Đáp án câu hỏi Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2024
Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương vừa ban hành Quyết định số 971/QĐ-HĐPH về Kế hoạch tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Gợi ý đáp án Bộ câu hỏi Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2023.
Gợi ý đáp án bộ câu hỏi Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV
1. Thể lệ Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2023
- Đối tượng tham gia:
- Hòa giải viên được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở đã đạt giải cao tại Hội thi Hòa giải viên giỏi của địa phương hoặc hòa giải viên xuất sắc, tiêu biểu của địa phương được lựa chọn đại diện cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham dự Hội thi toàn quốc.
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chọn 1 đội thi gồm 3 thành viên chính thức, 1 thành viên dự bị, trong đó 1 người làm đội trưởng. Đối với phần thi giới thiệu, tiểu phẩm, các đội thi có thể huy động tối đa 5 người tham gia các vai phụ.
- Nội dung thi:
- Các kỹ năng hòa giải của hòa giải viên
- Pháp luật về hòa giải ở cơ sở; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013; Quy định pháp luật trong một số lĩnh vực liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở, như: dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, tiêu cực...
- Về hình thức thi:
Thi tập thể theo đội dưới hình thức sân khấu hóa. Mỗi đội thi tham gia 3 phần thi, gồm: Phần thi giới thiệu, phần thi lý thuyết và phần thi tiểu phẩm.
Theo Kế hoạch, Hội thi được tổ chức thành 2 vòng thi, gồm: Vòng thi khu vực và Vòng thi toàn quốc. Trong đó, Vòng thi toàn quốc được tổ chức tại thành phố Hà Nội.
- Thời gian
Theo kế hoạch, vòng thi khu vực miền Bắc được tổ chức tại TP Hải Phòng; dự kiến từ ngày 13/9/2023 đến hết ngày 15/9/2023.
Vòng thi toàn quốc diễn ra tại TP Hà Nội trong 1 ngày, trong khoảng thời gian từ ngày 15/10/2023 đến ngày 9/11/2023.
Dự kiến, Ban Tổ chức sẽ tổ chức tổng kết, khen thưởng các đội thi và thí sinh tham gia thi vào tháng 11/2023. Đây cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023.
=> Thông qua Hội thi là dịp để tăng cường công tác tuyên truyền những quy định pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới... là những quy định pháp luật gần gũi với đời sống người dân ở cơ sở. Qua đó, phát hiện những nhân tố mới, những điển hình xuất sắc trong hoạt động hòa giải ở cơ sở để kịp thời khen thưởng, động viên.
Bên cạnh đó, thông qua các phần thi, theo Thể lệ Hội thi của Ban Tổ chức, các tình huống, tiểu phẩm do đội thi diễn xuất với nội dung thiết thực và được các đội thi, hòa giải viên thể hiện trên sân khấu mang màu sắc riêng gắn với văn hóa, truyền thống, phong tục của mỗi địa bàn, vùng miền, từ đó giúp người dân hiểu rõ về tính chất và công việc của các hòa giải viên, những người vẫn được ví như là “vác tù và hàng tổng”. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong hoạt động hòa giải, lồng ghép truyền thông, phố biến các văn bản pháp luật mới đến người dân.
2. Bộ câu hỏi Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023 (vòng thi khu vực)
Bộ câu hỏi Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2023 gồm 2 phần: Phần thi trắc nghiệm và Phần thi Tình huống.
Sau đây Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Đáp án câu hỏi Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc. Nội dung dài nên bạn đọc có thể tải file về để xem chi tiết.
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tổ hòa giải được hiểu là tổ chức nào dưới đây?
a. Là một tổ chức chính trị - xã hội được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải.
b. Là một tổ chức chính trị được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải.
c. Là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải.
Trả lời: Đáp án c.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở)
Câu 2. Những trường hợp nào sau đây được hòa giải ở cơ sở?
a. Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
b. Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
c. Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn.
d. Cả a và c.
Trả lời: Đáp án d.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở; điểm c, e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở)
Câu 3. Người được bầu làm hòa giải viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện nào sau đây?
a. Là công dân Việt Nam, có trình độ trung cấp Luật trở lên hoặc đã từng công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật; tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải.
b. Là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải; có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
c. Cả a và b.
Trả lời: Đáp án b.
(Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Hòa giải ở cơ sở)
Câu 4. Trường hợp nào sau đây hòa giải viên phải từ chối tiến hành hòa giải?
a. Bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải.
b. Có lý do dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
c. Khi xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải theo quy định.
d. Cả 3 phương án trên.
Trả lời: Đáp án d.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở; Điều 6 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở).
Câu 5. Trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự thì hòa giải viên có nghĩa vụ thông báo với ai?
a. Trưởng ban công tác Mặt trận.
b. Tổ trưởng tổ hòa giải.
c. Công chức Tư pháp - Hộ tịch.
d. Công an xã.
