, khám phá tri thức mới về các biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trong những hoạt động tiếp theo.
  2. Củng cố kiến thức, kĩ năng vừa được kiến tạo; tự nhận xét và đưa ra phán đoán về những ý kiến, hành động và lựa chọn cách thức ứng xử phù hợp trong các tình huống đạo đức điển hình.
  3. Khám phá những tri thức đạo đức mới như những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức hay sự cần thiết của việc thực hiện những hành vi đạo đức đó.
  4. Vận dụng, trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế cuộc sống.

(Đáp án: B)

Câu 4: “Tạo tình huống học tập trên cơ sở huy động kiến thức nền, khơi gợi cảm xúc đạo đức của học sinh. Đồng thời, kích thích hứng thú tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề của học sinh về các biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trong những hoạt động tiếp theo”. Đây là mục tiêu của pha hoạt động nào trong SGK Đạo đức 5 bộ sách Chân trời sáng tạo?

  1. Hoạt động Khởi động.
  2. Hoạt động Luyện tập.
  3. Hoạt động Khởi động và hoạt động Kiến tạo tri thức mới.
  4. Hoạt động Luyện tập và Vận dụng.

(Đáp án: A)

Câu 5: Bài học nào không thuộc nội dung trong Chương trình môn Đạo đức lớp 5?

  1. Em bảo vệ cái đúng, cái tốt.
  2. Em yêu lao động.
  3. Em bảo vệ môi trường.
  4. Em lập kế hoạch cá nhân.

(Đáp án: B)

Câu 6: Năng lực đặc thù của môn Đạo đức bao gồm:

  1. năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tham gia và tìm hiểu hoạt động kinh tế – xã hội.
  2. năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  3. nănglực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tham gia hoạt động kinh tế – xã hội.
  4. năng lực nhận thức hành vi, năng lực bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình, năng lực vận dụng vào trong thực tiễn.

(Đáp án: A)

Câu 7: “Quá trình học tập môn Đạo đức được tổ chức qua các hoạt động của học sinh và tăng cường sự tương tác (1) tích cực trong học tập. Trong SGK Đạo đức 5 bộ sách Chân trời sáng tạo, thì (2) cuộc sống của các em được đặc biệt coi trọng, tạo điều kiện cho học sinh được trực tiếp tiếp xúc, quan sát thực tiễn cuộc sống xung quanh mình.” Điền vào chỗ trống:

  1. (1) hoạt động; (2) thực tiễn.
  2. (1) giao tiếp; (2) trải nghiệm.
  3. (1) thái độ; (2) bài học.
  4. (1) hứng thú; (2) hoàn cảnh.

(Đáp án: B)

Câu 8: Nội dung Chương trình môn Đạo đức lớp 5 bao gồm những nội dung nào?

  1. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống.
  2. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục kinh tế.
  3. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục kinh tế, Giáo dục pháp luật.

(Đáp án: B)

Câu 9: Theo định hướng về phương pháp giáo dục của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các môn học hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên có vai trò như thế nào để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển?

  1. Tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề.
  2. Giao nhiệm vụ và bài tập đa dạng hơn và thường xuyên nhắc nhở kịp thời.
  3. Động viên, khen ngợi, luôn giúp đỡ học sinh, làm thay cho học sinh yếu kém.
  4. Tôn trọng tuyệt đối sự khác biệt, không được phên bình, nhắc nhở khi học sinh có suy nghĩ chưa đúng với chuẩn mực đạo đức.

(Đáp án: A)

Câu 10: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá định kì đối với môn Đạo đức được thực hiện vào bốn thời điểm: giữa học 1, cuối học 1, giữa học 2 cuối nĕm học. Theo đó, hoạt động đánh giá định kì trong môn Đạo đức 5:

  1. Căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học.
  2. Thực hiện bài kiểm tra định kì ở cuối học kì 1 và cuối nĕm phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực theo quan điểm của giáo viên.
  3. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì 1 và cuối nĕm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường về việc thay đổi yêu cầu cần đạt để đánh giá lại.
  4. Giáo viên chủ nhiệm quyết định một mình mà khôngcần xem xét ý kiến từ phụ huynh hay giáo viên bộ môn, chủ yếu thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để đánh giá.

(Đáp án: A)

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác Dành cho giáo viên trên chuyên mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
7 1.504
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm