Mẫu báo cáo góp ý Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một. Các trường và giáo viên khu vực có trẻ là người dân tộc thiểu số đang phải làm Báo cáo góp ý cho dự thảo này. Mời các bạn tham khảo mẫu góp ý Hoatieu.vn tổng hợp dưới đây.

1. Nội dung góp ý Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số năm 2024

BÁO CÁO

Góp ý dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một

Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo...............................

Thực hiện công văn số 2647/BGDĐT-GDTH lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một;

Trường ................................ xin báo cáo góp ý dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một như sau:

1. Công tác triển khai, nghiên cứu

Nhà trường triển khai Dự thảo dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên.

Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia nghiên cứu văn bản theo hình thức cá nhân và gửi ý kiến góp ý theo tổ, tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp các ý kiến của tổ và gửi về nhà trường tổng hợp, báo cáo.

2. Kết quả góp ý: 

NỘI DUNG GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM DTTS TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1

STT

Nội dung dự thảoÝ kiến đóng gópLý do
1
2
3
...

Trên đây là nội dung triển khai, dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một của Trường............................

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

2. Mẫu báo cáo chi tiết góp ý Quy định dạy học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số (Mẫu 1)

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO............

TRƯỜNG...............................

---------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

.............., ngày ….. tháng …….. năm 2023

BÁO CÁO GÓP Ý DỰ THẢO DỰ THẢO THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1

I - Tình hình nghiên cứu

Nội dung Thông tư Quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một đã được thông tin đến toàn thể giáo viên nhà trường. Các giáo viên đọc, liên hệ thực tế giảng dạy để đóng góp ý kiến cho dự thảo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ vào thực tế tại Trường Tiểu học............................ hiện đang có ............... là học sinh thuộc đồng bào .................. và có ................. em chuẩn bị vào lớp 1 năm học 2023 – 2024.

Sau khi nghiên cứu kĩ dự thảo, tất cả các giáo viên thống nhất góp ý một số nội dung như sau:

II- Nội dung góp ý cho dự thảo thông tư

STT

Nội dung dự thảo

Nội dung góp ýLý do
1

Điều 7. Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản

Đề nghị bổ sung thêm 1 kĩ năng: Kĩ năng tạo tính tự tin, mạng dạn trước tập thể thông qua bài hát, câu chuyện,… trình bày trước lớp.

Học sinh đồng bào thường nhút nhát, thiếu tự tin nên thường gây khó khăn cho giáo viên những tuần đầu học tập. Vì vậy tăng cường kĩ năng này sẽ giúp các em mạnh dạn để tiến tới học tập các nội dung khác

2Điều 11. Xây dựng kế hoạch dạy học

1. Thời lượng: thực hiện tối thiểu trong 01 tháng thực học với 80 tiết học là quá nhiều.

2. Hiện tại học sinh lớp 1 đang thực hiện chương trình Em nói tiếng Việt, với tổng số 45 bài dạy trong 90 tiết, nếu thực hiện cả hai nội dung chương trình này thì sẽ không có thời gian để học các môn học khác.

Với thời lượng thực hiện là 1 tháng thực học, thì đây cũng là một vấn đề khó khăn đối với các học sinh dân tộc thiểu số vì đa số các em còn nhỏ thường theo cha mẹ đi làm nên việc đảm bảo sĩ số học sinh trong thời gian này là rất khó khăn, vất vả đối với giáo viên lớp Một, hơn nữa việc đi học trước các lứa tuổi, cấp học khác sẽ tạo áp lực cho phụ huynh và học sinh, việc động viên khuyến khích các em đến trường chuyên cần trong thời gian 1 tháng là rất khó khăn.

3

Điều 12. Chuẩn bị điều kiện thực hiện

2. Về đội ngũ giáo viên:

Bố trí giáo viên tham gia dạy tiếng Việt cho trẻ em trước khi vào lớp Một, ưu tiên những giáo viên có năng lực tốt, có tay nghề vững vàng dạy lớp Một, biết tiếng dân tộc và am hiểu văn hóa dân tộc là rất khó khăn.

Đội ngũ giáo viên trong trường chưa thông thạo tiếng dân tộc và ít am hiểu tiếng dân tộc.

4

Điều 17: Gia đình

Nội dung "Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt ở gia đình: nói chuyện với con bằng tiếng Việt, dùng ngôn ngữ phổ thông giao tiếp với người khác khi có mặt trẻ" khó thực hiện.