Trả lời: Đáp án b.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở)
Câu 6. Tổ hòa giải có trách nhiệm nào sau đây?
a. Tổ chức thực hiện hoà giải.
b. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải vụ, việc phức tạp.
c. Kiến nghị với Công an xã về hoạt động hòa giải ở cơ sở, các điều kiện cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
d. Cả a và b.
Trả lời: Đáp án d.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, khoản 2 Điều 13 Luật Hòa giải ở cơ sở)
Câu 7. Địa điểm để tiến hành hòa giải là nơi nào sau đây?
a. Nơi xảy ra vụ, việc cần hòa giải.
b. Nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các
c. Tất cả phương án trên.
Trả lời: Đáp án c.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 20 Luật Hòa giải ở cơ sở)
Câu 8. Hòa giải viên phải làm gì khi các bên không đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải không thể đạt được kết quả?
a. Quyết định kết thúc hòa giải.
b. Hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
c. Lập văn bản hòa giải không thành khi các bên có yêu cầu.
d. Tất cả phương án trên.
Trả lời: Đáp án d.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 23 Luật Hòa giải ở cơ sở; khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở).
Câu 9. Khi có người dân yêu cầu hòa giải mà hòa giải viên nhận thấy vụ việc không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì hòa giải viên phải làm gì?
a. Báo cáo vụ việc cho tổ trưởng tổ hòa giải biết, giải quyết.
b. Giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
c. Mời người đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người yêu cầu hòa giải đang công tác, sinh hoạt.
Trả lời: Đáp án b.
(Cơ sở pháp lý: Điều 6 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở)
Câu 10. Vi phạm pháp luật hình sự trong mọi trường hợp đều không được tiến hành hòa giải ở cơ sở. Đúng hay sai?
Trả lời: Sai.
(Cơ sở pháp lý: Theo điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, thì: “Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây vẫn thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”).
II. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Tình huống 1: Vợ chồng chị Lan có cô con gái tên Hương đang học lớp. Sợ con yêu đương sớm, không lo chuyện học hành nên mỗi khi có thư từ của ai gửi cho Hương là bà Lan cũng tự ý mở ra đọc và vứt đi. Trong một lần đi đổ rác, Hương vô tình phát hiện trong sọt rác có thư của bạn gửi cho mình bị vò nát nên về gặng hỏi mẹ và bà Lan thừa nhận do mình làm. Sau đó, giữa 2 mẹ con đã xảy ra tranh cãi và chiến tranh lạnh với nhau. Bà Lan cho rằng bà là mẹ nên có quyền quản lý mọi chuyện đối với con của mình. Cô con gái Hương khóc lóc, đòi nhịn ăn đến khi mẹ hứa không xem trộm thư và tôn trọng quyền riêng tư của mình. Mặc dù chồng bà Lan đã hết sức khuyên can mãi nhưng cả 2 mẹ con đều không ai chịu ai.
Sự việc sau đó được đưa đến Tổ hòa giải nhờ hướng dẫn; là hòa giải viên, ông bà hòa giải trường hợp này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Vì lo lắng cho con gái, bà Lan thường tự ý mở, đọc và vứt đi các thư từ được gửi cho con gái mình. Khi Hương phát hiện được sự việc đã dẫn đến mâu thuẫn giữa hai mẹ con.
2. Xác định căn cứ pháp lý liên quan tới nội dung hòa giải:
- Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.
- Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định”.
- Khoản 3 Điều 2; khoản 1, 2 Điều 69; khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “(…); các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau;…”; cha mẹ có nghĩa vụ “thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”, “trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên”; con cái có quyền “được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật;…”
3. Hướng hòa giải: Căn cứ các quy định trên của pháp luật để phân tích cho các bên hiểu theo hướng:
- Giải thích riêng cho bà Lan hiểu rằng việc bà tự ý bóc, đọc rồi vứt thư của con trước hết là hành vi vi phạm pháp luật đã được Hiến pháp, Bộ luật Dân sự quy định) nên cần chấm dứt; đồng thời, hành vi này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm của 02 mẹ con. Dù là mẹ của cháu Hương, bà Lan c ng phải tôn trọng quyền riêng tư của cháu. Ngoài ra, giải thích cho bà Lan hiểu rằng con gái của bà đang ở độ tuổi dễ bị tổn thương về tâm lý…, vì vậy, nếu bà lo lắng cho việc học hành của con mình thì cần có cách thức khéo léo hơn để quan tâm đến hành vi và tâm lý của con, tránh cách xử sự mang tính cực đoan.
- Giải thích cho cháu Hương hiểu vì mẹ của cháu thương yêu, lo lắng cho cháu, không muốn cháu sao nhãng việc học hành nên mới có hành vi như vậy, nên cháu cần thông cảm cho mẹ; đồng thời, động viên cháu tập trung học tập cho thật tốt và thường xuyên tâm sự, chia sẻ với mẹ để mẹ hiểu và có cách xử sự hợp lý hơn đối với các mối quan hệ bạn bè của cháu.