Nhiều phụ huynh kĩ năng hiểu Tiếng Việt còn hạn chế nên rất khó khăn trong việc trò chuyện với con bằng Tiếng Việt.

Nhiều gia đình kinh tế còn khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn xa nên ít có thời gian ở nhà với con để trò chuyện với con bằng Tiếng Việt.

Trên đây là nội dung góp ý cho Dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một của Trường............................ đã được các giáo viên trong nhà trường nhất trí đề nghị.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

3. Mẫu báo cáo chi tiết góp ý Quy định dạy học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số (Mẫu 2)

PHÒNG GD&ĐT...............................

TRƯỜNG...........................................

Số......................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..................., ngày... tháng... năm...

BÁO CÁO
Góp ý dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một

Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo .....................

Thực hiện công văn số 2647/BGDĐT-GDTH lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một;

Trường ............................. xin báo cáo góp ý dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một như sau:

1. Công tác triển khai, nghiên cứu

Nhà trường triển khai Dự thảo dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên.

Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia nghiên cứu văn bản theo hình thức cá nhân và gửi ý kiến góp ý theo tổ, tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp các ý kiến của tổ và gửi về nhà trường tổng hợp, báo cáo.

2. Kết quả góp ý:

NỘI DUNG GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO HSDTTS TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1

STTNội dung dự thảoNội dung góp ýLý do
1

Phần viết các bài từ bài 6: Em và trường lớp đến bài 20 dài và khó

Giảm phần viết từ có âm đã học chỉ viết chữ cái viết thường và các chữ số.Trẻ trước khi vào lớp 1 đã được tô chữ ở mầm non vì vậy nên cho trẻ viết chữ cái và chữ số.
2

Điều 6: Chuẩn bị tâm thế vào
lớp Một

Bổ sung ý 1, trẻ biết làm quen với các kí hiệu các hoạt động học tập như: B,
V, S…(bảng, vở, sách).

Để các em thực hiện theo kí hiệu mà giảm nói nhiều cho giáo viên.
3

Bổ sung thêm chương, điều chi trả chế độ của GV dạy.

Có chế độ chi trả cho GV dạy tiếng việt cho trẻ em là người DTTS trước khi vào lớp một.

HS DTTS thời gian đầu
đến lớp GV rất vất vả khi dạy học sinh các nề nếp và dạy đọc viết chữ

Trên đây là nội dung góp ý cho Dự thảo Thông tư Quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một của Trường............................ đã được các giáo viên trong nhà trường nhất trí đề nghị.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

Thực tế hiện nay cho thấy, khó khăn về giao tiếp tiếng Việt chính là rào cản lớn nhất của các trẻ dân tộc thiểu số khi đến trường. Việc dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một nhằm mục đích chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, xây dựng tính chủ động, sự hứng thú, tự tin, độc lập cho trẻ trong học tập; hình thành một số kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp - ứng xử xã hội cho trẻ. Qua đó, giúp trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học, tạo tiền đề để các em học tập lĩnh hội tri thức của các bậc học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Với mục đích đó, dự thảo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời nhằm lấy ý kiến đóng góp của các thầy (cô), nhà trường có trẻ là người dân tộc thiểu số. Thông qua thực tế giảng dạy, các giáo viên, nhà trường cần đề xuất ý kiến về những quy định trong thông tư đã phù hợp với thực tiễn hay chưa. Qua đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có sự chỉnh sửa và chỉ đạo kịp thời để các địa phương, các trường làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho các em là người dân tộc thiểu số.

Theo dự thảo, chương trình dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số gồm 5 nội dung cụ thể sau:

  1. Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một;
  2. Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản;
  3. Hình thành và phát triển năng lực nghe - nói;
  4. Hình thành và phát triển năng lực đọc;
  5. Hình thành và phát triển năng lực viết.

Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.

Thời gian thực hiện dạy học không quá 80 tiết học, tối đa là 01 tháng thực học trong thời gian hè (tháng 7, 8 hằng năm), trước khi trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian hợp lí.

Dự thảo đang tiếp tục được lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện chính sách quy định việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Mẫu báo cáo góp ý Thông tư quy định về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một. Mời các bạn đón xem các nội dung khác tại mục Biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
1 39
0 Bình luận
Sắp xếp theo