- Mâu thuẫn trên là xích mích nhỏ, nhưng c ng thường xảy ra trong các gia đình, do đó hòa giải viên cần vận dụng kỹ năng lắng nghe, kinh nghiệm sống…, để thuyết phục các bên hiểu nhau hơn, có những hành xử đúng để không làm phát sinh mâu thuẫn không đáng có này trong gia đình.
- Bên cạnh đó, hòa giải viên c ng cần vận dụng các truyền thống tốt đẹp về tình mẫu tử (như: “Nuôi con chẳng quản chi thân - Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”; “Có tát cạn biển Đông mới tỏ tường lòng mẹ”…), tình cảm gia đình để giúp các bên thấu hiểu lẫn nhau, chủ động chấm dứt mâu thuẫn.
Tình huống 2: Nhà ông Mão và nhà bà Lan là hai hộ liền kề, có ranh giới là hàng cây chè tàu được trồng từ hơn 35 năm trước được hai bên thừa nhận. Để chuẩn bị xây nhà mới, ông Mão đề nghị bà Lan cho phá hàng chè tàu để xây tường rào chung, nhưng bà Lan không đồng ý. Theo bà Lan, ông Mão muốn xây tường thì cứ xây trên phần đất nhà mình, nếu phá hàng chè tàu sẽ lấn sang phần đất của nhà bà. ng Mão thì cho rằng hàng chè tàu là ranh giới chung giữa 2 gia đình, việc xây tường rào c ng là vì lợi ích chung nên ông vẫn cứ cho phá hàng chè tàu để xây tường rào, kể cả trong trường hợp bà Lan không đồng ý, do đó hai nhà đã phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn. Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông bà sẽ hòa giải như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Hai bên không thống nhất được việc xây dựng tường rào chung làm ranh giới thay thế cho hàng chè tàu đã có 35 năm trước nên dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp.
2. Xác định căn cứ pháp lý liên quan tới nội dung hòa giải:
- Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận... Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; ...”
- Khoản 2 Điều 176 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc xây dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản... .
3. Hướng hòa giải: Trên cơ sở quy định tại Điều 175, Điều 176 Bộ luật Dân sự năm 2015 để phân tích cho các bên hiểu và thỏa thuận (thực hiện) theo hướng:
- Cần thuyết phục để bà Lan hiểu rõ ông Mão không lấn, chiếm hay thay đổi mốc giới ngăn cách, vẫn tôn trọng và duy trì ranh giới chung; ông Mão chỉ muốn xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách thay cho hàng chè tàu trước đó; việc xây bức tường kiên cố vừa sạch, đẹp, vừa đảm bảo an toàn cho cả hai gia đình và là sở hữu chung, lợi ích chung của hai gia đình.
- Trong trường hợp bà Lan không đồng ý, có thể khuyên ông Mão xây tường trên phần đất nhà mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của bà Lan.
- Khuyên các bên vì tình làng nghĩa xóm, không nên để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có và nên ngồi lại với nhau để thỏa thuận, nhằm giải quyết hợp lý mâu thuẫn trên.
- Hòa giải viên cần vận dụng kỹ năng lắng nghe, phân tích, thuyết phục và nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm (như: “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”...) để thuyết phục hai bên không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, gây mất trật tự trị an tại cơ sở.
- Nếu các bên vẫn không thỏa thuận được cách giải quyết thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Bộ câu hỏi Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2024. Mời bạn đọc tải về thảm khảo chi tiết để chuẩn bị cho phần thi của mình tốt hơn nhé. Các nội dung tương tự mời bạn đọc tìm hiểu mục tài liệu.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án Học và làm theo lời Bác 2024 - bảng A
Mẫu bài dự thi Em yêu lịch sử Việt Nam năm 2024
Đáp án cuộc thi tìm hiểu về Dân vận khéo tỉnh Thừa Thiên Huế Tuần 6 (2024)
Đáp án thi Tìm hiểu Luật thanh niên và cải cách hành chính Bình Phước 2023
Mẫu báo cáo góp ý Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số
Liên hệ trách nhiệm, nhiệm vụ của giáo viên để lan tỏa Đề án Xây dựng xã hội học tập
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án thi trắc nghiệm tìm hiểu về Bảo vệ môi trường năm 2024
-
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024
-
Đề xuất nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND ở đơn vị, địa phương mình?
-
Đáp án cuộc thi Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển 2024
-
Hướng dẫn viết thu hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Bài thu hoạch đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo 2021
Bài tham luận về dân vận khéo 2024
Vẽ tranh Thế giới muôn màu 2023
Sự khác biệt của dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực
Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử Quận Cầu Giấy 2022
Bộ câu hỏi về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có đáp án